• 0
  • 0

Giỏ hàng

Sâu phao hại lúa

SÂU PHAO HẠI LÚA

- Tên khoa học: Nymphula depunctalis thuộc bộ Lepidoptera, họ Pyralidae.

- Sâu phao hại lúa tại Việt Nam có 2 loại

+ (1) Sâu phao bướm trắng Paraponyx stagnalis Zeller, còn có tên khác là Nymphula depunctalis hoặc N. stagnalis

+ (2) Sâu phao bướm vân loang lỗ Paraponyx fluctuosalis tên khác là Nymphula fluctuosalis.

1. Đặc điểm hình thái và sinh học

- Thành trùng

    Bướm có chiều dài 6-8 mm, cánh căng khoảng 15 mm, trắng bóng, cánh trước có nhiều chấm nâu nhỏ và hai chấm màu nâu to ở giữa cánh. Thành trùng sống từ 4-8 ngày. Một bướm cái có thể đẻ từ 50-70 trứng. Đây là loại bướm đêm rất thích ánh sáng.

- Trứng

   Trứng sâu phao có hình tròn, hơi dẹp, đường kính khoảng 0,5 mm, màu vàng nhạt khi mới đẻ và chuyển thành màu vàng đậm lúc sắp nở. Trứng được đẻ rải rác hoặc thành từng hàng từ 10-20 trứng trên bẹ hoặc mặt dưới các lá gần sát mặt nước. Thời gian ủ trứng từ 2-6 ngày.

- Sâu non

+ Sâu non mới nở màu trắng, dài khoảng 1,2 mm, đầu màu vàng nhạt. Càng lớn thân sâu càng chuyển dần sang màu xanh lục, trong suốt. Sâu có 6 đôi mang giả (gills) ở dọc hai bên cơ thể, do đó sâu không thở bằng lổ thở mà thở bằng mang giả bằng cách lấy oxy từ nước chứa trong ống phao.

+ Sau khi nở sâu non cuộn tròn lá thành tổ rồi cắn đứt từng đoạn dài khoảng 2 cm như một cái phao, nằm trong đó và di chuyển gặm chất xanh của lá lúa. Sâu non có 5 tuổi, phát triển từ 20-30 ngày, sâu lớn đủ tuổi dài khoảng 20 mm.


 

- Nhộng

   Khi sâu lớn đủ sức sâu bò xuống gốc lúa gần sát mặt nước, bịt kín hai đầu phao và dán chặt ống phao vào gốc lúa để làm nhộng. Nhộng hình thành trong cái phao và đeo vào cây. Thời gian nhộng khoảng 7 ngày.

- Vòng đời

2. Tập quán sinh sống và cách gây hại

- Ấu trùng sau khi nở sẽ cạp mặt dưới phiến lá để ăn, khoảng 2-3 ngày sau thì bắt đầu cuốn lá thành phao. Đầu tiên ấu trùng bò lên đầu ngọn lá non, cắn đứt ngang một đoạn, xong nhả tơ cuốn lá lại thành ống, sau đó cắn đứt phần đuôi để ống rời khỏi lá và dùng tơ kết bao lá lại. Sâu ở trong ống, khi ăn thì chui đầu ra ngoài, sâu cạp phần xanh của phiến lá lúa để ăn, chừa lại những vệt dài màu trắng ở đầu lá. Đôi khi sâu buông mình cho phao rơi xuống mặt nước để lấy nước vào phao hoặc cho phao trôi từ bụi lúa này sang bụi lúa khác để gây hại, vì vây loài sâu này ưa thích ruộng có nhiều nước.

- Triệu chứng do sâu phao gây ra trên ruộng rất dễ nhân diện là phiến lá lúa bị đứt đầu, có nhiều vết trắng ở ngọn lá.

- Sâu thường gây hại lúa vào trước giai đoạn đâm chồi tối đa.

3. Biện pháp phòng trị

- Làm sạch cỏ ở các bờ ruộng để tránh nơi cứ trú của sâu.

- Thăm đồng thường xuyên, nhất là từ giai đoạn mạ đến đẻ nhánh rộ.

- Tiến hành rút cạn nước trên ruộng khi phát hiện sâu non, chỉ để đủ ẩm 4-5 ngày.

- Sử dụng các loại thuốc như  VOIDUC 42ECRỒNG VIỆT 100WGB52 DUC 40ECVDC PENALDUC 145EC,… để phòng trị.

 

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan

RẦY XANH ĐUÔI ĐEN

PHÒNG TRỊ SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA

NHỆN GIÉ HẠI LÚA

RẦY NÂU HẠI LÚA

MUỖI HÀNH