TIN NỔI BẬT

Vai trò của Calcium (Ca) đối với cây trồng
TIN NỔI BẬT Vai trò của Calcium (Ca) đối với cây trồng
VAI TRÒ CỦA CALCIUM (Ca) ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG - Calcium (Ca) rất cần thiết cho sự tăng trưởng của cây trồng, tốc độ tăng trưởng giảm khi cắt nguồn cung cấp Ca cho cây. - Calcium là một nguyên tố hóa trị 2 tương đối lớn. Tốc độ hấp thu của Ca vào trong tế bào rất hạn chế và dường như được liên kết một cách rời rạc trong quá trình biến dưỡng. - Trong cây, Ca có tác động như một chất giải độc, trung hòa các acid hữu cơ trong tế bào giúp tăng cao pH trong tế bào. - Calcium đóng vai trò là cầu nối giữa các thành phần hóa học của chất nguyên sinh nối giữa AND và protein trong nhân, ARN và protein trong riboxom hoặc giữa các nucleotit với nhau. Vì vây, Ca có vai trò ổn định cấu trúc không gian của các bào quan trong tế bào ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như tính thấm của màng tế bào. - Tham gia hoạt hóa nhiều enzyme liên quan đến quá trình sinh tổng hợp, các quá trình trao đổi chất khác như sự sinh trưởng kéo dài tế bào, quá trình quang hợp, các quá trình vận chuyển khác. - Trên cây bắp, Ca giúp thành lập vách tế bào và trung hòa các acid hữu cơ, Ca cần cho sự hoạt động của những phản ứng biến dưỡng. * Dạng Ca cây trồng hấp thụ - Calcium được cây trồng hấp thu từ dung dịch đất dưới dạng ion Ca2+. Nồng độ Ca của bề mặt trái đất vào khoảng 3,64%. Hàm lượng Ca trong đất thây đổi tùy theo loại đất. Điển hình, trên đất cát có hàm lượng Ca thấp. * Thiếu Ca - Ca2+ hầu như không di chuyển trong mô libe và kết quả là triệu chứng thiếu thường được phát hiện trên những mô non. - Cây trồng thiếu Ca có thể do 2 nguyên nhân: Do bón nhiều K hay N, đất thiếu Ca hay Ca ở dạng không hòa tan. - Thiếu Ca vách tế bào dễ bị phá vỡ, các mô non mới được hình thành dễ bị tổn thương, bìa của lá bị uốn cong vào trong, các cơ quan mới được hình thành (như lông hút, rễ non) sẽ dễ bị rụng, đỉnh sinh trưởng, đỉnh sinh trưởng của cây bị khô khi thiếu nặng. - Thiếu Ca sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành ống phấn, ảnh hưởng đến sự thụ tinh tạo quả, tạo hạt, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. - Thiếu Ca sẽ bị ngộ độc các nguyên tố vi lượng như Mg2+, K+, NH4+. - Thiếu Ca còn làm làm thối đít trái trên một số cây rau ăn quả và cây ăn trái. * Một số triệu chứng thiếu Ca trên cây trồng Thiếu Ca trên cây ớt Thiếu Ca trên cây dưa leo Thiếu Ca trên cà chua Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan VAI TRÒ CỦA ĐẠM ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG VAI TRÒ CỦA LÂN (P) ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG VAI TRÒ CỦA KALI (K) ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Phòng trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
TIN NỔI BẬT Phòng trị sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
