Rầy nâu hại lúa

10/08/2020 2049 lượt xem

RẦY NÂU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC

a. Thành trùng

+ Có 2 dạng cánh

+ Cánh dài che phủ cả thân, chủ yếu để bay đi tìm thức ăn

+ Cánh ngắn phủ đến đốt thứ 6 của thân mình, có khả năng đẻ trứng rất cao

b. Trứng: được đẻ thành từng hàng vào bên trong bẹ cây lúa, mỗi hàng từ 8-30 cái

+ Trứng rầy giống hình hạt gạo, dài từ 0,3-0,4mm, mới đẻ màu trắng trong, sắp nở màu vàng. Phía trên đầu trứng có bộ phận che lại gọi là nấp trứng

+ Thời gian ủ trứng từ 5-14 ngày

c. Ấu trùng

+ Còn gọi là rầy cám, khi mới nở rất nhỏ màu trắng, càng lớn rầy càng chuyển thành màu nâu nhạt

+ Ấu trùng tuổi lớn rất giống thành trùng cánh ngắn

+ Ấu trùng rầy nâu có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 14-20 ngày

2TẬP QUÁN SINH SỐNG VÀ CÁCH GÂY HẠI

+ Lúa đẻ nhánh: rầy chích hút nơi bẹ tạo thành những sọc màu nâu đậm dọc theo thân, nếu gây hại nặng làm cho cây vàng còi cọc, khô héo và chết

+ Lúa từ làm đòng đến trổ: rầy thường tập trung chích hút ở cuống đòng non,làm cây khô héo, hạt và bông lép đen

+ Lúa chín: Rầy tập trung lên thân ở phần non mềm

+ Rầy tập trung đẻ trứng ở gốc cây lúa, cách mặt nước từ 10-15 cm

+ Rầy trưởng thành bị thu hút bởi ánh sáng đèn

+ Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây lúa.

+ Khi chích hút chúng tiết enzyme làm cản trở sự di chuyển của nhựa nguyên và nước lên phần trên của cây lúa làm cho cây lúa khô héo, gây hiện tượng cháy rầy

+ Truyền tác nhân gây bệnh lùn lúa cỏ,vàng lùn, lùn xoắn lá

- Triệu chứng bệnh lùn lúa cỏ: bụi lúa bị lùn đâm rất nhiều chồi nhỏ. Lá lúa hẹp và ngã màu vàng. Trên lá có nhiều vết đỏ màu nâu

- Triệu chứng bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá:
+ Lá lúa bị vàng và có lá xanh đậm hơn có các triệu chứng như xoắn lá, rách lá, gân sưng hoặc có bướu

+ Chồi lúa bị lùn, góc lá lúa hơi xòe ngang

3. Biện pháp quản lý

a. Biện pháp canh tác

+ Vệ sinh đồng ruộng

+ Phát sạch gốc rạ, không để lúa chét phát triển

+ Để ngừa bệnh vàng lùn xoắn lá, nhổ bỏ các bụi bị bệnh

+ Sử dụng giống kháng

+ Gieo sạ giống đồng loạt và tập trung trên từng cánh đồng

+ Không gieo sạ quá dày, chỉ nên sạ từ 100-120kg giống/ha (hoặc 70-80kg/ha nếu sạ hàng)

+ Bón phân cân đối

+ Làm cỏ, tỉa, dặm kịp thời để ruộng thông thoáng

+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi mật độ rầy nâu để kịp thời xử lý

+ Nên có thời gian để đất trống để cắt đứt nguồn thức ăn của rầy nâu (20-30 ngày)

+ Luôn duy trì mực nước thích hợp, để hạn chế rầy nâu chích hút thân lúa

b.Biện pháp hóa học

Phun thuốc khi mật độ rầy 20-30 con/bụi lúa, kết hợp nâng mực nước trên ruộng cao 5 - 7 cm. Khi mật độ rầy cao (50-60 con/ bụi lúa) phun 2 lần (lần 1 cách lần 2 5-7 ngày)

Sản phẩm nổi bật

Pha 25gr cho bình 25 lít nước

Có thể kết hợp các gốc chấm Abamectin hoặc Emamectin 

https://congtydelta.com/vdc-penalduc-145ec

 

Công ty cổ phần BVTV Delta

Sản phẩm chất lượng
Sản phẩm chất lượng
Cam kết người tiêu dùng nhận được sản phẩm tốt nhất
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo cung cấp sản phẩm đầy đủ theo nhu cầu sử dụng của khách hàng
Miễn phí Vận chuyển
Miễn phí Vận chuyển
Cho các đơn hàng thuộc tỉnh miền Tây
Giao hàng siêu tốc
Giao hàng siêu tốc
Giao tận nhà hoặc nhận tại cửa hàng
Giỏ hàng
Giỏ hàng của bạn đang trống.
Zalo -  CÔNG TY CP BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA