BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÀ CHUA
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÀ CHUA
  PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÀ CHUA 1. Rầy phấn trắng (Bemisia tobaci):     Thành trùng màu trắng, dài khoảng 2 mm, bay chậm. Ấu trùng rất giống rệp dính, màu trắng trong, được phủ một lớp sáp, ít bò, thường cố định một chỗ chích hút mô cây. Ấu trùng và thành trùng đều chích hút làm lá biến vàng, cây mau suy yếu, giảm năng suất và truyền bệnh khảm do virus. 2. Bọ trĩ, bù lạch (Thrips palmi):     Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại.    Cả 2 đối tượng trên đều phát triển nhanh trong điều kiện nóng và khô, rất nhanh quen thuốc khi phun ở nồng độ cao, hoặc phun thường xuyên định kỳ mà ít thay đổi nhóm thuốc. Chúng truyền bệnh virus làm cây bị ngù đọt, trái bị sượng. Phun mặt dưới lá, mỗi lần một trong các nhóm hoạt chất Emamectin, Abamectin, Imidacloprid, Pymetrozine. Mỗi lần phun kết hợp với dầu khoáng (1-2 ml/L). 3. Dòi đục lòn:     Ấu trùng sống trong lá, đục thành những đường ngoằn ngoèo, dòi đẩy sức dài 3,3 mm. Thành trùng là loài ruồi đen nhỏ, có điểm vàng trên lưng ngực, bay kém nên di chuyển trên ruộng theo hướng gió. Ấu trùng dòi đục lá đục vào trong lá ăn mô lá, chừa lại biểu bì tạo ra những đường ngoằn ngoèo trên lá. Thành trùng - Ấu trùng 4. Sâu xanh đục trái (Heliothis armigera):     Thành trùng là bướm đêm, kích thước to. Trứng đẻ thành ổ có phủ lông vàng, một bướm cái đẻ 200-2000 trứng. Sâu ở phía ngoài thò đầu vào bên trong phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đục thủng trái từ khi còn xanh cho đến lúc gần chín làm thối trái. 5. Sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn (Spodoptera litura):     Sâu non lúc nhỏ sống tập trung ở mặt dưới phiến lá nên gọi là sâu ổ, khi lớn lên phân tán dần, mình có màu xám với khoan đen lớn ở trên phía lưng sau đầu, ăn lủng lá có hình dạng bất định, hoặc cắn đứt ngang thân cây con. Sau đó sâu thường chui vào xống trong đất, ẩn dưới các khe nứt hay rơm rạ phủ trên mặt đất, nhộng ở trong đất. Nên làm đất kỹ trước khi trồng vụ sau để diệt sâu và nhộng còn sống trong đất. Có thể ngắt bỏ ổ trứng hay bắt sâu non đang sống tập trung. 6. Bệnh héo rũ, héo xanh, chết nhát (vi khuẩn Ralstonia solanacearum):     Bệnh thường gây hại trên cây đã trưởng thành hoặc đang mang trái. Đầu tiên là các lá ngọn bị héo vào buổi trưa và tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn không còn khả năng hồi phục. Các lá già khi cây chết có màu vàng và khô. Nếu cây chết chậm hơn, quan sát phần gốc cây vẫn bình thường, nhổ cây lên tách phần võ ra ta thấy có những sọc đen chạy dọc theo thân là do vi khuẩn làm nghẽn mạch nhựa.    Phòng ngừa: Phun thuốc 7 ngày/lần với một số thuốc thuộc các nhóm Oxytetracyline Hrochloride + Streptomycine Sulfate, Protein Amylose, Streptomyces lydicus WYEC 108. 7. Bệnh héo vàng (nấm Fusarium oxyporum):     Cây chết, lá vàng từ gốc lên trên, phun thuốc vào gốc thân các loại thuốc trừ nấm có hoạt chất Mancozeb, Metalaxy, thuốc gốc đồng, … 8. Bệnh thán thư (nấm Colectotrichum phomoides): 9. Bệnh mốc đen lá (nấm Cladosporium fulvum): 10. Bệnh mốc sương, héo muộn (nấm Phytophthora ingestans):     Phun mặt dưới lá và trái luân phiên các loại thuốc trừ nấm có hoạt chất Mancozeb, Metalaxy, Propineb, Oxytetracyline Hrochloride, thuốc gốc đồng, …     Công ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật Delta  
Thối đen trái Na - Bệnh thán thư trên cây Na (Mảng cầu ta)
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG Thối đen trái Na - Bệnh thán thư trên cây Na (Mảng cầu ta)
BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY NA - Cây na dễ sống không kén chọn đất, kể cả đất nghèo dinh dưỡng, đất sỏi, đất cát, chua hoặc trung tính. - Na chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu rét khá tốt. Mùa đông cây rụng lá, nghỉ đông ngừng sinh trưởng, đến mùa xuân lại mọc lá mới. - Tuy nhiên, cây Na vẫn chịu áp lực rất lớn từ sâu bệnh hại. Trong đó, bệnh thán thư hay là bệnh đen trái Na là bệnh ảnh hưởng rất nghiệm trọng đến năng suất của cây Na. - Tác nhân gây bệnh do: Nấm Colletotrichum gloesporioides gây ra. 1. Triệu chứng gây hại - Bệnh gây hại cả trên lá, chồi non, hoa và trái. - Trên trái: Nấm bệnh xâm nhiễm trên trái thể hiện triệu chứng đầu tiên là những đốm nâu đen trên trái, hơi ướt, sau vết bệnh lan rộng dần, hình dạng không đều, màu nâu sẫm tới màu đen. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần. - Trên lá: Lá non dễ mẫn cảm với bệnh hơn lá già, trên lá có những đốm màu nâu. Đặc trưng của bệnh là những vòng đen đồng tâm, trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là các ổ bào tử. Nhiều vết bệnh liên kết nhau làm lá bị cháy khô từng mãng, ranh giới vết bệnh và phần lá còn lại có đường viền màu nâu đậm. - Trên chồi non: Vết bệnh ban đầu có dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối. Trời nắng cả chồi bị chết khô, trời mưa thì bị thối. Vết bệnh có thể lây xuống dưới làm khô cành. - Trên hoa: Hoa bị bệnh có màu nâu khô, rụng hoa nhiều. 2. Điều kiện phát sinh, phát triển: - Nấm phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 6 – 32oC, thích hợp nhất là 23 – 25oC.  Điều kiện thời tiết ấm, mưa nhiều, vườn cây rậm rạp thuận lợi cho bệnh phát triển gây hại - Nấm tồn tại ở dạng bào tử trên tàn dư cây bệnh trong đất. Nấm lan truyền do những hạt mưa bay theo gió và tiếp xúc giữa những trái nhiễm bệnh. Thời tiết ấm áp và mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển gây hại. - Sâu đục trái gây hại cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và gây hại nặng trên trái Na. - Như thời tiết hiện nay thì khó kiểm soát bệnh, thường thì cây Na vào giai đoạn làm bông cho trái đến thu hoạch sẽ bị bệnh này. 3. Quản lý bệnh thán thư trên cây Na bà con cần thực hiện các biện pháp như sau. - Không trồng mật độ quá dày, khoảng cách phù hợp là 3x3m hay 3x4m. - Thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng. - Bón phân cân đối, đặc biệt là không bón dư đạm. - Bổ sung phân hữu cơ cho cây. - Khi cây có dấu hiệu bị bệnh. - Như trái bị đen thì tỉa bỏ thu gom đem tiêu hủy tránh làm lây lan cho trái khác. - Giải pháp tốt nhất là bà con phun ngừa bệnh thán thư vào giai đoạn trái non khi trái bằng ngón tay cái, phun định kỳ 20 ngày/lần bằng các loại thuốc có hoạt chất như Mancozeb, Metalaxyl, Azoxystrobin, Defenconazol hoặc các loại thuốc gốc đồng. - Sản phẩm Biorosamil hoặc sản phẩm  AMITY TOP 500SC để phòng và trị bệnh thán thư trên cây Na. - Sử dụng kết hợp thêm 50ml Canxi Bo/ bình 25 lít để phun vừa để phòng ngừa bệnh thán thư cho trái Na vừa bổ dung Canxi và Bo giúp hạn chế rụng trái non và làm cho trái tròn đều, không bị méo mó trái. - Nếu vườn na đang bị bệnh thì bà con chỉ sử dụng thuốc trừ bệnh, không sử dụng phân bón lá giai đoạn này. Vì nếu phun phân bón lá vô tình làm bệnh gây hại năng hơn, do nấm bệnh sẽ sử dụng nguồn dinh dưỡng trong phân bón lá để phát triển.   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan QUẢN LÝ BỆNH HẠI SẦU RIÊNG BỆNH HẠI CAM, QUÝT QUẢN LÝ BỆNH HẠI TRÊN CÂY XOÀI BỆNH HẠI CHUỐI  
Bệnh sọc trong
