KIẾN THỨC NHÀ NÔNG

Thối đen trái Na - Bệnh thán thư trên cây Na (Mảng cầu ta)
KIẾN THỨC NHÀ NÔNG Thối đen trái Na - Bệnh thán thư trên cây Na (Mảng cầu ta)
BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY NA - Cây na dễ sống không kén chọn đất, kể cả đất nghèo dinh dưỡng, đất sỏi, đất cát, chua hoặc trung tính. - Na chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu rét khá tốt. Mùa đông cây rụng lá, nghỉ đông ngừng sinh trưởng, đến mùa xuân lại mọc lá mới. - Tuy nhiên, cây Na vẫn chịu áp lực rất lớn từ sâu bệnh hại. Trong đó, bệnh thán thư hay là bệnh đen trái Na là bệnh ảnh hưởng rất nghiệm trọng đến năng suất của cây Na. - Tác nhân gây bệnh do: Nấm Colletotrichum gloesporioides gây ra. 1. Triệu chứng gây hại - Bệnh gây hại cả trên lá, chồi non, hoa và trái. - Trên trái: Nấm bệnh xâm nhiễm trên trái thể hiện triệu chứng đầu tiên là những đốm nâu đen trên trái, hơi ướt, sau vết bệnh lan rộng dần, hình dạng không đều, màu nâu sẫm tới màu đen. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần. - Trên lá: Lá non dễ mẫn cảm với bệnh hơn lá già, trên lá có những đốm màu nâu. Đặc trưng của bệnh là những vòng đen đồng tâm, trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là các ổ bào tử. Nhiều vết bệnh liên kết nhau làm lá bị cháy khô từng mãng, ranh giới vết bệnh và phần lá còn lại có đường viền màu nâu đậm. - Trên chồi non: Vết bệnh ban đầu có dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối. Trời nắng cả chồi bị chết khô, trời mưa thì bị thối. Vết bệnh có thể lây xuống dưới làm khô cành. - Trên hoa: Hoa bị bệnh có màu nâu khô, rụng hoa nhiều. 2. Điều kiện phát sinh, phát triển: - Nấm phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 6 – 32oC, thích hợp nhất là 23 – 25oC.  Điều kiện thời tiết ấm, mưa nhiều, vườn cây rậm rạp thuận lợi cho bệnh phát triển gây hại - Nấm tồn tại ở dạng bào tử trên tàn dư cây bệnh trong đất. Nấm lan truyền do những hạt mưa bay theo gió và tiếp xúc giữa những trái nhiễm bệnh. Thời tiết ấm áp và mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển gây hại. - Sâu đục trái gây hại cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và gây hại nặng trên trái Na. - Như thời tiết hiện nay thì khó kiểm soát bệnh, thường thì cây Na vào giai đoạn làm bông cho trái đến thu hoạch sẽ bị bệnh này. 3. Quản lý bệnh thán thư trên cây Na bà con cần thực hiện các biện pháp như sau. - Không trồng mật độ quá dày, khoảng cách phù hợp là 3x3m hay 3x4m. - Thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng. - Bón phân cân đối, đặc biệt là không bón dư đạm. - Bổ sung phân hữu cơ cho cây. - Khi cây có dấu hiệu bị bệnh. - Như trái bị đen thì tỉa bỏ thu gom đem tiêu hủy tránh làm lây lan cho trái khác. - Giải pháp tốt nhất là bà con phun ngừa bệnh thán thư vào giai đoạn trái non khi trái bằng ngón tay cái, phun định kỳ 20 ngày/lần bằng các loại thuốc có hoạt chất như Mancozeb, Metalaxyl, Azoxystrobin, Defenconazol hoặc các loại thuốc gốc đồng. - Sản phẩm Biorosamil hoặc sản phẩm  AMITY TOP 500SC để phòng và trị bệnh thán thư trên cây Na. - Sử dụng kết hợp thêm 50ml Canxi Bo/ bình 25 lít để phun vừa để phòng ngừa bệnh thán thư cho trái Na vừa bổ dung Canxi và Bo giúp hạn chế rụng trái non và làm cho trái tròn đều, không bị méo mó trái. - Nếu vườn na đang bị bệnh thì bà con chỉ sử dụng thuốc trừ bệnh, không sử dụng phân bón lá giai đoạn này. Vì nếu phun phân bón lá vô tình làm bệnh gây hại năng hơn, do nấm bệnh sẽ sử dụng nguồn dinh dưỡng trong phân bón lá để phát triển.   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan QUẢN LÝ BỆNH HẠI SẦU RIÊNG BỆNH HẠI CAM, QUÝT QUẢN LÝ BỆNH HẠI TRÊN CÂY XOÀI BỆNH HẠI CHUỐI  
Rễ lúa bị phình to - Bướu rễ lúa - Tuyến trùng gây hại trên cây lúa
KIẾN THỨC NHÀ NÔNG Rễ lúa bị phình to - Bướu rễ lúa - Tuyến trùng gây hại trên cây lúa
RỄ LÚA BỊ PHÌNH TO - BƯỚU RỄ LÚA - TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA Rice root knot nematode 1. Tuyến trùng là gì? - Tuyến trùng còn gọi là giun tròn (Nematode) là những động vật không xương sống thuộc ngành giun tròn (Nematoda hay Nemata) gồm 2 lớp: Secernente và Andenophorea có 11 bộ, nhiều họ, giống và loài. Hiện nay có trên 15.000 loài đã được khảo sát, trong đó có khảng 2.000 loài sống trong đất. Hầu hết tuyến trùng gây bệnh cho cây trồng thuộc bộ Tylenchida với 5 họ chủ yếu là Heteroderidae, Tylenchidae, Aphelenchidae, Tylenchalidae và Neotylenchidae. - Tuyến trùng có kích thước rất bé từ 0,5-5mm đa số dưới 2mm mắt thường không nhìn thấy được. Tuyến trùng thực vật sống và ký sinh ở tất cả các bộ phận của cây trồng bao gồm rễ, thân , lá và hoa. Tuyến trùng xung quanh rễ cây trồng 2. Triệu chứng gây hại trên rễ lúa - Tuyến trùng gây Bướu rễ trên lúa có tên khoa học là Meloidogyne graminicola. Tuyến trùng Meloidogyne cái  (hình quả lê) Tuyến trùng Meloidogyne đực - Tuyến trùng hại lúa có thể đục lỗ chui vào sinh sống bên trong rễ ngay từ khi mới gieo sạ và hình thành bướu trên rễ rất sớm (từ 5 ngày sau sạ). Cây lúa khoảng 1 tháng tuổi thường bị tuyến trùng xâm hại nếu đất ruộng có nguồn bệnh sẵn có. Khi bị xâm hại, cây lúa bị lùn, lá hơi vàng, tăng trưởng chậm; nhổ lên thấy rễ vẫn trắng nhưng bị ngắn lại, bướu xuất hiện ở nhiều đoạn của rễ hoặc ở chóp rễ, nơi có ổ tuyến trùng bị phù to tạo bướu 1 –  2 mm. - Khi bị tuyến trùng ký sinh, cây lúa bị bệnh bướu rễ sẽ bị chết khi còn non (2 – 3 lá) và phát triển chậm khi cây lúa ở giai đoạn 4 lá trở đi. Giai đoạn sau cây lúa ít bị chết nhưng tốn nhiều phân bón và cây phát triển kém do chất dinh dưỡng bị tắc nghẽn không vận chuyển nuôi thân lá được. Vì vậy, nếu bị nặng cây lúa sẽ có triệu chứng vàng lá, cháy khô từ chóp xuống, lúa phát triển kém, chồi nhiễm bệnh bị lùn, trổ sớm và có rất ít hạt, hạt bị lửng lép nhiều. - Tuyến trùng gây hại mạnh trong giai đoạn đầu của cây lúa, nhất là trong điều kiện ruộng lúa thường xuyên bị khô hạn, tuyến trùng sẽ ngừng sinh trưởng trong môi trường ngập nước. Những ruộng đất bị chua do bón nhiều lân từ những vụ trước hoặc đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha) thì mật độ tuyến trùng thường cao hơn chân ruộng khác. Các chân ruộng để ải và giữ được nước thường xuyên sau gieo cấy sẽ ít bị tuyến trùng xâm hại. - Tuyến trùng sau khi xâm nhiễm 4 ngày, các đại tế bào được thành hình. Vòng đời của tuyến trùng có thể từ 26 – 51 ngày. Khi tuyến trùng xâm nhập vào bộ rễ cây và làm tổ tạo thành bướu sẽ làm tắc nghẽn sự vận chuyển nước và dinh dưỡng của hệ thống rễ, làm cây biến vàng rồi chết dần khi còn nhỏ và chậm phát triển, còi cọc khi cây lớn. 3. Biện pháp quản lí - Do tuyến trùng sống trong đất, hại phần rễ nên thường khó phát hiện. Khi lúa có biểu hiện triệu chứng trên thân, lá thì đã bị hại nặng, khó khăn trong việc phòng trừ. Để phòng trừ tuyến trùng hại rễ lúa, cần thường xuyên điều tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời theo các biện pháp kỹ thuật như sau: + Để nước ngập trong ruộng vài ngày trước khi làm đất chuẩn bị gieo sạ. + Cố gắng giữ nước trong ruộng, không để khô hạn lâu, nhất là giai đoạn lúa còn nhỏ. + Khi phát hiện tuyến trùng gây hại, cần cho nước vào ruộng khoảng 3 – 5 cm và giữ liên tục 5 – 7 ngày. Hoặc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Fipronil dạng hạt với liều lượng 1-2 kg thuốc/1.000 m2. - Sau khi sử dụng thuốc 5 – 7 ngày, sử dụng một số loại phân bón hữu cơ qua lá có thành phần acid humic để giúp lúa nhanh hồi phục, ra lá, ra rễ nhanh hơn. * Gợi ý sản phẩm Phân bón vi lượng Sapphire chai 500ml. Sử dụng 50ml cho bình 25 lít nước - Thành phần: Chất hữu cơ: 4,5%, Axit Humix (C): 1,5%, Kẽm (Zn): 16.000ppm, Kali hữu hiệu (K2O): 8,5%, Sắt (Fe): 500ppm. - Công dụng: + Giải độc phèn, chống ngộ độc hữu cơ + Giúp bộ rễ phát triển mạnh, tạo rễ mới cho cây trồng + Cây đâm chồi khỏe, kéo đọt nhanh, đẻ nhánh nhiều + Giúp dày lá, bóng lá, cứng cọng, mập cọng Phân bón hữu cơ qua lá giúp lúa nhanh hồi phục, ra lá, ra rễ nhanh hơn   Công ty cổ phần BVTV Delta   Nguồn: ADMIN tổng hợp - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu Bài viết liên quan MUỖI HÀNH PHÒNG TRỊ SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA RẦY NÂU HẠI LÚA RẦY LƯNG TRẮNG    
Bệnh sọc trong
KIẾN THỨC NHÀ NÔNG Bệnh sọc trong
BỆNH SỌC TRONG Bacterial leaf streak - Tác nhân do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzicola 1. Triệu chứng - Lúc đầu vết bệnh là những sọc nhỏ, màu xanh đậm dạng thấm nước và trong mờ, nằm giữa các gân nhỏ của lá lúa. Sau đó, vết bệnh ngã màu vàng cam trong mờ khi nhìn xuyên qua ánh sáng. Do vết bệnh có dạng trong mờ nên bệnh được gọi là bệnh sọc trong. - Bệnh sọc trong gây hại ở bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào của cây lúa. Vi khuẩn xâm nhiễm qua khí khổng và nhân mật số lên trong các mô của lá. Triệu chứng ban đầu là vệt nhỏ dạng ngậm nước, trong suốt, vết bệnh có thể lan dọc giữa các gân lá và dần dần chuyển sang màu nâu. - Trong điều kiện ẩm ướt về buổi sáng trên bề mặt sọc nâu tiết ra những giọt dịch nhỏ, tròn, màu vàng đục, về sau khô rắn thành viên keo vi khuẩn trong như hạt trứng cá, dễ dàng rơi khỏi mặt lá xuống nước ruộng và nhờ nguồn nước đưa đi xa để lan truyền bệnh. Cuối cùng lá bện cháy khô tương tự như bệnh bạc lá vi khuẩn. 2. Tác nhân gây hại - Do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv.oryzicola. - Vi khuẩn gây bệnh sọc trong thuộc nhóm vi khuẩn gam âm, hình que ngắn có kích thước 0,4-0,6 x 1-1,25 µm, di chuyển nhờ có 1 lông roi ở đầu. 3. Điều kiện phát sinh và phát triển - Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn là 26-30 oC, vi khuẩn chết ở nhiệt độ 80oC. - Vi khuẩn xâm nhập vào lá qua khi khẩu và xâm nhập nhiều vào buổi trưa hơn sáng sớm và chiều mát (do khí khẩu mở ra vào lúc có nhiều ánh sáng). - Sau khi xâm nhập, vi khuẩn sống ở phần dưới của khí khẩu của lá lúa và phát triển ra chung quanh nhu mô của lá lúa. Các gân nhỏ lá là rào cản ngăn không để vi khuẩn phát triển theo chiều ngang mà chỉ phát triển dọc theo lá lúa, giữa hai gân lá. Do cách gây hại này, lúc ban đầu bệnh tạo ra các sọc hẹp trên lá lúa. Vi khuẩn nhân mật số lên và chiếm tất cả tế bào của nhu mô nơi vết bệnh. Vi khuẩn phá hủy lớp pectin và cellulose của nhu mô. 4. Biện pháp quản lý - Làm đất tốt, cài vùi rơm rạ sâu vào đất. Làm bằng phẳng mặt ruộng, không để mặt đất lòi lõm. Chỗ trũng sẽ tích tụ phân đạm bón vào ruộng, là nơi bệnh phát triển sớm và nặng. - Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn. Bón thúc sớm cân đối với kali theo tỷ lệ nhất định (1:1). - Khi phát hiện có vài lá lúa mắc bệnh cần phải phun ngay thuốc trị vi khuẩn để chặn đứng bệnh lại. Cần phun lặp lại 5-7 ngày/lần tùy thời tiết. Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Ningnanmycin (Pyramos 40SL), Kasugamycin (Kasuduc 3SL), Oxolinic acid,... và các loại thuốc kháng sinh để trị bệnh sọc trong.   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan Bệnh cháy bìa lá lúa Bệnh đạo ôn Phòng trị bệnh lem lép hạt trên lúa Bệnh vàng lá chín sớm    
Thuốc xử lý giống Gaotra 600FS
KIẾN THỨC NHÀ NÔNG Thuốc xử lý giống Gaotra 600FS
https://www.youtube.com/channel/UCXdsOvUIUzIriGDOMxJCnFg Kinh nghiệm nhà nông-Công ty cổ phần BVTV Delta
Thiết kế mương líp cho vườn cây ăn trái
KIẾN THỨC NHÀ NÔNG Thiết kế mương líp cho vườn cây ăn trái
THIẾT KẾ MƯƠNG LÍP CHO VƯỜN CÂY ĂN TRÁI 1. Kích thước mương - Kích thước mương thường được quyết định tùy theo các yêu tố  như địa hình cao hay thấp, độ sâu của tầng sinh phèn, giống cây trồng và chế độ nuôi trồng xen trong vườn. - Bề mặt và chiều sâu của mương thường phụ thuộc chặt vào chiều cao của líp. Tỉ lệ mương/líp thường là ½. Chiều sâu mương từ 1-1,5 m tùy địa hình, tầng sinh phèn,… - Vách bên của mương (cũng như mặt bên của líp) luôn luôn phải có độ nghiên (tà ly) khoảng 30-45 độ để tránh sụp lở. Tỷ lệ mương chiếm khoảng 30-35 %. Trồng cỏ dọc theo bờ mương giữa đất hạn chế sụp lở là việc cần phải làm trong thiết kế xây dựng vườn. 2. Kích thước líp - Líp đơn: Ở những vùng đất có độ dày tầng canh tác mỏng, mùa mưa bị ngập sâu hay đất có phèn thì có thể thiết kế líp đơn để có đủ đất làm líp, giúp rửa phèn nhanh. Líp đơn thường rộng 4-5 m, trồng cây 1 hàng. - Líp đôi: Ở những vùng đất có tầng canh tác dày, ngập khộng sâu vào mùa mưa, đất tốt thì líp đôi thường được thiết kế. Líp đôi được dùng trồng 2 hàng, có khi 3 hàng (dạng tam giác, chữ ngũ). Chiều rộng líp thay đổi tùy loại cây, từ 6-12 m. Trong trường hợp muốn thoát nước nhanh trong mùa mưa có thể xen kẻ các rãnh nước nhỏ trên líp. Khi sử dụng líp đôi cần phải làm cho phần giữa líp cao hơn để tránh cho các hàng trồng giữa líp bị úng nước trong mùa mưa. - Chiều cao líp tùy thuộc vào độ sâu ngập sâu nhất trong năm, thường thì chiều cao líp thích hợp cho hầu hết các loại cây ăn trái ở ĐBSCL là cách mực nước cao nhất trong năm khoảng 30 cm. - Hướng líp + Cần xây hướng líp song song hay thẳng góc với bờ bao, để dễ dàng điều tiết nước trong vườn. Đối với các loại cây ưa trảng, nên bố trí líp theo hướng Bắc – Nam để nhận được nhiều ánh sáng, ngược lại bố trí theo hướng Đông – Tây cho những loại cây thích bóng râm. Cũng cần lưu ý là bố trí hướng líp song song với hướng gió để vườn thông thoáng, khô ráo, ít sâu bệnh. 3. Kỹ thuật lên líp - Lên líp theo lối cuốn chiếu (Hình 1) + Ở những vùng có lớp đất mặt tốt và lớp đất dưới không phèn thì kỹ thuật lên líp theo lối “cuốn chiếu” được áp dụng. + Đào lớp đất mặt mương để làm chân líp, sau đó trải lớp đất sâu làm mặt líp. Cách làm này đỡ tốn chí phí, tuy nhiên sau đó cần lên mô bằng đất tốt (dùng đất mặt ruộng, bãi sông, bùn mương phơi khô hay đất vườn cũ) để trồng, tránh gây ngộ độc cho cây con. Có thể trồng một vài bụi chuối, cây phân xanh trước khi trồng cây trồng chính. Hình 1: Lên líp kiểu cuốn chiếu - Lên líp theo lối kê đất (Hình 2) + Ở những vườn có lớp đất mặt mỏng, lớp đất dưới không tốt có phèn,.. thì có thể lên líp theo lối kê đất. + Đào lớp đất mặt ở mương thứ nhất đưa qua líp thứ nhất bên trái, sau đó đưa lớp sâu của mương thứ nhất trải lên làm chân líp thứ hai bên phải, tiếp đến lấy lớp đất mặt ở mương thứ hai trải lên làm mặt líp thứ hai. Lấy lớp đất sâu của mương thứ hai trải làm chân líp thứ ba và đào lớp đất mặt mương thứ ba trải làm mặt líp thứ ba. Tiếp tục như vậy cho đến líp cuối cùng. Hình 2: Lên líp theo lối kê đất - Lên líp theo băng (Hình 3) + Đào lớp đất mặt ở mương trải dài thành một băng ở giữa chạy dọc theo líp, sau đó đào lớp đất sâu của mương ốp vào hai bên băng. Cây được trồng ngay trên băng giữa líp. + Cần lưu ý đắp lớp đất ở hai bên băng luôn luôn thấp hơn mặt băng, để có thể rửa được các độc chất khi mưa, không thấm vào băng. Hình 3: Lên líp theo băng - Đắp mô: Trong trường hợp đắp thành mô thì lớp đất mặt được tập trung đắp thành các mô để trồng cây ngay sau khi thiết kế (kích thước, khoảng cách tùy theo loại cây trồng., phần đất xấu của mương được đắp vào phần còn lại của líp và thấp hơn mặt mô. (Hình 4) Hình 4: Đắp mô - Điểm quan trọng cần lưu ý khi đào mương lên líp là không nên đào mương sâu quá tầng sinh phèn (lớp đất sét màu xám xanh) vì sẽ đưa phèn lên líp gây độc cho cây. Công ty cổ phần BVTV Delta  
Phương pháp nhân giống vô tính trên cây ăn trái
KIẾN THỨC NHÀ NÔNG Phương pháp nhân giống vô tính trên cây ăn trái
PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH TRÊN CÂY ĂN TRÁI 1. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành Là phương pháp làm cho một bộ phận của cây (thân, cành, rễ) ra rễ và hình thành một cá thể sống độc lập với cây mẹ. a/ Ưu điểm - Dễ làm, cây trồng giữ được đặc tính của cây mẹ - Thời gian nhân giống tương đối nhanh (1-6 tháng), mau cho trái. - Thích hợp cho những vùng đất thấp, mực nước ngầm cao vì hệ thống rễ mọc cạn. - Nhân được những giống không hột. b/ Khuyết điểm - Cây mau cỗi, dễ đỗ ngã hơn. - Số lượng giống nhân ra thường thấp. - Có thể mang theo mầm bệnh (nhất là bệnh do virus và vi khuẩn) từ cây mẹ. c/ Phương pháp chiết - Chọn cành chiết + Chọn cành từ những cây mẹ có năng suất cao, phẩm chất tốt, ổn định tính trạng. Cần chọn cành có tuổi sinh trưởng trung bình, không non, không già. Tuy nhiên, ở một số loại cây như