Thối đen trái Na - Bệnh thán thư trên cây Na (Mảng cầu ta)

24/12/2021 24 lượt xem

BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY NA

- Cây na dễ sống không kén chọn đất, kể cả đất nghèo dinh dưỡng, đất sỏi, đất cát, chua hoặc trung tính.

- Na chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu rét khá tốt. Mùa đông cây rụng lá, nghỉ đông ngừng sinh trưởng, đến mùa xuân lại mọc lá mới.

- Tuy nhiên, cây Na vẫn chịu áp lực rất lớn từ sâu bệnh hại. Trong đó, bệnh thán thư hay là bệnh đen trái Na là bệnh ảnh hưởng rất nghiệm trọng đến năng suất của cây Na.

- Tác nhân gây bệnh do: Nấm Colletotrichum gloesporioides gây ra.

1. Triệu chứng gây hại

- Bệnh gây hại cả trên lá, chồi non, hoa và trái.

- Trên trái: Nấm bệnh xâm nhiễm trên trái thể hiện triệu chứng đầu tiên là những đốm nâu đen trên trái, hơi ướt, sau vết bệnh lan rộng dần, hình dạng không đều, màu nâu sẫm tới màu đen. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần.

- Trên lá: Lá non dễ mẫn cảm với bệnh hơn lá già, trên lá có những đốm màu nâu. Đặc trưng của bệnh là những vòng đen đồng tâm, trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là các ổ bào tử. Nhiều vết bệnh liên kết nhau làm lá bị cháy khô từng mãng, ranh giới vết bệnh và phần lá còn lại có đường viền màu nâu đậm.

- Trên chồi non: Vết bệnh ban đầu có dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối. Trời nắng cả chồi bị chết khô, trời mưa thì bị thối. Vết bệnh có thể lây xuống dưới làm khô cành.

- Trên hoa: Hoa bị bệnh có màu nâu khô, rụng hoa nhiều.

2. Điều kiện phát sinh, phát triển:

- Nấm phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 6 – 32oC, thích hợp nhất là 23 – 25oC.  Điều kiện thời tiết ấm, mưa nhiều, vườn cây rậm rạp thuận lợi cho bệnh phát triển gây hại

- Nấm tồn tại ở dạng bào tử trên tàn dư cây bệnh trong đất. Nấm lan truyền do những hạt mưa bay theo gió và tiếp xúc giữa những trái nhiễm bệnh. Thời tiết ấm áp và mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển gây hại.

- Sâu đục trái gây hại cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển và gây hại nặng trên trái Na.

- Như thời tiết hiện nay thì khó kiểm soát bệnh, thường thì cây Na vào giai đoạn làm bông cho trái đến thu hoạch sẽ bị bệnh này.

3. Quản lý bệnh thán thư trên cây Na bà con cần thực hiện các biện pháp như sau.

- Không trồng mật độ quá dày, khoảng cách phù hợp là 3x3m hay 3x4m.

- Thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng.

- Bón phân cân đối, đặc biệt là không bón dư đạm.

- Bổ sung phân hữu cơ cho cây.

- Khi cây có dấu hiệu bị bệnh.

- Như trái bị đen thì tỉa bỏ thu gom đem tiêu hủy tránh làm lây lan cho trái khác.

- Giải pháp tốt nhất là bà con phun ngừa bệnh thán thư vào giai đoạn trái non khi trái bằng ngón tay cái, phun định kỳ 20 ngày/lần bằng các loại thuốc có hoạt chất như Mancozeb, Metalaxyl, Azoxystrobin, Defenconazol hoặc các loại thuốc gốc đồng.

- Sản phẩm Biorosamil hoặc sản phẩm  AMITY TOP 500SC để phòng và trị bệnh thán thư trên cây Na.

- Sử dụng kết hợp thêm 50ml Canxi Bo/ bình 25 lít để phun vừa để phòng ngừa bệnh thán thư cho trái Na vừa bổ dung Canxi và Bo giúp hạn chế rụng trái non và làm cho trái tròn đều, không bị méo mó trái.

- Nếu vườn na đang bị bệnh thì bà con chỉ sử dụng thuốc trừ bệnh, không sử dụng phân bón lá giai đoạn này. Vì nếu phun phân bón lá vô tình làm bệnh gây hại năng hơn, do nấm bệnh sẽ sử dụng nguồn dinh dưỡng trong phân bón lá để phát triển.

 

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan

QUẢN LÝ BỆNH HẠI SẦU RIÊNG

BỆNH HẠI CAM, QUÝT

QUẢN LÝ BỆNH HẠI TRÊN CÂY XOÀI

BỆNH HẠI CHUỐI

 

Sản phẩm chất lượng
Sản phẩm chất lượng
Cam kết người tiêu dùng nhận được sản phẩm tốt nhất
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo cung cấp sản phẩm đầy đủ theo nhu cầu sử dụng của khách hàng
Miễn phí Vận chuyển
Miễn phí Vận chuyển
Cho các đơn hàng thuộc tỉnh miền Tây
Giao hàng siêu tốc
Giao hàng siêu tốc
Giao tận nhà hoặc nhận tại cửa hàng
Giỏ hàng
Giỏ hàng của bạn đang trống.
Zalo -  CÔNG TY CP BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA