• 0
  • 0

Giỏ hàng

Bệnh sọc trong

BỆNH SỌC TRONG

Bacterial leaf streak

- Tác nhân do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzicola

1. Triệu chứng

- Lúc đầu vết bệnh là những sọc nhỏ, màu xanh đậm dạng thấm nước và trong mờ, nằm giữa các gân nhỏ của lá lúa. Sau đó, vết bệnh ngã màu vàng cam trong mờ khi nhìn xuyên qua ánh sáng. Do vết bệnh có dạng trong mờ nên bệnh được gọi là bệnh sọc trong.

- Bệnh sọc trong gây hại ở bất kỳ giai đoạn tăng trưởng nào của cây lúa. Vi khuẩn xâm nhiễm qua khí khổng và nhân mật số lên trong các mô của lá. Triệu chứng ban đầu là vệt nhỏ dạng ngậm nước, trong suốt, vết bệnh có thể lan dọc giữa các gân lá và dần dần chuyển sang màu nâu.

- Trong điều kiện ẩm ướt về buổi sáng trên bề mặt sọc nâu tiết ra những giọt dịch nhỏ, tròn, màu vàng đục, về sau khô rắn thành viên keo vi khuẩn trong như hạt trứng cá, dễ dàng rơi khỏi mặt lá xuống nước ruộng và nhờ nguồn nước đưa đi xa để lan truyền bệnh. Cuối cùng lá bện cháy khô tương tự như bệnh bạc lá vi khuẩn.

2. Tác nhân gây hại

- Do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv.oryzicola.

- Vi khuẩn gây bệnh sọc trong thuộc nhóm vi khuẩn gam âm, hình que ngắn có kích thước 0,4-0,6 x 1-1,25 µm, di chuyển nhờ có 1 lông roi ở đầu.

3. Điều kiện phát sinh và phát triển

- Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn là 26-30 oC, vi khuẩn chết ở nhiệt độ 80oC.

- Vi khuẩn xâm nhập vào lá qua khi khẩu và xâm nhập nhiều vào buổi trưa hơn sáng sớm và chiều mát (do khí khẩu mở ra vào lúc có nhiều ánh sáng).

- Sau khi xâm nhập, vi khuẩn sống ở phần dưới của khí khẩu của lá lúa và phát triển ra chung quanh nhu mô của lá lúa. Các gân nhỏ lá là rào cản ngăn không để vi khuẩn phát triển theo chiều ngang mà chỉ phát triển dọc theo lá lúa, giữa hai gân lá. Do cách gây hại này, lúc ban đầu bệnh tạo ra các sọc hẹp trên lá lúa. Vi khuẩn nhân mật số lên và chiếm tất cả tế bào của nhu mô nơi vết bệnh. Vi khuẩn phá hủy lớp pectin và cellulose của nhu mô.

4. Biện pháp quản lý

- Làm đất tốt, cài vùi rơm rạ sâu vào đất. Làm bằng phẳng mặt ruộng, không để mặt đất lòi lõm. Chỗ trũng sẽ tích tụ phân đạm bón vào ruộng, là nơi bệnh phát triển sớm và nặng.

- Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn. Bón thúc sớm cân đối với kali theo tỷ lệ nhất định (1:1).

- Khi phát hiện có vài lá lúa mắc bệnh cần phải phun ngay thuốc trị vi khuẩn để chặn đứng bệnh lại. Cần phun lặp lại 5-7 ngày/lần tùy thời tiết. Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Ningnanmycin (Pyramos 40SL), Kasugamycin (Kasuduc 3SL), Oxolinic acid,... và các loại thuốc kháng sinh để trị bệnh sọc trong.

 

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan

Bệnh cháy bìa lá lúa

Bệnh đạo ôn

Phòng trị bệnh lem lép hạt trên lúa

Bệnh vàng lá chín sớm