• 0
  • 0

Giỏ hàng

Bệnh Tungro trên cây lúa

BỆNH TUNGRO TRÊN CÂY LÚA

- Tác nhân: do Rice Tungro Spherical Virus (RTSV) và Rice Tungro Bacilliform virus (RTBV) do rầy xanh đuôi đen và rầy bông làm môi giới truyền bệnh.

1. Triệu chứng

- Bệnh Tungro gây ra do virus RTSV gây triệu chứng còi cọc nhẹ ở lúa biểu hiện bệnh khó phát hiện.

- Bệnh Tungro do virus RTBV gây ra có triệu chứng điển hình là cây lùn mạnh, lá biến màu vàng, đẻ nhánh giảm. Lá biến vàng bắt đầu từ chót lá và lan rộng ra phía mép, xuống phần thấp hơn của lá lúa. Lá bệnh có thể nhỏ, không cân đối, có thể có các vệt màu nâu tối. Cây bị bệnh có thể không trỗ bông, hoặc nếu trỗ thì hạt cũng bị lép và biến màu. Bệnh xuất hiện ở tất cả giai đoạn của cây lúa, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng.

- Cây lúa bị nhiễm cả hai RTSVRTBV gây ra bệnh nghiêm trọng hơn và có triệu chứng điển hình của bệnh Tungro: cây còi cọc, lá màu vàng hoặc vàng cam. Cây bị bệnh làm số chồi sinh dưỡng kém có thể tạo ra vết lốm đốm hoặc hoại tử trên lá. Cây bị bệnh có thể không trỗ bông, hoặc nếu trỗ thì hạt cũng bị lép và biến màu. Cây bệnh rụi từng đám trên ruộng, trở nên thành dịch bệnh gây thiệt hại lớn. Nếu cây lúa còn non bị bệnh Tungro có thể làm mất 100% năng suất.

2. Sự lây truyền bệnh

- Virus RTSVRTBV không lây truyền bằng cơ giới, tiếp xúc, không truyền qua phấn hoa, không truyền qua hạt giống. Virus truyền qua nhiều loài rầy xanh (Nephotettix spp) và rầy bông. Phương thức lan truyền theo kiểu bán bền vững thời gian virus ở trong rầy khoảng 3 ngày, rầy xanh đuôi đen sau khi lột xác thì virus không còn tồn tại trong cơ thể rầy nữa.

3. Biện pháp phòng trị bệnh

- Hiện nay không có biện pháp nào có thể trực tiếp chống virus. Biện pháp tốt nhất là quản lý rầy xanh gây hại trên ruộng.

- Biện pháp canh tác

+ Điều chỉnh thời gian gieo sạ, phơi đất trong thời gian ít nhất là một tháng, cày lật đất để vùi rơm rạ ngay sau khi thu hoạch để loại bỏ lúa cỏ và côn trùng truyền bệnh.

+ Sử dụng giống xác nhận, giống kháng rầy xanh và giống kháng bệnh.

+ Bón phân cân đối, không bón thừa đạm.

+ Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy xanh trên cây lúa.

- Biện pháp hóa học

+ Khi phát hiện có rầy trên lúa thì phun xịt các loại thuốc phòng trị rầy như: SUPER KING 500SL, CHETS DUC 700WP, VDC PENALDUC 145EC,…

 

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan

RẦY NÂU HẠI LÚA

RẦY LƯNG TRẮNG

PHÒNG TRỊ SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA

NHỆN GIÉ HẠI LÚA

MUỖI HÀNH