sầu riêng, cần chọn cành con hơi non mới có khả năng ra rễ. Cành có từ 3 đến 4 nhánh phân bố đồng đều, đường kính khoảng 1-1,5 cm. - Chất độn bầu + Chất độn bầu phải đủ dinh dưỡng và giữ ẩm tốt. Thường dùng rễ lục bình, rơm rạ, bèo dâu, mạt cưa trộn đất, tro trấu, xơ dừa,… - Cách thực hiện + Dùng dao bén khoanh một đoạn vỏ trên cành dài khoảng 3-5 cm cách ngọn cành 0,5 - 1m. Lột hết phần vỏ được khoanh, cạo sạch lõi gỗ để tránh liền vỏ trở lại. + Dùng chất độn bầu bó chặt lại nơi khoanh, tạo thành một bầu hình thoi dài khoảng 8-10 cm, đường kính dài khoảng 5 cm om đều chung quanh cành. Dùng nylon trong để bao bên ngoài bầu chiết lại, mục đích là giữ nhiệt độ và ẩm độ tốt, giảm công tưới và dễ quan sát khi rễ mọc ra. Lưu ý giữ không để mối, kiến làm tổ ảnh hưởng đến rễ (Hình 1). - Cắt cành + Thời gian ra rễ nhanh, chậm tùy theo loại cây, tốt nhất là quan sát thấy trong bầu chiết có rễ cấp 2 mọc ra dài khoảng 2-3 cm thì cắt cành. Dùng cưa hoặc kéo bén cắt phía dưới bầu chiết cách khoảng 1-2 cm để hạ bầu xuống. Có thể đem trồng ngay, nhưng tốt hơn là giâm vào đất một thời gian để cho nhiều rễ giúp tăng tỉ lệ sống sau khi trồng. Hình 1: Chiết cành Chiết cành ổi 2. Nhân giống bằng phương pháp ghép - Chọn giống để nhân Chon cây mẹ là cây đầu dòng, chất lượng tốt. - Chon gốc ghép Chọn gốc ghép phải đồng đều, chọn hạt chắc mẩy ươm làm gốc ghép từ cây sạch bệnh, sung sức. Khi gốc ghép được 6-10 tháng tuổi có thể đem ghép lúc đó đường kính gốc ghép khoảng 1 cm, cây đã ra được 2 đợt lá là đem đi ghép được. - Điều kiện để tăng tỷ lệ ghép thành công + Cành ghép và gốc ghép đang ở tình trạng sung sức, đang lên nhựa, nẩy chồi, bắt đầu một đợt sinh trưởng mới. Nếu ghép mắt, cành ghép không lên nhựa thì khó và có thể không bóc được mảnh vỏ có mắt ghép. + Cành ghép và gốc ghép phải non hay tương đối non cây ghép mới dễ sống. Cần chuẩn bị gốc ghép có từ 6-24 tháng tuổi. Cành ghép cũng phải là cành non, 6-12 tháng tuổi, lấu ở cây còn trẻ. + Tầng sinh gỗ (mô phân sinh) của cành ghép phải tiếp xúc đều và chặt với tầng sinh gỗ của gốc ghép, đây là điều kiện cơ bản nhất để ghép thành công. Do đó, khi ghép không được để dính bụi bẩn, phải buộc chặt, che chắn tốt, không cho không khí và nước mưa ngấm vào làm chết mắt ghép.Các phương pháp ghép a/ Ghép áp - Thường được áp dụng ở Ấn Độ - Ở phương pháp này, gốc ghép áp được trồng bằng cách gieo hạt, ương trong bầu hoặc ương trên luống. Nếu ương trên luống thì khi đem đến cây mẹ để ghép phải ra bầu. Có người cẩn thận đánh cây giống lên, trồng đi trồng ại vài lần, cắt bớt rễ cọc cho rễ cám ra nhiều, làm như vậy khi trồng cây sẽ dễ sống. - Có thể ghép gốc ghép với cành ghép hoặc ghép 2 hoặc 3 cây lại với nhau. - Cách thực hiện: + Trên cả cành ghép và gốc ghép cắt lẹm vào vỏ lấy đi một ít gỗ dài 6-7,5 cm. Ở gốc ghép vết cắt cách mặt đất khoảng 20-22 cm. Sau đó buộc áp vào nhau.(Hình 2) + Có thế cắt cành (hoặc gốc ghép) và gốc ghép thành “lưỡi” có chiều ngược nhau, lồng chúng khít nhau và buộc lại. (Hình 3) + Sau khi vết ghép đã liền nhau, cành ghép phát triển tươi tốt, tiến hành cắt gốc của cành ghép và cắt cành của gốc ghép để tạo 1 cây hoành chỉnh. (Hình 4) Hình 2: Ghép áp Hình 3: Ghép áp "lưỡi" Hình 4: Cắt gốc của cành ghép và cắt cành của gốc ghép để tạo 1 cây hoành chỉnh Ghép áp cành trên cây ổi Ghép áp nhiều gốc lại với nhau trên cây sầu riêng Ghép áp cành trên cây sầu riêng b/ Ghép nêm - Cành ghép được vạt nhọn 2 bên giống cái nêm, gốc ghép được chẻ nhẹ xuống sao cho vừa với phần vạt của cành nêm. Sau đó, nhét cành nên vào giữa đường chẻ của gốc ghép, buộc dây nilon lại cố định vị trí ghép. (Hình 5) Hình 5: Ghép nêm - Có thể ghép bằng cách khác, đó là ghép chẻ trên cành lớn. Cách này thường được áp dụng trên cây táo rừng. - Cưa ngang gốc ghép, chẻ đôi gốc ghép, sau đó nhét nêm cành ghép vào, buộc chặt. Đường kính của gốc ghép có thể lớn hơn cành ghép. Vị trí cành nêm nhét vào 2 bên đường chẻ. (Hình 6) Hình 6: Ghép nêm trên cành lớn - Cách khác của ghép nêm là ghép nêm vỏ, dùng dao rạch một đường ở vỏ cây, tách nhẹ phần vỏ tạo một khoảng trống, cành ghép được vát xéo một bên, sau đó nhét cành ghép vào gốc ghép sao cho vị trí vát áp sát vào phần gỗ của gốc ghép, cuối cùng dùng dây buộc chặt. Ghép nêm vỏ trên cây táo   c/ Ghép mắt - Là phương pháp được áp dụng phổ biến, sử dụng trong nhân giống nhiều loại cây ăn trái. - Cách thực hiện (Hình 7) + Trên gốc ghép khoảng 18-20 tháng tuổi, cách mặt đất khoảng 22-23 cm, dùng dao ghép cắt ngang gốc đến thân gỗ, vết cắt rộng 2cm, cắt xẻ dọc 2 bên dài 3-4 cm, bóc vỏ cẩn thận không để bị bẩn. Chiều rộng chỉ cắt 1 bên, còn để 1 bên dính vỏ vào gốc ghép. + Liền sau đó, cắt một mảnh vỏ có mắt ở cành ghép có chiều rộng x dài tương ứng 2 x 3-4 cm. + Sau đó áp mắt ghép vào vị trí đã cắt ở gốc ghép, sao cho mắt ghép hướng lên để khi nhú mầm ra cành hướng lên trên. Tránh làm bẩn mắt ghép. Lưu ý, mắt ghép phải áp sát vào phần thân của gốc ghép. + Dùng dây mềm hoặc nylon, quấn chặt từ chỗ vỏ cây dính gốc ghép xuống dần qua chỗ ghép một chút, quấn liền nhau, buộc chặt. + Sau 10 ngày, mở dây buộc, thấy mắt ghép vẫn còn tươi là có nhiều khả năng thành công. + Khi thấy mắt ghép hơi nhú mầm thì cắt ngọn, thấy nhú mầm dài, đâm cành thì bấm ngọn gốc ghép sát chỗ ghép cho cành ghép phát triển mạnh. Nếu thấy mắt ghép khô teo đi thì tiến hành ghép lại, không bấm ngọn gốc ghép. Hình 7: Ghép mắt   Công ty cổ phần BVTV Delta
Bọ rùa nâu
KIẾN THỨC NHÀ NÔNG Bọ rùa nâu
BỌ RÙA NÂU - Tên khoa học: Epilachna vigintioctopunctata (Fabricius) - Họ bọ rùa: Coccinellidae - Bộ cánh cứng: Coleoptera 1. Ký chủ    Bọ rùa nâu tấn công trên các họ bầu, bí, dưa và cả cà chua, đậu bắp, ớt, các loại đậu. 2. Đặc điểm hình thái và sinh học - Thành trùng    Thành trùng là một loài bọ cánh cứng có hình bán cầu, phía lưng vòng lên, phía bụng thẳng, có cánh màu đỏ cam, có 28 chấm đen trên cánh. Cơ thể có chiều dài từ 5 - 7 mm và rộng từ 4 - 6 mm. Thành trùng cái sống khoảng 51 ngày và thành trùng đực sống từ 40 - 45 ngày. Mặt lưng Mặt bụng - Trứng    Trứng hình thoi, màu vàng, thường được đẻ thành từng khóm từ 9 - 55 cái ở mặt dưới lá và được xếp thẳng đứng với mặt lá. Trứng dài từ 1,2 - 1,5 mm. Một thành trùng cái có thể đẻ từ 250 - 1.000 trứng trong thời gian từ 3 - 5 ngày. Thời gian một thành trùng cái đẻ một ổ trứng kéo dài 20 - 30 phút. Khi sắp nở trứng có màu vàng sậm. Trứng - Ấu trùng    Ấu tùng có 4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 16-23 ngày. Khi sắp nở, ấu trùng cắn đỉnh vỏ trứng rồi dùng cử động của chân để chui ra ngoài. Ấu trùng màu vàng khi mới nở, lớn đủ sức màu đậm. Trên khắp mình có gai nhỏ màu nâu đậm mọc thẳng góc với da. Sau khi nở, ấu trùng tập trung lại vỏ trứng từ 12 - 15 giờ và ăn hết vỏ trứng mới phân tán tìm thức ăn. Ấu trùng mới nở Ấu trùng tuổi lớn - Nhộng    Nhộng màu vàng nhạt gần như trắng với nhiều đốm màu nâu đậm trên thân và chuyển sang vàng khi sắp vũ hóa. Nhộng có chiều dài từ 5 - 6 mm, rộng từ 3 đến 4 mm. Nhộng phát triển trong thời gian từ 2 - 7 ngày và thường được hình thành ở mặt dưới lá. Phần cuối nhộng có phủ một lớp gai. Nhộng 3. Đặc điểm gây hại    Cả thành trùng và ấu trùng đều sống ở mặt dưới lá, cạp biểu bì và nhu mô diệp lục của lá, chỉ còn lại biểu bì trên và gân. Mật số cao bọ rùa có thể ăn trụi lá trên cây và sau đó có thể tấn công tiếp phần ngọn, trái non và cạp cuống trái. Ấu trùng có khả năng ăn mạnh hơn thành trùng, nhất là ấu trùng tuổi 4, ăn mạnh gấp 2-3 lần thành trùng. Thành trùng gây hại Ấu trùng gây hại   4. Biện pháp phòng trừ - Luân canh cây trồng họ cải. - Thăm ruộng thường xuyên để có biện pháp phòng trừ kịp thời. - Có thể sử dụng một số loại thuốc như  VOIDUC 42EC, RỒNG VIỆT 100WG, B52 DUC 40EC, VDC PENALDUC 145EC,… để phòng trị.   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan BỌ DƯA RẦY PHẤN TRẮNG RUỒI ĐỤC LÒN (DÒI ĐỤC LÁ, SÂU VẼ BÙA HẠI RAU) SÂU XANH 2 SỌC TRẮNG (SÂU XANH ĂN LÁ) BỌ NHẢY SÂU BA BA, BỌ RÙA XANH, BỌ RÙA KIM TUYẾN (MIỄNG KIẾNG)      
Bệnh sọc trắng lá bắp
KIẾN THỨC NHÀ NÔNG Bệnh sọc trắng lá bắp
BỆNH SỌC TRẮNG LÁ BẮP - Tác nhân do nấm Peronosclerospora maydis gây ra. 1. Triệu chứng    Cây bắp thường bị xâm nhiễm và gây hại nặng khi cây con được 2 đến 3 lá. Cây bị nhiễm bệnh phát triển kém, lá hẹp có màu vàng hoặc vàng xanh. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là khi những sọc màu trắng hoặc vàng từ gốc lá chạy dọc theo gân lá (Hình 1). Từ vết bệnh ban đầu sợi nấm lan dần sang các lá khác và biểu hiện bệnh lên toàn cây (Hình 2). Bào tử được sinh ra ở những vị trí có sọc trên lá. Khi thời tiết mát mẻ, ban đêm có sương, ẩm độ cao thì vào hôm sau ở những vết bệnh có phủ một lớp mốc xám trắng (Hình 3). Hình 1 Hình 2 Hình 3 2. Sự xâm nhiễm      Bào tử nấm Peronosclerospora maydis mọc mầm tạo ống mầm tấn công trực tiếp vào lỗ khí khẩu trên lá của cây bắp còn non. Sau khi xâm nhập vào khoảng trống dưới lỗ khí khẩu sợi nấm phình to ra, mọc ra vài sợi nấm len lỏi giữa các khoảng trống gian bào và lan dần ra. Sợi nấm phát triển hướng tới mô phân sinh chồi gây nhiễm toàn cây. Nhiệt độ  từ 8-36 oC thích hợp cho sự lây nhiễm toàn cây. 3. Biện pháp quản lý - Cày ải, phơi đất. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật ở vụ trước. - Ngoài ra, cần chú ý thực hiện việc lên luống, hoặc nếu không lên luống thì phải có rãnh thoát nước tốt, bón lót vôi bột trước khi gieo hạt. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng hoạt chất Metalaxyl. - Khi cây chớm biểu hiện bệnh như đọt hơi chùn lại thì xử lý một trong hai loại thuốc như BioRosamil 72WP và  AMITY TOP 500SC,… để phòng trị.   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan BỆNH ĐỐM LÁ LỚN TRÊN BẮP BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH LÁ BỆNH THỐI ĐẾ CỦ HÀNH TÍM BỆNH KHẢM VIRUS TRÊN CÀ CHUA BỆNH CHẾT GỤC CÂY CON      
Bệnh đốm xám trên cây cà chua
KIẾN THỨC NHÀ NÔNG Bệnh đốm xám trên cây cà chua
BỆNH ĐỐM XÁM TRÊN CÂY CÀ CHUA - Tác nhân do nấm Cercospora fuligena Roldan - Triệu chứng + Bệnh bắt đầu ở các lá già và lan dần lên trên. Dấu hiệu đầu tiên là những mảng màu vàng trên mặt lá với mép lá không rõ ràng ở cả hai mặt (Hình 1). Ở mặt dưới lá tại các vết bệnh xuất hiện tơ nấm có màu nâu hoặc nâu sẫm có chứa các bào tử (Hình 2). Hình 1 Hình 2 + Các vết bệnh liên kết lại với nhau làm lá bị khô, rủ xuống và chết sau đó lá bị rụng. - Lây lan: Bào tử được phát tán nhờ gió, mưa và nếu thời tiết ẩm ướt có gió liên tục trong vài ngày sẽ làm bệnh lây lan rất nhanh làm rụng lá hàng loạt. - Lưu tồn: Nấm lưu tồn trong trong các tàn dư thực vật, ở những cây trồng bị bệnh ở vụ trước. - Biện pháp phòng trừ + Luân canh cây trồng khác họ. + Hạn chế sử dụng tưới phun trên cao, vì sẽ tạo điều kiện cho bào tử sinh sản và lây nhiễm. + Tỉa bớt lá ở dưới gốc của cây tạo độ thông thoáng cho cây. + Tiêu hủy các lá bị nhiễm bệnh. + Dọn sạch và tiêu hủy các tàn dư thực vật sau khi thu hoạch vụ trước. + Có thế sử dụng các loại thuốc có gốc đồng, mancozeb (BioRosamil 72WP, Mancozeb), difenoconazole (AMITY TOP 500SC) để phòng trừ bệnh. * Chú ý: cần phun đều trên cả 2 mặt của lá.   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan BỆNH KHẢM VIRUS TRÊN CÀ CHUA BỆNH HÉO MUỘN TRÊN CÀ CHUA BỆNH HÉO RŨ TRÊN CÀ CHUA BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH LÁ    
Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp
KIẾN THỨC NHÀ NÔNG Ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp
ẢNH HƯỞNG CỦA XÂM NHẬP MẶN ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP     Trong những năm gần đây, xâm nhập mặn đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng ở các tỉnh ven biển ĐBSCL làm thay đổi tính chất đất theo chiều hướng bất lợi, diện tích đất nhiễm mặn ngay càng mở rộng và gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp. 1. Xâm nhập mặn là gì ? - Xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước ngọt trong các tầng chứa nước ở ven biển bằng nước mặn do sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt và cũng là sự tích tụ muối hòa tan của các chất hóa học như Mg, Na, Ca,.. trong nước. - Xâm nhập