Bệnh cháy bìa lá lúa

29/09/2020 5 lượt xem

BỆNH CHÁY BÌA LÁ

Bacterial leaf blight

- Bệnh cháy bìa lá còn được gọi là bệnh bạc lá. Bệnh cháy bìa lá có mặt tại ĐBSCL từ những năm 1968, lúc mà các giống lúa IR8 được đưa vào trồng lần đầu tiên. Trong quá trình thay đổi giống lúa IR, có một giai đoạn từ những năm 1985 đến 2000, nhờ sử dụng giống lúa có gen kháng bệnh cháy bìa lá, nên bệnh không phát triển. Những năm gần đây, bệnh cháy bìa lá bùng phát trở lại do nông dân chuyển sang trồng các giống lúa mới xuất khuẩu và các giống lúa này không có gen kháng bệnh.

- Ngoài ra giống lúa IR 50404, trước đây kháng với bệnh, nhưng nay dần bị nhiễm bệnh, có thể do sự tiến hóa của mầm bệnh.

- Hiện nay, bệnh cháy bìa lá là một trong các bệnh quan trọng trên lúa tại ĐBSCL, vì nó ảnh hưởng nhiều đên năng suất, đồng thời rất khó trị bệnh này.

1. Tác nhân gây bệnh

- Bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra. Trước đây vi khuẩn này được gọi là Xanthomonas oryzae, rồi sau đó là Xanthomonas campestrix pv. oryzae.

- Vi khuẩn có một roi nên lội rất tốt trong nước.

- Vi khuẩn có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 100C đến 400C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho vi khuẩn là 260C đến 300C.

- Bên cạnh cây lúa, vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá lúa còn gây hại trên các loại cỏ như cỏ lông công, cỏ lác rận, thủy trúc,…

2. Cách nhận diện bệnh cháy bìa lá

- Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là triệu chứng cháy bìa lá mà trong đó điển hình là vết cháy dọc theo hai bên bìa của lá lúa, rồi lan dần vào gân chính của lá.

- Vết bệnh có thể bắt đầu từ rìa lá lan dần vào bên trong do vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào lá lúa qua các thủy khẩu dọc theo rìa lá.

- Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh cũng có thể xâm nhập vào lá lúa từ một vết thương ở bất kỳ nơi nào trên lá lúa và gây vết bệnh lan dần theo chiều dọc của lá lúa, tạo ra vết bệnh giữa phiến lá.


 

- Về màu sắc của vết bệnh, lúc đầu bệnh có màu vàng nhạt hoặc màu đỏ nhạt, về sau vết bệnh chuyển sang màu xám trắng tức là lúc tế bào nơi vết bệnh đã chết.

- Bệnh phát triển chậm trước khi lúa trổ, nhưng phát triển rất nhanh sau khi lúa trổ cho đến gần thu hoạch.

- Nhiều ruộng bệnh nặng đến mức toàn bộ lá lúa đều cháy khô trước khi thu hoạch.

- Mặt dưới của lá lúa tại nơi vết bệnh có thể phát hiện các giọt dịch vi khuẩn tròn nhỏ, màu vàng do vi khuẩn tiết ra, thường phát hiện vào sáng sớm lúc trời còn ẩm ướt.

- Ở những ruộng mắc bệnh nặng lúc lúa vào chắc, vi khuẩn gây bệnh còn tấn công lên hạt lúa gây ra các đốm biến màu có viền dạng thấm nước lúc hạt lúa còn non. Khi hạt lúa sắp thu hoạch các đốm này ngả màu xám hoặc vàng trắng.

3. Sự lưu tồn, lây lan và xâm nhiễm của bệnh

- Vi khuẩn lưu tồn trong rơm rạ, hạt lúa, trong lúa chét và cả trong các loại cỏ là ký chủ phụ.

- Vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá lây lan theo nước. Nước mưa làm bắn văng vi khuẩn sang các lá lúa lân cận và lây lan ra chung quanh. Người lội vào ruộng khi lá lúa ướt nước hoặc ướt sương sẽ làm lây lan bệnh theo đường lội trong ruộng do vi khuẩn dính lên quần áo được trây lên lá theo lối đi.

- Ngoài ra, vi khuẩn có thể lội được trong nước nên theo nước mưa và nước ruộng lây lan bệnh cho các bụi lúa khác trong ruộng và lan sang các ruộng khác.

- Sau khi bám lên lá lúa vi khuẩn sẽ lội trên bề mặt lá lúa để tìm các thủy khẩu ở dọc theo rìa lá lúa và xâm nhập vào.

4. Các điều kiện để bệnh phát triển

- Vi khuẩn thích trời nóng hoặc ẩm ướt, nên bệnh phát triển mạnh trong vụ hè thu và thu đông.

- Bênh cháy bìa lá lúa thường xuất hiện vào cuối giai đoạn đẻ nhánh của ruộng lúa. Bệnh lây lan nhanh khi có mưa. 

- Bệnh phát triển rất nhanh từ giai đoạn lúa trổ cho đến chín.

- Bệnh phát triển nhanh và nặng ở những ruộng được bón phân đạm cao.

- Ruộng sạ dầy sẽ tạo điều kiện cho bệnh xuất hiện sớm.

5. Quản lý bệnh

a/ Ngừa bệnh

- Sạ thưa, với mật độ giống 120kg/ ha.

- Sử dụng hạt giống khỏe, ngâm ủ tốt.

- Làm đất kỹ để có mặt bằng phẳng, tránh chỗ trũng bị đọng phân.

- Tránh bón phân đạm quá cao.

b/ Trị bệnh

- Bệnh cháy bìa lá rất khó trị vì vi khuẩn nằm trong mạch nhựa của lá lúa. Do đó, cần phải phun thuốc ngay khi phát hiện ra một vài lá vừa mắc bệnh.

- Có thể sử dụng Kasuduc 3SL, Beamy – Kasu 500SC và Pyramos 40SL để phòng trị bệnh cháy bìa lá.

Thuốc trừ bệnh nấm, vi khuẩn: https://congtydelta.com/danh-muc/329/thuoc-tru-benh

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viêt liên quan

Bệnh đốm vằn: https://congtydelta.com/bai-viet/88/benh-dom-van

Bệnh đạo ôn: https://congtydelta.com/bai-viet/87/benh-dao-on

 

Nguồn: Các bệnh hại quan trọng ở Đồng Bằng sông Cửu Long, PGS. Phạm Văn Kim

Sản phẩm chất lượng
Sản phẩm chất lượng
Cam kết người tiêu dùng nhận được sản phẩm tốt nhất
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo cung cấp sản phẩm đầy đủ theo nhu cầu sử dụng của khách hàng
Miễn phí Vận chuyển
Miễn phí Vận chuyển
Cho các đơn hàng thuộc tỉnh miền Tây
Giao hàng siêu tốc
Giao hàng siêu tốc
Giao tận nhà hoặc nhận tại cửa hàng
Giỏ hàng
Giỏ hàng của bạn đang trống.
Zalo -  CÔNG TY CP BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA