• 0
  • 0

Giỏ hàng

Phòng trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

PHÒNG TRỊ SÂU CUỐN LÁ NHỎ TRÊN LÚA

Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalis

- Ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loài sâu cuốn lá nhỏ gây hại lúa, nhưng gặp phổ biến nhất là loài Cnaphalocrosis medinalis.

1. Ký chủ

Ngoài lúa, sâu còn có thể phá hại trên cây bắp, mía, lúa hoang, lúa mì, cây lau,…

2. Đặc điểm hình thái và sinh học

- Bướm có chiều dài thân từ 8 – 12 mm, sải cánh rộng từ 19 – 23 mm, nền cánh màu vàng rơm, bìa cánh có 1 đường viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc giữa ngắn.

- Bướm sốc từ 5 – 10 ngày. Một bướm cái có thể đẻ đến 300 trứng.

- Trứng được đẻ rải rác hay thành từng nhóm dọc gân chính của lá, mỗi nhóm từ 10 – 12 trứng ở cả hai mặt lá, nhưng mặt trên có nhiều trứng hơn.

- Trứng hình bầu dục dài khoảng 0,5 mm, màu trắng, chuyển sang màu vàng nhạt khi sắp nở. Giai đoạn trứng từ 3 – 7 ngày.

- Sâu non mới nở màu trắng sữa, có lông màu nâu phủ khắp mình. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 19 – 22 mm, màu xanh lá mạ, thân chia đốt rất rõ rang. Sâu có từ 5 – 6 tuổi, phát triển trong thời gian từ 15 – 28 ngày.

- Nhộng dài từ 7 – 10 mm màu nâu, thời gian nhộng từ 6 – 10 ngày. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ hại lúa từ 25 – 36 ngày.

3. Tập quán sinh sống

- Bướm thường vũ hóa về ban đêm, từ 9 giờ tối đến sáng hôm sau. Ban ngày bướm trốn trong khóm lúa hoặc cỏ dại, khi bị động thì bay một đoạn ngắn trên lá lúa.

- Tất cả hoạt động như bắt cặp, đẻ trứng đều xảy ra ban đêm. Bướm bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn, nhất là bướm cái.

- Bướm cái thích đẻ trứng ở các ruộng lúa hoặc mạ có màu xanh đậm, rậm rạp và thích tập trung nhiều ở những ruộng gần bờ mương, gần nhà ở, gần vườn hoặc đường đi có bóng mát.

Trứng sâu cuốn lá nhỏ

- Sâu non mới nở rất nhanh nhẹn, bò khắp trên lá, thân cây và chui vào lá non, mặt trong của bẹ lá ăn phần xanh, chừa lại lớp màng trắng mỏng trên lá lúa. Sang tuổi 2, sâu bò đến các lá già nhả tơ ở 2 bìa lá lúa khoảng giữa lá, làm lá cuộn lại thành một cái bao theo chiều dọc lá lúa, sâu ẩn trong đó và gây hại.

Sâu cuốn lá nhỏ

- Sâu tuổi lớn có thể ăn 1 -2 lá trong một ngày. Sâu nằm trong bao có thể ăn phá suốt ngày đêm. Sâu còn có thể di chuyển hẳn ra khỏi bao cũ để gây hại các lá mới.

- Lá lúa bị sâu gây hại sẽ khô, cây héo, giảm năng suất, nhất là khi sâu tấn công lá cờ.

Lá bị sâu cuốn lá gây hại

4. Điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện và gây hại

- Do tập quán trồng lúa nhiều vụ trên một năm nên trên đồng ruộng luôn có thức ăn cho sâu.

- Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện nhiều ở vụ Đông Xuân vì thời tiết thuận lợi để cây lúa phát triển tốt.

5. Biện pháp phòng trị

- Làm cỏ trong và xung quanh ruộng lúa.

- Khi mật số bướm cao có thể dùng bẩy đèn để thu hút.

- Sử dụng các sản phẩm đặc trị sâu cuốn lá như: Rồng Việt, B52 Duc, Penalduc 145 EC…

      

Thuốc trừ sâu, rầy: https://congtydelta.com/danh-muc/328/thuoc-tru-sau-ray

- Đặc biệt là giai đoạn trước trổ để bảo vệ lá đòng.

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan

Rầy lưng trắng: https://congtydelta.com/bai-viet/51/ray-lung-trang

Rầy nâu hại lúa: https://congtydelta.com/bai-viet/49/ray-nau-hai-lua