• 0
  • 0

Giỏ hàng

Cách khắc phục ngộ độc hữu cơ trên lúa

CÁCH KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC HỮU CƠ TRÊN LÚA

1. Cách nhận diện lúa bị ngộ độc hữu cơ

- Trong giai đoạn đẻ nhánh, lá lúa ngả màu vàng xỉn màu, nhảy chồi kém và hơi lùn so với lúa bình thường. Trong ruộng các nơi trũng bị trước rồi sau đó đến toàn ruộng.

Ruộng bên phải bị ngộ độc hữu cơ

- Khi lúa có các triệu chứng trên, nhổ bụi lúa lên rửa sạch rễ sẽ thấy rễ lúa bị thối đen, rễ mới không phát sinh và có mùi hôi.

Lúa bị ngộ độc hữu cơ

2. Nguyên nhân gây ngộ độc

Sau khi thu hoach lúa vụ trước, rơm rạ trên ruộng chưa kịp phân hủy được cày vùi vào trong đất và cho đất ngập nước để làm vụ kế tiếp, do rơm rạ được phân hủy trong điều kiện ngập nước nên sinh ra các axit hữu cơ, rất chua làm rễ bị thối, từ đó dẫn đến tình trạng rễ không hấp thu được dinh dưỡng làm cho bụi lúa suy yếu, lá lúa có màu vàng, bụi lúa kém đâm chồi và lùn.

Rễ lúa bị thối đen do ngộ độc hữu cơ

3. Tác hại do ngộ độc hữu cơ

- Làm giảm năng suất rất đáng kể, có thể giảm từ 20% đến 40% năng suất của ruộng lúa.

- Ngoài ra, vết thối ở rễ sẽ mở đường cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Bụi lúa suy yếu do thối rễ cũng là cơ hội cho nhiều bệnh tấn công gây hại cho lúa như bệnh đạo ôn kết hợp với bệnh thối gốc,…

4. Cách khắc phục

a/ Ngăn ngừa ngộ độc hữu cơ đầu vụ

- Sau khi thu hoạch xong phun Trichoderma (Tricô-LV) lên rơm rạ, để đó cho đến khi xới đất. Thời gian càng dài càng tốt vì là thời gian cho nấm nhân mật số. Sau khi xới đất vùi rơm rạ vào đất, trục đất vào gieo xạ lúa giống thì nấm Trichoderma vẫn tiếp tục phát triển và phân hủy rơm rạ mà ít sinh ra axit hữu cơ. Nhờ đó giúp giảm tác hại thối rễ lúa.

- Đánh rãnh trong ruộng để xả bỏ nước độc trong ruộng khi cần. Đánh các rảnh song song nhau cách nhau khoảng 4-5 m, sâu 10-20 cm (tùy điều kiện) để thuận tiện cho việc xả nước trong ruộng.

Đánh rãnh trên ruộng

- Xả nước ruộng, tháo chua vào 2 thời điểm ngày thứ 15 và ngày thứ 25 sau khi sạ.

b/ Cách khắc phục khi ruộng bị ngộ độc hữu cơ

- Khi phát hiện lúa bị bệnh vàng lá cần ngừng ngay việc bón phân đạm, phân NPK hoặc các loại phân bón lá.

+ Rút nước ra khỏi ruộng để khô 2-3 ngày (nứt chân chim), sau đó đưa nước trở lại ruộng rải vôi 20kg/ công. Đối với những ruộng không rút được nước, tiến hành cào sục bùn.

Rút nước khỏi ruộng

+ Bón 1 kg Urê, 1kg DAP, 1kg KCl kết hợp phân bón vi lượng có chất kích hoạt cho cây lúa mau lại sức như Humic 999, Bio One, Nano Humic bón 1 kg cho 3.000 - 5.000 mét vuông, trộn chung với các loại phân đa lượng như : DAP, NPK, URE hoặc phun bổ sung phân vi lượng: Phân bón vi lượng Saphire, Bio Delta phun 50ml/ bình 25 lít nước.

         

Phân bón : https://congtydelta.com/danh-muc/330/phan-bon

+ Sau khi xử lý 7-10 ngày, nhổ khóm lúa lên thấy rễ trắng mới ra, tiến hành bón thúc và chăm sóc bình thường.

 

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan

Phòng trị bệnh lem lép hạt trên lúa: https://congtydelta.com/bai-viet/91/phong-tri-benh-lem-lep-hat-tren-lua

Bệnh đốm vằn: https://congtydelta.com/bai-viet/88/benh-dom-van

Bệnh đạo ôn: https://congtydelta.com/bai-viet/87/benh-dao-on

Bệnh cháy bìa lá: https://congtydelta.com/bai-viet/89/benh-chay-bia-la-lua