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG Bệnh sọc trong
BỆNH SỌC TRONG Bacterial leaf streak - Tác nhân do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzicola 1. Triệu chứng - Lúc đầu vết bệnh là những sọc nhỏ, màu xanh đậm dạng thấm nước và trong mờ, nằm giữa các gân nhỏ của lá lúa. Sau đó, vết bệnh ngã màu vàng cam trong mờ khi nhìn xuyên qua ánh sáng. Do vết bệnh có dạng trong mờ nên bệnh được gọi là bệnh sọc trong. - Bệnh sọc trong gây hại ở bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào của cây lúa. Vi khuẩn xâm nhiễm qua khí khổng và nhân mật số lên trong các mô của lá. Triệu chứng ban đầu là vệt nhỏ dạng ngậm nước, trong suốt, vết bệnh có thể lan dọc giữa các gân lá và dần dần chuyển sang màu nâu. - Trong điều kiện ẩm ướt về buổi sáng trên bề mặt sọc nâu tiết ra những giọt dịch nhỏ, tròn, màu vàng đục, về sau khô rắn thành viên keo vi khuẩn trong như hạt trứng cá, dễ dàng rơi khỏi mặt lá xuống nước ruộng và nhờ nguồn nước đưa đi xa để lan truyền bệnh. Cuối cùng lá bện cháy khô tương tự như bệnh bạc lá vi khuẩn. 2. Tác nhân gây hại - Do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv.oryzicola. - Vi khuẩn gây bệnh sọc trong thuộc nhóm vi khuẩn gam âm, hình que ngắn có kích thước 0,4-0,6 x 1-1,25 µm, di chuyển nhờ có 1 lông roi ở đầu. 3. Điều kiện phát sinh và phát triển - Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn là 26-30 oC, vi khuẩn chết ở nhiệt độ 80oC. - Vi khuẩn xâm nhập vào lá qua khi khẩu và xâm nhập nhiều vào buổi trưa hơn sáng sớm và chiều mát (do khí khẩu mở ra vào lúc có nhiều ánh sáng). - Sau khi xâm nhập, vi khuẩn sống ở phần dưới của khí khẩu của lá lúa và phát triển ra chung quanh nhu mô của lá lúa. Các gân nhỏ lá là rào cản ngăn không để vi khuẩn phát triển theo chiều ngang mà chỉ phát triển dọc theo lá lúa, giữa hai gân lá. Do cách gây hại này, lúc ban đầu bệnh tạo ra các sọc hẹp trên lá lúa. Vi khuẩn nhân mật số lên và chiếm tất cả tế bào của nhu mô nơi vết bệnh. Vi khuẩn phá hủy lớp pectin và cellulose của nhu mô. 4. Biện pháp quản lý - Làm đất tốt, cài vùi rơm rạ sâu vào đất. Làm bằng phẳng mặt ruộng, không để mặt đất lòi lõm. Chỗ trũng sẽ tích tụ phân đạm bón vào ruộng, là nơi bệnh phát triển sớm và nặng. - Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn. Bón thúc sớm cân đối với kali theo tỷ lệ nhất định (1:1). - Khi phát hiện có vài lá lúa mắc bệnh cần phải phun ngay thuốc trị vi khuẩn để chặn đứng bệnh lại. Cần phun lặp lại 5-7 ngày/lần tùy thời tiết. Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Ningnanmycin (Pyramos 40SL), Kasugamycin (Kasuduc 3SL), Oxolinic acid,... và các loại thuốc kháng sinh để trị bệnh sọc trong.   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan Bệnh cháy bìa lá lúa Bệnh đạo ôn Phòng trị bệnh lem lép hạt trên lúa Bệnh vàng lá chín sớm    
Bệnh sọc trắng lá bắp
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG Bệnh sọc trắng lá bắp
BỆNH SỌC TRẮNG LÁ BẮP - Tác nhân do nấm Peronosclerospora maydis gây ra. 1. Triệu chứng    Cây bắp thường bị xâm nhiễm và gây hại nặng khi cây con được 2 đến 3 lá. Cây bị nhiễm bệnh phát triển kém, lá hẹp có màu vàng hoặc vàng xanh. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là khi những sọc màu trắng hoặc vàng từ gốc lá chạy dọc theo gân lá (Hình 1). Từ vết bệnh ban đầu sợi nấm lan dần sang các lá khác và biểu hiện bệnh lên toàn cây (Hình 2). Bào tử được sinh ra ở những vị trí có sọc trên lá. Khi thời tiết mát mẻ, ban đêm có sương, ẩm độ cao thì vào hôm sau ở những vết bệnh có phủ một lớp mốc xám trắng (Hình 3). Hình 1 Hình 2 Hình 3 2. Sự xâm nhiễm      Bào tử nấm Peronosclerospora maydis mọc mầm tạo ống mầm tấn công trực tiếp vào lỗ khí khẩu trên lá của cây bắp còn non. Sau khi xâm nhập vào khoảng trống dưới lỗ khí khẩu sợi nấm phình to ra, mọc ra vài sợi nấm len lỏi giữa các khoảng trống gian bào và lan dần ra. Sợi nấm phát triển hướng tới mô phân sinh chồi gây nhiễm toàn cây. Nhiệt độ  từ 8-36 oC thích hợp cho sự lây nhiễm toàn cây. 3. Biện pháp quản lý - Cày ải, phơi đất. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật ở vụ trước. - Ngoài ra, cần chú ý thực hiện việc lên luống, hoặc nếu không lên luống thì phải có rãnh thoát nước tốt, bón lót vôi bột trước khi gieo hạt. Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng hoạt chất Metalaxyl. - Khi cây chớm biểu hiện bệnh như đọt hơi chùn lại thì xử lý một trong hai loại thuốc như BioRosamil 72WP và  AMITY TOP 500SC,… để phòng trị.   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan BỆNH ĐỐM LÁ LỚN TRÊN BẮP BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH LÁ BỆNH THỐI ĐẾ CỦ HÀNH TÍM BỆNH KHẢM VIRUS TRÊN CÀ CHUA BỆNH CHẾT GỤC CÂY CON      
Bệnh đốm xám trên cây cà chua
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG Bệnh đốm xám trên cây cà chua
BỆNH ĐỐM XÁM TRÊN CÂY CÀ CHUA - Tác nhân do nấm Cercospora fuligena Roldan - Triệu chứng + Bệnh bắt đầu ở các lá già và lan dần lên trên. Dấu hiệu đầu tiên là những mảng màu vàng trên mặt lá với mép lá không rõ ràng ở cả hai mặt (Hình 1). Ở mặt dưới lá tại các vết bệnh xuất hiện tơ nấm có màu nâu hoặc nâu sẫm có chứa các bào tử (Hình 2). Hình 1 Hình 2 + Các vết bệnh liên kết lại với nhau làm lá bị khô, rủ xuống và chết sau đó lá bị rụng. - Lây lan: Bào tử được phát tán nhờ gió, mưa và nếu thời tiết ẩm ướt có gió liên tục trong vài ngày sẽ làm bệnh lây lan rất nhanh làm rụng lá hàng loạt. - Lưu tồn: Nấm lưu tồn trong trong các tàn dư thực vật, ở những cây trồng bị bệnh ở vụ trước. - Biện pháp phòng trừ + Luân canh cây trồng khác họ. + Hạn chế sử dụng tưới phun trên cao, vì sẽ tạo điều kiện cho bào tử sinh sản và lây nhiễm. + Tỉa bớt lá ở dưới gốc của cây tạo độ thông thoáng cho cây. + Tiêu hủy các lá bị nhiễm bệnh. + Dọn sạch và tiêu hủy các tàn dư thực vật sau khi thu hoạch vụ trước. + Có thế sử dụng các loại thuốc có gốc đồng, mancozeb (BioRosamil 72WP, Mancozeb), difenoconazole (AMITY TOP 500SC) để phòng trừ bệnh. * Chú ý: cần phun đều trên cả 2 mặt của lá.   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan BỆNH KHẢM VIRUS TRÊN CÀ CHUA BỆNH HÉO MUỘN TRÊN CÀ CHUA BỆNH HÉO RŨ TRÊN CÀ CHUA BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH LÁ    
Cơ chế tác động của hoạt chất Hexaconazole
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG Cơ chế tác động của hoạt chất Hexaconazole
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT CHẤT HEXACONAZOLE - Công thức: C14H17Cl2N3O - Tên hệ thống: 2-(2,4-Dichlorophenyl)-1-(1H-1,2,4-triazol-1-yl)hexan-2-ol - Hexaconazole là một thuốc diệt nấm triazole, thuốc trừ nấm phổ rộng. Thuốc có tác động nội hấp trừ được nhiều loại nấm bệnh như: khô vằn, mốc sương, đốm lá, rỉ sắt, thán thư, phấn trắng, bệnh giả sương mai, bệnh nấm hồng…. trên nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, rau màu cây ăn trái và cây công nghiệp. - Cơ chế tác động của hexaconazole là kìm hãm sự tách methyl của steroid dẫn đến sự kìm hãm sinh tổng hợp ergosterol (chất cấu tạo nên màng tế bào nấm bệnh) làm ngừng sự phát triển của ống mầm và sợi nấm, ngăn cản sự hình thành giác bám, giác mút và ức chế sự nảy mầm bào tử. Nấm bệnh sẽ bị cô lập và ngừng phát triển do chúng không thể hình thành được tế bào mới. * Một số nghiên cứu về hexaconazole - Một nghiên cứu tại Malaisis đã đánh giá hiệu quả của hexaconazole ở 50 μg / ml đã kiểm soát tuyệt vời cả bệnh gỉ sắt trắng (Puccinia horiana) trên hoa cúc và bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa) trên hoa hồng, khi thực hiện phun lên lá hàng tuần. - Nghiên cứu của Penz và Sacc đã chứng minh rằng hoạt chất hexaconazole có hiệu quả ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides) đạt 100% ở cả ba nồng độ 50 ppm, 100 ppm và 200 ppm trong điều kiện phòng thí nghiệm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của nano-hexaconazole lên nấm Rhizoctonia solani f.sp. sasakii gây ra bệnh đốm lá và bệnh khô vằn ở cây bắp của tác giả Bheemaraya và cộng sự (2014) đã chứng minh rằng, nano-hexaconazole có hoạt tính ức chế mạnh sự phát triển của sợi nấm, giảm sự hình thành hạch nấm, giảm sự phát triển vết bệnh trên cây ký chủ.   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan BỆNH ĐỐM VẰN BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH LÁ BỆNH ĐỐM LÁ LỚN TRÊN BẮP BỆNH RỈ SẮT TRÊN CÂY ĐẬU NÀNH BỆNH THỐI ĐỎ TRÊN CÂY MÍA (MÍA RƯỢU) BỆNH CHẾT GỤC CÂY CON    
Bệnh thán thư trên hành lá
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG Bệnh thán thư trên hành lá
BỆNH THÁN THƯ TRÊN HÀNH LÁ - Tác nhân do nấm Collectotrichum spp. 1. Triệu chứng - Bệnh có thể gây hại trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây. Bệnh tấn công bất cứ vị trí nào trên cây hành, từ chóp lá đến phần thân sát mặt đất. Bệnh xuất hiện cả trên lá và cổ lá. Bệnh gây hại trên thân hành - Triệu chứng ban đầu trên hành lá xuất hiện những vết tròn mất màu hoặc màu trắng xám xung quanh màu vàng nhạt, sau đó lớn dần, bên trong vết bệnh có màu trắng xám và có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, những vòng đồng tâm có màu nâu đen nhạt đến đậm làm lá nơi đó héo và gãy gục. Bệnh nặng là khi nhiều vết bệnh liên kết lại làm cháy cả lá hoặc chết cả cây. Vết bệnh điển hình Vết bệnh mới hình thành Vết bệnh nặng làm gãy gục lá 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh - Bệnh thán thư trên hành thường gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, ẩm độ cao khoảng 80%. - Nhiệt độ 27oC là nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của bệnh. - Ngoài ra, bệnh còn gây hại năng ở những ruộng bón nhiều phân đạm. 3. Sự lưu tồn và lan truyền của nấm bệnh - Bệnh thường xảy ra vào những tháng có mưa nhiều. Bệnh lây lan chủ yếu do mưa, sương, gió hoặc lây lan bởi con người và bằng con đường cơ học. - Nấm lưu tồn trong đất, trong tàn dư cây bệnh nằm trong đất hoặc trên cây giống. 4. Biện pháp phòng trị - Chọn cây giống khỏe, trồng đúng mật độ. Luân canh với cây trồng khác họ. Bón phân cân đối hợp lý. - Có thể sử dụng các loại thuốc như: BioRosamil, Amity Top 500SC, AVIANDO 50SC,…để phòng trị.       Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan BỆNH THỐI ĐẾ CỦ HÀNH TÍM BỆNH ĐỐM LÁ LỚN TRÊN BẮP BỆNH KHẢM VIRUS TRÊN CÀ CHUA BỆNH THÁN THƯ ỚT BỆNH HÉO RŨ TRÊN CÂY DƯA HẤU    
Bệnh đốm lá lớn trên bắp
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG Bệnh đốm lá lớn trên bắp
BỆNH ĐỐM LÁ LỚN TRÊN CÂY BẮP - Tác nhân do nấm Helminthosporium turcicum. Nấm thuộc họ Pleosporaceae, lớp nấm bất toàn. 1. Triệu chứng - Bệnh phát sinh trước hết ở các lá già, lá bánh tẻ rồi lan dần lên các lá phía trên ngọn, lây cả vào áo bắp. - Vết bệnh dài có dạng sọc hình thoi không đều đặn, màu nâu hoặc xám bạc, không có quầng vàng. Kích thước vết bệnh lớn 16-25 x 2-4 cm, có khi vết bệnh kéo dài tới 5 đến 10 cm và chạy dọc theo gân lá. - Khi điều kiện thời tiết ẩm ướt, tại vị trí vết bệnh của các lá bị bệnh rất dễ mọc ra một lớp nấm đen nhỏ đó là các cành bào tử và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. Khi bệnh nặng các bào tử nấm có thể có ở cả hai mặt của lá. Ngoài ra, các đốm bệnh có thể liên kết lại làm lá bị cháy, nhiều vết bệnh có thể liên kết nhau làm cho lá dễ khô táp, rách tươm ở đoạn chót lá. 2. Sự lưu tồn và lây lan - Nấm bệnh sinh trưởng trong suốt mùa vụ, lưu tồn trong đất và tàn dư thực vật dưới dạng đính bào tử và bì bào tử. Bào tử phân sinh tồn tại trên hạt giống và sợi nấm tồn tại trong tàn dư lá cây ở đất là nguồn bệnh quan trọng. - Bệnh đốm lá lớn trên bắp được lan truyền qua tàn dư thực vật hoặc nhờ gió, mưa và lan truyền từ vùng này sang vùng khác một cách nhanh chóng. Bệnh lây lan nhanh chóng bằng bào tử phân sinh xâm nhập qua khí khổng hoặc trực tiếp qua biểu bì. Trong điều kiện ẩm ướt hoặc sau cơn mưa nấm bệnh tạo bào tử ở cả hai mặt của vết bệnh, làm cho bệnh lây lan lên các lá trên. 3. Điều kiện phát sinh và phát triển bệnh - Bệnh phát triển ở nhiệt độ trung bình 18-27oC và lượng sương mù cao trong giai đoạn tăng trưởng. Mưa nhiều bệnh sẽ phát triển nhanh chóng ở giai đoạn cây lớn , nhất là từ khi cây bắt đầu có cờ. - Bệnh phát triển mạnh ở những ruộng trồng quanh năm, không áp dụng biện pháp luân canh, xen canh, không thu dọn tàn dư thực vật và bón quá nhiều đạm. 4. Biện pháp quản lý bệnh - Biện pháp canh tác: + Sử dụng giống kháng bệnh. + Luân canh cây trồng. + Chọn đất và vệ sinh đồng ruộng. + Bón phân đầy đủ và cân đối. - Biện pháp hóa học: + Xử lý hạt giống trước khi trồng. + Phun thuốc khi cây mới nhiễm bệnh bằng các loại thuốc như BIOROSAMIL, AVIANDO 50SC, AMITY TOP 500SC,…   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan BỆNH KHẢM VIRUS TRÊN CÀ CHUA BỆNH CHẾT GỤC CÂY CON BỆNH HÉO XANH TRÊN CÂY ỚT BỆNH HÉO RŨ TRÊN CÂY DƯA HẤU    
Bệnh thối đế củ hành tím
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG Bệnh thối đế củ hành tím
BỆNH THỐI ĐẾ CỦ HÀNH TÍM - Bệnh xuất hiện ở hầu hết các vùng trồng hành, tỏi trên thế giới và được xem là một trong những bệnh quan trọng nhất trên hành tím. - Các ruộng bị nhiễm bệnh thối đế củ có thể bị giảm năng suất từ 3-35%. Phần lớn năng suất hành bị giảm là do bệnh phát triển trên đồng ruộng nhưng bệnh thối đế củ cũng có thể xảy ra trong quá trình tồn trữ và vận chuyển. - Tác nhân do nấm Fusarium oxysporum f. sp. cepae 1. Triệu chứng - Đầu tiên lá hành sẽ bị héo từ từ, sau đó sẽ héo luôn mầm lá non, thời gian biểu hiện giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều tuần. Phần đế củ xuất hiện các chấm nâu đỏ, lân rộng và ăn sâu vào thịt củ gây thối nhũn, rễ bị thối rửa, đế củ có màu xám và từ từ chuyển sang nâu. - Dưới điều kiện ẩm, sợi nấm trắng sẽ phát triển ở vùng bị thối còn dưới điều kiện khô ráo, các mô sẽ dần dần khô và co lại. Nếu củ hành bị nhiễm bệnh vào giai đoạn gần thu hoạch thì bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng rõ ràng cho đến khi lưu trữ vì bị nhiễm tiềm ẩn.   2. Đặc điểm phát sinh và phát triển bệnh - Mầm bệnh xâm nhập vào cây thông qua rễ và thân gốc thông qua đất. - Bệnh phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 15-30oC. Độ ẩm cao trên đồng hay trong tồn trữ sẽ làm bệnh phát triển mạnh hơn. 3. Biện pháp phòng trị - Chon giống sạch bệnh. - Tránh làm tổn thương củ trong quá trình cày ải hay thu hoạch, chế biến và vận chuyển. - Trước khi tồn trữ, hành phải được phơi ráo, để ở điều kiện thoáng mát. - Sử dụng các loại thuốc như BIOROSAMIL, AVIANDO 50SC, AMITY TOP 500SC kết hợp với thuốc trừ vi khuẩn PYRAMOS 70SL hoặc KASUDUC 3SL để tăng hiệu quả phòng trị.   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan BỆNH KHẢM VIRUS TRÊN CÀ CHUA BỆNH HÉO VÀNG TRÊN CÂY KHOAI LANG BỆNH CHẾT GỤC CÂY CON BỆNH HÉO MUỘN TRÊN CÀ CHUA BỆNH HÉO XANH TRÊN CÂY ỚT          
Bệnh Tungro trên cây lúa
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG Bệnh Tungro trên cây lúa
BỆNH TUNGRO TRÊN CÂY LÚA - Tác nhân: do Rice Tungro Spherical Virus (RTSV) và Rice Tungro Bacilliform virus (RTBV) do rầy xanh đuôi đen và rầy bông làm môi giới truyền bệnh. 1. Triệu chứng - Bệnh Tungro gây ra do virus RTSV gây triệu chứng còi cọc nhẹ ở lúa biểu hiện bệnh khó phát hiện. - Bệnh Tungro do virus RTBV gây ra có triệu chứng điển hình là cây lùn mạnh, lá biến màu vàng, đẻ nhánh giảm. Lá biến vàng bắt đầu từ chót lá và lan rộng ra phía mép, xuống phần thấp hơn của lá lúa. Lá bệnh có thể nhỏ, không cân đối, có thể có các vệt màu nâu tối. Cây bị bệnh có thể không trỗ bông, hoặc nếu trỗ thì hạt cũng bị lép và biến màu. Bệnh xuất hiện ở tất cả giai đoạn của cây lúa, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng. - Cây lúa bị nhiễm cả hai RTSV và RTBV gây ra bệnh nghiêm trọng hơn và có triệu chứng điển hình của bệnh Tungro: cây còi cọc, lá màu vàng hoặc vàng cam. Cây bị bệnh làm số chồi sinh dưỡng kém có thể tạo ra vết lốm đốm hoặc hoại tử trên lá. Cây bị bệnh có thể không trỗ bông, hoặc nếu trỗ thì hạt cũng bị lép và biến màu. Cây bệnh rụi từng đám trên ruộng, trở nên thành dịch bệnh gây thiệt hại lớn. Nếu cây lúa còn non bị bệnh Tungro có thể làm mất 100% năng suất. 2. Sự lây truyền bệnh - Virus RTSV và RTBV không lây truyền bằng cơ giới, tiếp xúc, không truyền qua phấn hoa, không truyền qua hạt giống. Virus truyền qua nhiều loài rầy xanh (Nephotettix spp) và rầy bông. Phương thức lan truyền theo kiểu bán bền vững thời gian virus ở trong rầy khoảng 3 ngày, rầy xanh đuôi đen sau khi lột xác thì virus không còn tồn tại trong cơ thể rầy nữa. 3. Biện pháp phòng trị bệnh - Hiện nay không có biện pháp nào có thể trực tiếp chống virus. Biện pháp tốt nhất là quản lý rầy xanh gây hại trên ruộng. - Biện pháp canh tác + Điều chỉnh thời gian gieo sạ, phơi đất trong thời gian ít nhất là một tháng, cày lật đất để vùi rơm rạ ngay sau khi thu hoạch để loại bỏ lúa cỏ và côn trùng truyền bệnh. + Sử dụng giống xác nhận, giống kháng rầy xanh và giống kháng bệnh. + Bón phân cân đối, không bón thừa đạm. + Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy xanh trên cây lúa. - Biện pháp hóa học + Khi phát hiện có rầy trên lúa thì phun xịt các loại thuốc phòng trị rầy như: SUPER KING 500SL, CHETS DUC 700WP, VDC PENALDUC 145EC,…   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan RẦY NÂU HẠI LÚA RẦY LƯNG TRẮNG PHÒNG TRỊ SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA NHỆN GIÉ HẠI LÚA MUỖI HÀNH  
Bệnh khảm virus trên cà chua
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG Bệnh khảm virus trên cà chua
BỆNH KHẢM TRÊN CÂY CÀ CHUA - Tác nhân: do virus Tomato yellow leaf curl virus – TYLCV 1. Triệu chứng - Cây bệnh bị lùn, số hoa số quả ít, rìa lá bị vàng, lá cong lên, kích thước lá giảm. - Khi nhiễm bệnh sớm, lá xoăn mạnh và không có hoa trái, cây sớm lùn, lụi tàn, bệnh nhẹ cây cằn cỗi, trái dị dạng, dễ bị rụng, phẩm chất trái giảm, năng suất giảm. 2. Nguyên nhân gây bệnh - Do thành trùng Rầy phấn trắng Bemisia tabaci chích hút từ cây bị nhiễm bệnh do virus, sau đó virus này lưu tồn trên tuyến nước bọt của rầy trong một thời gian dài và truyền cho cây khỏe trong lần chích hút kế tiếp. - Rầy phấn trắng truyền theo kiểu bền vững từ cây bệnh sang cây khỏe, số cây nhiễm bệnh lên đến 60-75% rất nhanh chóng. 3. Đặc điểm phát sinh và phát triển bệnh - Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao vì vậy thường phát triển mạnh trong các tháng 4 đến tháng 9. - Cà chua trồng quá dày, bón nhiều đạm vô cơ, ẩm độ đất quá cao bệnh cũng thường phát sinh sớm và nặng. - Mật độ rầy phấn trắng cao 3-4 con/m2 có thể gây bệnh và phát triển ở phạm vi rộng, cà chua còn nhỏ chưa có hoa ít bệnh, thời kỳ ra hoa, kết trái bệnh thường phát triển và gây hại nặng. 4. Biện pháp phòng trừ - Sử dụng giống kháng - Phun thuốc để kiễm soát mật độ rầy phấn trắng bằng các loại thuốc như Rồng Việt, Penalduc 145EC, Super King 500SL, Voiduc, ...     Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan RẦY PHẤN TRẮNG SÂU XANH 2 SỌC TRẮNG (SÂU XANH ĂN LÁ) BỆNH HÉO MUỘN TRÊN CÀ CHUA BỆNH HÉO RŨ TRÊN CÀ CHUA    
Bệnh thối nhũn trên cây thanh long
BỆNH HẠI CÂY TRỒNG Bệnh thối nhũn trên cây thanh long
BỆNH THỐI NHŨN TRÊN CÂY THANH LONG     Tác nhân gây thối nhũn do Erwinia sp. 1. Triệu chứng thối nhũn - Triệu chứng thối nhũn biểu hiện đầu tiên là một vùng mất màu, mọng nước, sau đó lan rộng ra nhanh chóng do sự chết của tế bào. Vùng bị nhiễm trở nên mềm nhũn ra và bề mặt trở nên thối nhũn. - Mô bên trong vùng bị nhiễm có màu như kem và nhầy nhụa, tan chảy trong một khối chât nhầy của tế bào cây bị phá vỡ và vi khuẩn gây bệnh. - Mặt ngoài của vùng nhiễm bệnh có thể vẫn còn giữ được trạng thái nguyên vẹn trong khi bên trong thì các mô đã chuyển đổi hoàn toàn thành một khối chất nhầy nhụa, khối chất này từ từ rịn ra bên ngoài qua những khe hở trên bề mặt vết bệnh, khi ra ngoài không khí chúng sẽ chuyển sang màu hơi nâu hoặc nâu đậm. 2. Cơ chế gây bệnh, lưu tồn và lan truyền - Vi khuẩn Erwinia tiết ra một số enzyme như: Pectase, lysase, polygalacturonase, cellulase và proteinase để phân hủy vách tế bào cây ký chủ và tấn công gây bệnh. - Vi khuẩn Erwinia tồn tại qua mùa đông trong tàn dư thực vật nhiễm bệnh và sẽ gây bệnh cho cây trồng vào mùa sau. Luân canh với cây trồng không phải ký chủ của Erwinia sẽ hạn chế được bệnh do vi khuẩn gây ra trong mùa vụ sau, do vi khuẩn không thể tồn tại trong đất một khoảng thời gian dài mà không tìm được cây ký chủ để xâm nhiễm. - Vi khuẩn lan truyền dựa vào nước mưa, nước tưới, đất, côn trùng và xâm nhiễm vào cây qua vết thương cơ giới, vết thương tự nhiên do gió, côn trùng cắn phá. 3. Biện pháp phòng trị - Chọn giống sạch bệnh. - Luân phiên với cây trồng không phải là ký chủ của vi khuẩn Erwinia gây ra. - Thu gom và xử lý tàn dư thực vật của vụ trước. - Trồng cây theo hàng để tạo điều kiện thông thoáng trong vườn. - Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất đặc trị vi khuẩn để phòng trừ như: Ningnanmycin (PYRAMOS 40SL) , Kasugamycin (KASUDUC 20SL),…   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN THANH LONG QUẢN LÝ BỆNH HẠI SẦU RIÊNG BỆNH HẠI CAM, QUÝT BỆNH HẠI CHUỐI        
Sản phẩm chất lượng
Sản phẩm chất lượng
Cam kết người tiêu dùng nhận được sản phẩm tốt nhất
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo cung cấp sản phẩm đầy đủ theo nhu cầu sử dụng của khách hàng
Miễn phí Vận chuyển
Miễn phí Vận chuyển
Cho các đơn hàng thuộc tỉnh miền Tây
Giao hàng siêu tốc
Giao hàng siêu tốc
Giao tận nhà hoặc nhận tại cửa hàng
Giỏ hàng
Giỏ hàng của bạn đang trống.
Zalo -  CÔNG TY CP BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA