RỄ LÚA BỊ PHÌNH TO - BƯỚU RỄ LÚA - TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA
Rice root knot nematode
1. Tuyến trùng là gì?
- Tuyến trùng còn gọi là giun tròn (Nematode) là những động vật không xương sống thuộc ngành giun tròn (Nematoda hay Nemata) gồm 2 lớp: Secernente và Andenophorea có 11 bộ, nhiều họ, giống và loài. Hiện nay có trên 15.000 loài đã được khảo sát, trong đó có khảng 2.000 loài sống trong đất. Hầu hết tuyến trùng gây bệnh cho cây trồng thuộc bộ Tylenchida với 5 họ chủ yếu là Heteroderidae, Tylenchidae, Aphelenchidae, Tylenchalidae và Neotylenchidae.
- Tuyến trùng có kích thước rất bé từ 0,5-5mm đa số dưới 2mm mắt thường không nhìn thấy được. Tuyến trùng thực vật sống và ký sinh ở tất cả các bộ phận của cây trồng bao gồm rễ, thân , lá và hoa.
Tuyến trùng xung quanh rễ cây trồng
2. Triệu chứng gây hại trên rễ lúa
- Tuyến trùng gây Bướu rễ trên lúa có tên khoa học là Meloidogyne graminicola.
Tuyến trùng Meloidogyne cái (hình quả lê)
Tuyến trùng Meloidogyne đực
- Tuyến trùng hại lúa có thể đục lỗ chui vào sinh sống bên trong rễ ngay từ khi mới gieo sạ và hình thành bướu trên rễ rất sớm (từ 5 ngày sau sạ). Cây lúa khoảng 1 tháng tuổi thường bị tuyến trùng xâm hại nếu đất ruộng có nguồn bệnh sẵn có. Khi bị xâm hại, cây lúa bị lùn, lá hơi vàng, tăng trưởng chậm; nhổ lên thấy rễ vẫn trắng nhưng bị ngắn lại, bướu xuất hiện ở nhiều đoạn của rễ hoặc ở chóp rễ, nơi có ổ tuyến trùng bị phù to tạo bướu 1 – 2 mm.
- Khi bị tuyến trùng ký sinh, cây lúa bị bệnh bướu rễ sẽ bị chết khi còn non (2 – 3 lá) và phát triển chậm khi cây lúa ở giai đoạn 4 lá trở đi. Giai đoạn sau cây lúa ít bị chết nhưng tốn nhiều phân bón và cây phát triển kém do chất dinh dưỡng bị tắc nghẽn không vận chuyển nuôi thân lá được. Vì vậy, nếu bị nặng cây lúa sẽ có triệu chứng vàng lá, cháy khô từ chóp xuống, lúa phát triển kém, chồi nhiễm bệnh bị lùn, trổ sớm và có rất ít hạt, hạt bị lửng lép nhiều.
- Tuyến trùng gây hại mạnh trong giai đoạn đầu của cây lúa, nhất là trong điều kiện ruộng lúa thường xuyên bị khô hạn, tuyến trùng sẽ ngừng sinh trưởng trong môi trường ngập nước. Những ruộng đất bị chua do bón nhiều lân từ những vụ trước hoặc đất có thành phần cơ giới nhẹ (cát pha) thì mật độ tuyến trùng thường cao hơn chân ruộng khác. Các chân ruộng để ải và giữ được nước thường xuyên sau gieo cấy sẽ ít bị tuyến trùng xâm hại.
- Tuyến trùng sau khi xâm nhiễm 4 ngày, các đại tế bào được thành hình. Vòng đời của tuyến trùng có thể từ 26 – 51 ngày. Khi tuyến trùng xâm nhập vào bộ rễ cây và làm tổ tạo thành bướu sẽ làm tắc nghẽn sự vận chuyển nước và dinh dưỡng của hệ thống rễ, làm cây biến vàng rồi chết dần khi còn nhỏ và chậm phát triển, còi cọc khi cây lớn.
3. Biện pháp quản lí
- Do tuyến trùng sống trong đất, hại phần rễ nên thường khó phát hiện. Khi lúa có biểu hiện triệu chứng trên thân, lá thì đã bị hại nặng, khó khăn trong việc phòng trừ. Để phòng trừ tuyến trùng hại rễ lúa, cần thường xuyên điều tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời theo các biện pháp kỹ thuật như sau:
+ Để nước ngập trong ruộng vài ngày trước khi làm đất chuẩn bị gieo sạ.
+ Cố gắng giữ nước trong ruộng, không để khô hạn lâu, nhất là giai đoạn lúa còn nhỏ.
+ Khi phát hiện tuyến trùng gây hại, cần cho nước vào ruộng khoảng 3 – 5 cm và giữ liên tục 5 – 7 ngày. Hoặc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Fipronil dạng hạt với liều lượng 1-2 kg thuốc/1.000 m2.
- Sau khi sử dụng thuốc 5 – 7 ngày, sử dụng một số loại phân bón hữu cơ qua lá có thành phần acid humic để giúp lúa nhanh hồi phục, ra lá, ra rễ nhanh hơn.
* Gợi ý sản phẩm
Phân bón vi lượng Sapphire chai 500ml. Sử dụng 50ml cho bình 25 lít nước
- Thành phần: Chất hữu cơ: 4,5%, Axit Humix (C): 1,5%, Kẽm (Zn): 16.000ppm, Kali hữu hiệu (K2O): 8,5%, Sắt (Fe): 500ppm.
- Công dụng:
+ Giải độc phèn, chống ngộ độc hữu cơ
+ Giúp bộ rễ phát triển mạnh, tạo rễ mới cho cây trồng
+ Cây đâm chồi khỏe, kéo đọt nhanh, đẻ nhánh nhiều
+ Giúp dày lá, bóng lá, cứng cọng, mập cọng
Phân bón hữu cơ qua lá giúp lúa nhanh hồi phục, ra lá, ra rễ nhanh hơn
Công ty cổ phần BVTV Delta
Nguồn: ADMIN tổng hợp - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu
Bài viết liên quan