• 0
  • 0

Giỏ hàng

Rầy xanh đuôi đen

RẦY XANH ĐUÔI ĐEN

Nephotettix spp.

- Rầy xanh Nephotettix là một loài quan trọng nhất trong việc truyền một số virus trên lúa điển hình là bệnh Tungro.

1. Thành phần loài

- Tại châu Á có 4 loại rầy xanh gây hại quan trọng là:

+ N. cinticeps: đỉnh đầu có một băng đen ngang, phần giáp giữa đầu và ngực không đậm, cánh không có đốm đen.

+ N. virescens còn gọi là N. impicticeps: đỉnh đầu nhọn, đầu màu xanh, đốm đen giữa cánh khi có khi không.


 

+ N. nigropictus còn gọi là N. apicalis: đỉnh đầu có một bang ngang màu đen, phần giáp giữa đầu và ngực có một vạch ngang màu đen, trên cánh có đốm đen.

+ N. malayanus: đỉnh đầu tròn hơn N. virescens, cuối đỉnh đầu có băng đen, cánh không có đốm đen.

2. Vòng đời

3. Đặc điểm sinh học

- Trứng

 + Dạng hình hạt gạo nhưng hơi cong, dài từ 0,9-1 mm, màu trắng trong khi mới đẻ, khi sắp nở chuyển thành màu nâu và có hai điểm mắt màu đỏ, trứng được đẻ thành từng hàng từ 8-16 cái trên gân chính của lá hay bẹ lá. Thời gian ủ trứng 6-9 ngày. Trứng nở rộ nhất từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa và tỷ lệ nở rất cao.

- Ấu trùng

+ Ấu trùng rầy xanh màu trắng sữa, cơ thể thon dài, có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 13-17 ngày. Rầy non có thân màu xanh, dài từ 1-4 mm. Tuổi 1-2 có màu xanh nhạt. Tuổi 3-4 có màu xanh vàng. Tuổi 5 có màu xanh lá mạ, đỉnh đầu có vài đốm nâu, mặt lưng đốt ngực giữa, ngực sau có vệt dấu chữ V màu nâu.

+ Ấu trùng rầy xanh mới nở thường tập trung ở mặt dưới lá và có thể chích hút nhưng không hoạt động. Vài ngày sau rầy bắt đầu nhảy và bò. Buổi sáng ẩm độ cao, trời mát rầy thường bò lên tán lá để sinh sống, buổi trưa trời nắng gắt, rầy non thường trốn dưới tán lá. Nếu bị khuấy động rầy có thể nhảy từ bụi lúa này sang bụi lúa khác hoặc nhảy xuống nước và bò lên cây một cách dễ dàng.

- Thành trùng

+ Rầy đực thân dài 4,5 mm, rầy cái thân dài 5,5 mm, thân rầy màu xanh lục, đầu màu vàng. Một nữa phần trước của mảnh lưng ngực có màu xanh vàng, một nữa phần sau có màu xanh lục, cánh trước trước màu xanh, 1/3 về mút cánh của rầy đực có màu đen, đối với rầy cái có màu nâu nhạt. Mặt bụng của rầy đực màu đen, rầy cái màu nâu nhạt. Thời gian sống của thành trùng từ 14-28 ngày.

+ Rầy gây hại nặng khi mưa nhiều, nhiệt độ thấp và ẩm độ cao. Rầy thích đẻ trứng trên lúa xanh tốt rậm rạp và ít ánh sáng. Dich rầy xanh thường gắn liền với các yếu tố như: ruộng trũng, thời kỳ lúa làm đòng đến ngậm sữa, ở những năm mưa nhiều và sau đó đột nhiên trời nắng khô nhiệt độ cao.

+ Thành trùng rầy xanh đuôi đen bị thu hút bởi ánh sáng đèn và vào đèn vào lúc trăng tròn và có thể di chuyển rất xa.

4. Khả năng gây hại và truyền bệnh

- Cả rầy non và rầy trưởng thành đều hút nhựa cây làm bịt kín bó mạch cây lúa với màng bọc, lúa lùn sinh trưởng kém, héo vàng. Rầy xanh đuôi đen còn là môi giới truyền bệnh virus Tungro trên lúa.

5. Biện pháp phòng trị

- Biện pháp canh tác

+ Cày vùi rơm rạ sau khi thu hoạch, cần có thời gian phơi đất.

+ Sử dụng giống kháng rầy.

+ Bón phân cân đối, gieo cấy mật độ thích hợp để ruộng lúa thông thoáng.

- Biện pháp hóa học

+ Dùng các loại thuốc có hoạt chất tiếp xúc lưu dẫn như: SUPER KING 500SLCHETS DUC 700WPVDC PENALDUC 145EC,…

 

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan

BỆNH TUNGRO TRÊN CÂY LÚA

RẦY NÂU HẠI LÚA

RẦY LƯNG TRẮNG

PHÒNG TRỊ SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA

NHỆN GIÉ HẠI LÚA

MUỖI HÀNH