• 0
  • 0

Giỏ hàng

Muỗi hành

MUỖI HÀNH (SÂU NĂN)

- Muỗi hành (sâu năn) gây hại và phát triển thành dịch ở nhiều nước trồng lúa ở Châu Á. Thất thoát năng suất do muỗi hành có thể đến 50%.

+ Tên khoa học: Orselia oryzae

+ Bộ: Diptera

+ Họ: Cecidomiidae

1. Đặc điểm hình thái

- Trưởng thành là loại muỗi nhỏ, dài khoảng 3-5 mm, bụng màu hồng nhạt.

- Trứng được đẻ rải rác từng quả, rất nhỏ, màu trắng, trước khi nở có màu vàng.

- Ấu trùng giống như con dòi, mình dẹt, màu trắng sữa, dài 4-5 mm.

- Nhộng màu hồng, dài 4-5 mm, nằm trong ống hành.

2. Đặc điểm sinh học

- Vòng đời: 25-30 ngày

- Trứng: 3-4 ngày

- Sâu non: 15-18 ngày

- Nhộng: 4-5 ngày

- Trưởng thành: 2-3 ngày

3. Đặc điểm sinh thái và gây hại

Muỗi hoạt động về đêm. Sức bay yếu nên thường phân bố thành khu vực. Trứng được đẻ riêng lẻ hoặc từng nhóm 3-4 cái ở phía dưới mặt lá, khu vực gần gốc lúa. Mỗi con muỗi cái đẻ từ 100-200 trứng. Trứng cần có ẩm độ cao (trên 80%) để phát triển và nở. Sâu năn phát triển thích hợp trong điều kiện tương đối ẩm, có mưa và trời ít nắng. Thường phát sinh cục bộ trên một cánh đồng hoặc một vùng hẹp do khả năng di chuyển yếu của muỗi.

4. Đặc điểm gây hại

- Muỗi tấn công cây lúa từ giai đoạn mạ đến cuối đẻ nhánh. Ấu trùng mới nở có một thời gian ngắn khoảng 1-2 ngày sống trong nước, nếu không có nước trong vòng 24 giờ ấu trùng sẽ chết, sau đó chui qua bẹ lá đục vào đỉnh sinh trưởng của lúa để chích hút. Lúc này, ấu trùng đồng thời tiết ra một chất khiến bẹ của chiết lá non nhất mọc dài ra thành ống tròn màu xanh lá hơi nhạt, phần phiến lá cuộn thành mảnh nhỏ ở đầu ống, ấu trùng sống trong đó. Khoảng 1 tuần sau khi muỗi xâm nhập, ống lúa sẽ mọc dài ra và tròn giống như cọng hành (hoặc cọng năn). Lúc này, ấu trùng sắp hóa nhộng, chúng bò lên ngọn lá hành đục một lỗ nhỏ nằm chờ hóa muỗi chui ra ngoài để tiếp tục vòng đời gây hại cho lúa. Khi đã chui ra, chúng sẽ để lại vỏ nhộng dính trên ống hành. 


 

- Những bẹ lá lúa đã bị sâu năn chích hút và biến dạng thành ống tuy không chết đi nhưng cũng không thể trổ bông được. Để bù lại, cây lúa sẽ đâm thêm nhiều chồi mới, những chồi mới này hầu như không có khả năng trổ bông.

5. Biên pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng, gieo cấy thời vụ đồng loạt.

- Bón đạm vừa phải, đúng lúc để lúa đẻ nhánh tập trung. Thay nước ruộng khi phát hiện trên ruộng có lúa bị hại.

- Cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm muỗi hành để có biện pháp phòng trị kịp thời.

- Phun thuốc phòng ngừa muỗi hành vào 3 giai đoạn: 7-10 ngày, 20-25 ngày, 35-40 ngày sau sạ. Sử dụng thuốc có tác động lưu dẫn mạnh như: Penalduc 145EC, Chet 585WG/ Chet 555WG vừa phòng trừ muỗi hành vừa ngừa được rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, nhện gié.

Thuốc trừ sâu rầy

* Cần chủ động phun ngừa muỗi hành. Tránh trường hợp muỗi hành phát triển thành dịch, khi đó việc quản lý muỗi hành vô cùng khó khăn và kém hiệu quả.

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan

Nhên gié hại lúa

Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Rầy lưng trắng hại lúa

Rầy nâu hại lúa