PHÒNG TRỊ SÂU CUỐN LÁ NHỎ TRÊN LÚA Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalis - Ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loài sâu cuốn lá nhỏ gây hại lúa, nhưng gặp phổ biến nhất là loài Cnaphalocrosis medinalis. 1. Ký chủ Ngoài lúa, sâu còn có thể phá hại trên cây bắp, mía, lúa hoang, lúa mì, cây lau,… 2. Đặc điểm hình thái và sinh học - Bướm có chiều dài thân từ 8 – 12 mm, sải cánh rộng từ 19 – 23 mm, nền cánh màu vàng rơm, bìa cánh có 1 đường viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc giữa ngắn. - Bướm sốc từ 5 – 10 ngày. Một bướm cái có thể đẻ đến 300 trứng. - Trứng được đẻ rải rác hay thành từng nhóm dọc gân chính của lá, mỗi nhóm từ 10 – 12 trứng ở cả hai mặt lá, nhưng mặt trên có nhiều trứng hơn. - Trứng hình bầu dục dài khoảng 0,5 mm, màu trắng, chuyển sang màu vàng nhạt khi sắp nở. Giai đoạn trứng từ 3 – 7 ngày. - Sâu non mới nở màu trắng sữa, có lông màu nâu phủ khắp mình. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 19 – 22 mm, màu xanh lá mạ, thân chia đốt rất rõ rang. Sâu có từ 5 – 6 tuổi, phát triển trong thời gian từ 15 – 28 ngày. - Nhộng dài từ 7 – 10 mm màu nâu, thời gian nhộng từ 6 – 10 ngày. Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ hại lúa từ 25 – 36 ngày. 3. Tập quán sinh sống - Bướm thường vũ hóa về ban đêm, từ 9 giờ tối đến sáng hôm sau. Ban ngày bướm trốn trong khóm lúa hoặc cỏ dại, khi bị động thì bay một đoạn ngắn trên lá lúa. - Tất cả hoạt động như bắt cặp, đẻ trứng đều xảy ra ban đêm. Bướm bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn, nhất là bướm cái. - Bướm cái thích đẻ trứng ở các ruộng lúa hoặc mạ có màu xanh đậm, rậm rạp và thích tập trung nhiều ở những ruộng gần bờ mương, gần nhà ở, gần vườn hoặc đường đi có bóng mát. Trứng sâu cuốn lá nhỏ - Sâu non mới nở rất nhanh nhẹn, bò khắp trên lá, thân cây và chui vào lá non, mặt trong của bẹ lá ăn phần xanh, chừa lại lớp màng trắng mỏng trên lá lúa. Sang tuổi 2, sâu bò đến các lá già nhả tơ ở 2 bìa lá lúa khoảng giữa lá, làm lá cuộn lại thành một cái bao theo chiều dọc lá lúa, sâu ẩn trong đó và gây hại. Sâu cuốn lá nhỏ - Sâu tuổi lớn có thể ăn 1 -2 lá trong một ngày. Sâu nằm trong bao có thể ăn phá suốt ngày đêm. Sâu còn có thể di chuyển hẳn ra khỏi bao cũ để gây hại các lá mới. - Lá lúa bị sâu gây hại sẽ khô, cây héo, giảm năng suất, nhất là khi sâu tấn công lá cờ. Lá bị sâu cuốn lá gây hại 4. Điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện và gây hại - Do tập quán trồng lúa nhiều vụ trên một năm nên trên đồng ruộng luôn có thức ăn cho sâu. - Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện nhiều ở vụ Đông Xuân vì thời tiết thuận lợi để cây lúa phát triển tốt. 5. Biện pháp phòng trị - Làm cỏ trong và xung quanh ruộng lúa. - Khi mật số bướm cao có thể dùng bẩy đèn để thu hút. - Sử dụng các sản phẩm đặc trị sâu cuốn lá như: Rồng Việt, B52 Duc, Penalduc 145 EC…        Thuốc trừ sâu, rầy: https://congtydelta.com/danh-muc/328/thuoc-tru-sau-ray - Đặc biệt là giai đoạn trước trổ để bảo vệ lá đòng. Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan Rầy lưng trắng: https://congtydelta.com/bai-viet/51/ray-lung-trang Rầy nâu hại lúa: https://congtydelta.com/bai-viet/49/ray-nau-hai-lua    
Phòng trị bệnh lem lép hạt trên lúa
TIN NỔI BẬT Phòng trị bệnh lem lép hạt trên lúa
BỆNH LEM LÉP HẠT VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ - Hiện nay, thời tiết biến đổi thất thường làm cho việc canh tác lúa của bà con gặp nhiều khó khăn. Trong đó, bệnh lem lép hạt được bà con nông dân quan tâm, do bệnh này gây thiệt hại nặng về năng suất và giảm phẩm chất hạt lúa.   - Bệnh lem lép hạt là một hội chứng do nhiều tác nhân gây ra trên hạt như: nấm, vi khuẩn, nhện gié, côn trùng, thời tiết và dinh dưỡng. 1. Cách nhận diện bệnh lem lép - Hạt lúa bị lép hoặc lững, vỏ trấu của hạt bệnh có thể không biến màu (từ xanh chuyển sang vàng khi chín), hoặc có các vết bệnh đốm có màu từ nâu, nâu sậm, tím đến tím sậm hoặc đen. - Các triệu chứng tùy thuộc vào tác nhân gây hại a/ Lem lép do vi khuẩn - Bệnh lép vàng do vi khuẩn Burkholderia glumae: hạt lúa bị lép, vỏ trấu không biến màu (Lúc đầu có màu xanh, về sau ngả màu vàng). Phôi nhủ (hạt gạo bên trong) teo nhỏ có vệt thối nâu hoặc đen. Bệnh thường gây hại cho tất cả các hạt trên một nhánh của bông lúa. Do các hạt trên nhánh bị lép và có trọng lượng nhẹ, nên nhánh gié lúa không cong xuống khi vào chắc. Trong khi các nhánh không bệnh của gié lúa oằn cong xuống thì nhánh gié mắc bệnh vẫn còn đứng thẳng lên. Bà con thường gọi là “bắn máy bay”. Hạt lúa bị lép vàng Bông lúa "bắn máy bay" - Hạt thối đen do vi khuẩn Xanthomonas itoana. Hạt lúa bị bệnh có vết đen trên vỏ trấu. Vết đen thường xuất hiện ở đỉnh của hạt lúa. Thỉnh thoảng vết đen cũng xuất hiện ở giữa hạt và hiếm khi có ở đáy hạt. Hạt gạo bên trong bị thối mềm. b/ Lem lép do nấm - Có ít nhất 19 loài nấm gây lem và lép hạt (2004), các loài nấm thường gây hại như: Pyricularia oryzae, Cercospora oryzae, Tilletia barclayana, Fusarium fujikuroi, Sarocladium oryzae, Curvularia lunata, Bibolaris oryzae, Ustillaginoidea viens,…. - Phần lớn các nấm gây hại trên hạt tạo ra vết màu tím đến tím sậm, vết màu nâu lợt đến nâu sậm, có hoặc không có tâm trắng giữa vết bệnh. - Trong điều kiện không khí có độ ẩm cao, bên ngoài các màu sắc vừa kể còn có lớp phấn trắng bao phủ bên trên. Hạt lúa thường bị lững hoặc lép hoàn toàn. Lem lép hạt do đạo ôn + Nấm Fusarium fujikuroi gây bệnh lúa von, còn gây lép, lững hạt với các vết màu từ tím đến tím sậm. Tơ nấm mọc trên hạt lúa + Nấm Sarocladium oryzae gây bệnh thối bẹ lá cờ cũng gây lép hạt với vỏ hạt có màu nâu đến đen. Bệnh thối bẹ lá cờ + Nấm gây bệnh than đen hạt Tilletia barclayana làm cho hạt lúa bệnh có lớp phấn than đen bao phủ cả hạt hoặc một phần của hạt lúa bệnh. Khi bóp mạnh hạt bệnh, hạt vở ra tung phấn than đên ra ngoài vì toàn bộ hạt gạo là các bào tử đông của nấm này. Bệnh than đen hạt + Nấm Ustillaginoidea viens gây than vàng trên hạt làm hư hỏng hạt lúa ngoài đồng. Bệnh than vàng c/ Lép hạt do bệnh virus Các bệnh do virus như vàng lùn và lùn xoắn lá có thể gây lép hạt. Hạt bị lép không có vết biến màu nhưng hơi vặn vẹo. d/ Lem lép hạt do nhện gié Cây lúa bị nhện gié gây hại nặng, nhất là trường hợp lúa bị nám nặng trước khi lúa trổ, hạt lúa sau khi trổ có thể bị lem hoặc lép. Hạt bị lem thường có màu đen nhạt trên vỏ trấu và cũng có thể có màu tím do các nấm nội sinh tạo ra. e/ Lem hạt do côn trùng - Bọ xít chích hút hạt lúa lúc ngậm sữa cũng gây lem hạt. Hạt bị hại có một vết nâu tròn với phần giữa có màu trắng. Đôi khi có thể quan sát được vết chích của bọ xít ở ngay giữa vết lem. - Ngoài ra, khi gặp thời tiết mưa bão làm lúa đỗ ngã và cung cấp không đầy đủ dinh dưỡng giai đoạn lúa trổ cũng gây lép hạt.  2. Giải pháp phòng trị bệnh - Sử dụng hạt giống khỏe. - Xử lý giống. - Sạ thưa, với mật độ giống 120kg/ ha. - Bón phân cân đối đầy đủ - Sử dụng các loại thuốc đặc trị nấm và vi khuẩn như: Amity Top 500SC, Beamy-Kasu 500SC, Pyramos 40SL, Kasuduc 3SL, Titt gold phun vào 3 giai đoạn: Giai đoạn trước trổ, Giai đoạn trổ lẹt xẹt, Giai đoan trổ đều để ngừa lem lép hạt.        Thuốc trừ bệnh: https://congtydelta.com/danh-muc/329/thuoc-tru-benh   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan Bệnh đốm vằn: https://congtydelta.com/bai-viet/88/benh-dom-van Bệnh đạo ôn: https://congtydelta.com/bai-viet/87/benh-dao-on Bệnh cháy bìa lá: https://congtydelta.com/bai-viet/89/benh-chay-bia-la-lua
Bệnh thán thư ớt
TIN NỔI BẬT Bệnh thán thư ớt
BỆNH THÁN THƯ ỚT Tác nhân do nấm Coletotrichum spp. gây ra Bệnh rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có khí hậu nhiệt đới. Bệnh gây hại nặng trên hầu hết các vùng trồng ớt ở nước ta. Tỷ lệ bệnh ở những ruộng nhiễm nặng có thể lên tới 70% Triệu chứng - Bệnh gây hại trên cả thân, lá và trái, nhưng chủ yếu trên trái vào giai đoạn chín. - Vết bệnh ban đầu là một đốm tròn có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, vết bệnh lõm xuống có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen. Trên vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm, và có nhiều khối nhày màu hồng nhô lên trên bề mặt của vết bệnh. Triệu chứng trên trái Phòng trị - Nấm tồn tại trong tàn dư thực vật, thu hái các trái bệnh đem tiêu hủy. - Luân canh, không trồng cây họ cà ớt trong vòng 2-3 năm. - Chọn giống ít nhiễm bệnh, tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục cho ruộng ớt. - Tránh trồng ớt trong mùa mưa. - Phun thuốc BioRosamil 72WG (75 g/ bình 25 lít), Unizebando 800WP (75 g/ bình 25 lít), Amity top 500SC  (15 – 25 ml/bình 25 lít)        Các sản phẩm liên quan: https://congtydelta.com/danh-muc/329/thuoc-tru-benh   Công ty cổ phần BVTV Delta
Sản phẩm chất lượng
Sản phẩm chất lượng
Cam kết người tiêu dùng nhận được sản phẩm tốt nhất
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo cung cấp sản phẩm đầy đủ theo nhu cầu sử dụng của khách hàng
Miễn phí Vận chuyển
Miễn phí Vận chuyển
Cho các đơn hàng thuộc tỉnh miền Tây
Giao hàng siêu tốc
Giao hàng siêu tốc
Giao tận nhà hoặc nhận tại cửa hàng
Giỏ hàng
Giỏ hàng của bạn đang trống.
Zalo -  CÔNG TY CP BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA