• 0
  • 0

Giỏ hàng

Bệnh hại cam, quýt

BỆNH HẠI CAM, QUÝT

1. BỆNH LOÉT

- Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri

- Triệu chứng: xuất hiện trên lá, trái, cành, nhất là trên lá. Cành, trái non bị thiệt hại, chủ yếu ở trong vườn ươm. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sủng ướt, màu xanh tối, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhô trên mặt lá hay vỏ trái.

+ Trên cành non có các đốm nâu sần sùi, nếu nặng sẽ làm khô chết cành. Chung quanh vết bệnh trên lá có thể có quầng màu vàng. Trái có thể bị chai.

+ Vi khuẩn có thể xâm nhiễm qua vết thương hay khí khổng, lây lan qua gió, nước mưa, côn trùng (sâu vẽ bùa).

- Phòng trị:

+ Loại bỏ cành, lá, trái bị bệnh. Phun các loại thuốc như: Kasuduc 3Sl, Pyramos 40SL hoặc BioRosamil Ở giai đoạn vừa đậu trái đến thời gian cách ly trước thu hoạch.

+ Khi có bệnh, tránh tưới quá đẫm toàn cây, tránh phun thuốc dưỡng.

2. BỆNH THỐI GỐC CHẢY MỦ

- Do nấm Phytophthora nicotianae

- Triệu chứng: nhận biết ở phần vỏ thân gần gốc, lúc đầu giống như bị sũng nước, sau đó khô, nứt bong ra dọc theo thân, vỏ thân bị thối nâu, chảy nhựa.

+ Bệnh phát triển vòng quanh thân chính và rễ cái, có thể lan đến các cành bên trên.

+ Rễ nhỏ, ngắn và thối vỏ, nhất là ở các rễ lông. Lá bị vàng dọc theo gân chính do bị thiếu dinh dưỡng, sau đó các chồi non và nhánh lớn bị chết.

+ Bệnh cũng làm thối trái, vùng thối hơi tròn, có màu nâu tối lan rộng ra khắp trái, có thể thấy khuẩn ty phát triển dày đặc trên vùng bệnh. Bệnh phát sinh ở môi trường ẩm độ, nhiệt độ cao, vườn quá ẩm, trồng quá dày, sự chống chịu của gốc ghép kém.

- Phòng trị

Cạo bỏ phần vỏ bị bệnh, bôi vào gỗ thân bằng dung dịch thuốc như BioRosamil, Mancozeb và tưới gốc.

3. BỆNH VÀNG LÁ GÂN XANH (Greening)

- Do vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra.

- Bệnh được lây truyền bởi rầy Chổng cánh (Diaphorina citri Kuwayama).

- Triệu chứng: Đầu tiên trên cây có một số nhánh có lá non chuyển sang màu vàng, trong khi các gân lá vẫn còn xanh và nổi rõ lên, trong khi đó các nhánh còn lại vẫn phát triển bình thường.

+ Lá bị bệnh nhỏ, mọc đứng, dày. Nhánh non bị chết khô, số nhánh bị bệnh trên cây tăng dần đến toàn cây. Các rễ nhánh và rễ lông bị thối. Trái nhỏ biến dạng, nhạt màu, múi bên trong bị chai, hột không nảy mầm.

+ Cây có thể ra hoa trái mùa nhưng hầu hết bị rụng. Cây bị bệnh có thể sống một vài năm mới chết.

- Phòng trị

+ Áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp để phòng trị.

+ Tiêu hủy cành bệnh, nhánh bệnh, không lấy giống từ các cây mẹ bị bệnh.

+ Những dụng cụ chăm sóc, chiết, tháp phải khử trùng.

+ Phòng trừ rầy Chổng Cánh, ngăn chặn môi giới truyền và làm lây lan bệnh.

4. GHẺ NHAM

- Do nấm Sphaeceloma fawcettii Jenkins (Elsinoe fawcettii).

- Triệu chứng: Xuất hiện vết bệnh nhỏ tròn, màu nâu nhạt, có thể nối thành mảng lớn. Lá bệnh thường bị biến dạng, xoắn. Cành non, trái cũng có vết tương tự.

- Phòng trị

+ Loại bỏ các cành lá trái bị bệnh.

+ Sử dụng thuốc BioRosamil hoặc Aviando 50SC phun định kỳ 15 ngày/lần khi vừa đậu trái.

5. MỐC HỒNG (Pink disease)

- Do nấm Corticium Salmonicolor

- Triệu chứng: Những sợi khuẩn ty nấm trắng bò lan tạo thành những mảng màu hồng, tròn hay bất định trên vỏ cây. Đôi khi thấy các mụt màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân hay nhánh. Nhánh bị bệnh sẽ bị khô chết. Bệnh phát triển nặng trên vườn trồng dày.

- Phòng trị

+ Cắt bỏ và tiêu hủy cành bệnh

+ Hằng năm có thể phun hoặc quét dung dịch thuốc BioRosamil, Mancozeb vào gốc, thân cây.

6. THÁN THƯ

- Do nấm Colletotrichum gloeosporioides

- Triệu chứng: Trên lá có vết úng nước, từ màu đỏ sậm chuyển sang màu nâu sáng và mang các ổ nấm màu hồng nhạt hay màu nâu ở tâm, viền màu đỏ sậm. Cành non cũng bị nhiễm và bị héo.


+ Trên hoa, có những vết úng nước ở cánh hoa, sau đó bị thối. Trái non bị rụng để lại cuống và lá đài. Trái lớn cũng bị nhiễm bệnh, đốm bệnh tròn, màu nâu, lõm vào vỏ trái.

- Phòng trị

+ Cắt bỏ và tiêu hủy cành bệnh

+ Sử dụng thuốc BioRosamil hoặc Aviando 50SC phun ngừa trước khi ra hoa và định kỳ 15 ngày/lần đến khi đậu trái.

7. Bệnh vàng lá thối rễ

Sản phẩm liên quan

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bệnh ghẻ nhám - Elsinoe fawcettii

Bài viết liên quan

Quản lý bệnh hại xoài

Bệnh hại khóm