mặn làm giảm nguồn nước ngọt dưới lòng đất ở các tầng chứa nước ven biển do cả hai quá trình tự nhiên và con người gây ra. Vào mùa khô, quá trình xâm nhập mặn diễn ra mạnh nhất do nguồn nước ngọt trữ trong sông ngòi, kênh rạch bị giảm xuống mức thấp nhất và đây cũng là thời điểm nước biển theo triều cường xâm việc khai thác nước ngọt phục vụ nhu cầu kinh tế - xã hội ở vùng ven biển. - Đất nhiễm mặn có chứa muối hòa tan chủ yếu là Sodium chloride, sodium sulphate, calcium chloride, calcium sulphate, magnesium chloride, magnesium sulphate, postasium chloride. Độ mặn thường liên kết với tính sodic. Độ mặn sodic là đất có chứa hàm lượng muối natri cao trên phức hệ hấp thu của đất, Na+ và Cl- gây độc và trở ngại cho phát triển của cây trồng 2. Cách nhận biết xâm nhập mặn - Những thay đổi trên mặt đất + Bề mặt đất trở nên ngập nước thường xuyên hoặc theo mùa sau một khoảng thời gian mưa kéo dài. + Dòng chảy bị gián đoạn trong một thời gian dài. + Tại các khu vực đất trống, trong trường hợp xấu nhất sẽ xuất hiện những tinh thể muối. + Làm tăng độ chịu mặn của thực vật trong một khu vực. + Tăng độ ẩm trong các công trình. + Suy giảm chất lượng nước ngầm hay nước mặt. + Thiếu nguồn nước để phục vụ chăn nuôi và tưới tiêu. + Đường xá bị xuống cấp và hư hỏng. + Mực nước ngầm dân cao trong những đợt triều lên. - Những thay đổi trong thảm thực vật + Những loại thực vật không chịu mặn sẽ bị thay thế bằng những loài thực vật chịu mặn. + Những loài thực vật ở vùng trũng sẽ không thể sống sót. Thực vật không thể nảy mầm và phát triển. Sầu riêng chết hàng loạt do ảnh hưởng của mặn + Thành phần loài tại các cánh đồng cỏ sẽ bị thay đổi và giảm sự đa dạng sinh học do các loài cây chịu mặn chiếm ưu thế, điển hình là cỏ nước mặn. 3. Ảnh hưởng của mặn lên sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng - Mặn ảnh hưởng đến sinh lý cây trồng thông qua những thay đổi trong tình trạng nước và trạng thái ion của tế bào. - Khi trồng trong dung dịch NaCl, cây tích lũy Na+ và Cl- tùy theo khá năng chống chịu của chúng. Nồng độ Na+ và Cl- trong đất cao không những gây ra tình trạng thiếu nước mà còn ảnh hưởng thừa ion. Sự ức chế sinh trưởng cây trồng có thể do ảnh hưởng của Na+ và Cl- hạn chế sự hấp thu các ion khác và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng. Bởi vì, Na+ cạnh tranh với K+, Ca2+, Mg2+, Fe2+ và Mn2+, Cl- hạn chế sự hấp thu NO3-, PO42- và SO42-. - Điều kiện khô hạn và những thay đổi trong độ ẩm, mực nước và độ mặn trong lớp đất bề mặt sẽ làm suy giảm chức năng rễ, làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng của cây, giảm hoạt động quang hợp và tác động nhiều đến các chức năng sinh lý khác. Một trong những yếu tố chính gây ra sự lão hóa của lá là giảm hàm lượng chất diệp lục trong điều kiện mặn, làm lá bị úa vàng. - Mặn gây chết lá do đó sự vận chuyển của các chất đồng hóa tổng số tới nơi đang sinh trưởng dẫn đến sự giảm mạnh về năng suất. - Đối với  các mô hình lúa, rau màu, cây ăn trái… thì không thể cho năng suất cao khi bị nhiễm mặn và năng suất sẽ thay đổi tùy theo mức độ nhiễm mặn. Lúa chết do ảnh hưởng của hạn mặn Bảng 1: Thang đánh giá mức độ mặn theo 5 cấp bậc thang mặn STT Mức độ mặn Chỉ tiêu 1 Nước rất mặn S >= 30 (‰) 2 Nước mặn S = 18-30 (‰) 3 Nước lợ S = 4 – 18 (‰) 4 Nước hơi lợ S = 0,4 – 4 (‰) 5 Nước ngọt S <= 0,4 (‰)   Công ty cổ phân BVTV Delta Bài viết liên quan CÁC GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG CỦA RỄ LÚA VAI TRÒ CỦA ĐẠM ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG PHÂN BÓN ACID HUMIC
Sản phẩm chất lượng
Sản phẩm chất lượng
Cam kết người tiêu dùng nhận được sản phẩm tốt nhất
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo cung cấp sản phẩm đầy đủ theo nhu cầu sử dụng của khách hàng
Miễn phí Vận chuyển
Miễn phí Vận chuyển
Cho các đơn hàng thuộc tỉnh miền Tây
Giao hàng siêu tốc
Giao hàng siêu tốc
Giao tận nhà hoặc nhận tại cửa hàng
Giỏ hàng
Giỏ hàng của bạn đang trống.
Zalo -  CÔNG TY CP BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA