• 0
  • 0

Giỏ hàng

Bọ vòi voi hại dừa

BỌ VÒI VOI HẠI DỪA

Diocalandra frumenti

- Tên khoa học: Diocalandra frumenti (Fabricius), họ Curculionidae, bộ Coleoptera

1. Thành trùng

- Là loài mọt nhỏ (tên thông thường là mọt dừa 4 đốm), kích thước cơ thể dài từ 6-8 mm, màu đen sáng, trên cánh trước có 4 đốm lớn màu vàng nâu hoặc nâu đen, chiếm gần hết diện tích của cánh. Cơ thể có màu đen hơi đỏ nhạt. Trưởng thành đực và trưởng thành cái của D. frumenti có một  số đặc điểm hình thái hơi khác nhau, con cái có kích thước lớn hơn con đực với phần cuối bụng hơi bằng, còn con đực có phần bụng thuông tròn, vòi ở trước đầu ngắn nhưng rộng hơn so với con cái.

- Trưởng thành sợ ánh sáng, hoạt động mạnh lúc chiều tối, chúng sống ở nơi tiếp xúc gữa 2 trái và gần cuống trái. Thời gian sống của thành trùng khoảng 15-22 ngày.

2. Trứng

- Trứng được đẻ trong khe nứt hoặc các rãnh ở phần cuối của hệ thống rễ phụ, gốc thân cây, trên hoa, cuống hoa, cuống trái.

- Trứng màu trắng trong, kích thước 0,9x0,3 mm và giai đoạn trứng 6-10 ngày.

3. Ấu trùng

- Ấu trùng màu trắng đến vàng nhạt, có 5 tuổi. Ấu trùng sống băng cách đục thành đường hầm trong vỏ trái. Khi tăng trưởng hoàn toàn, hàm trên ấu trùng có màu nâu đen thân phình to dần về phía hai đầu của cơ thể.

- Thời gian ấu trùng là 8-10 tuần. Ấu trùng có thể đục đường hầm ở bất kì phần nào của cây: rễ, cuống lá, chùm hoa, lá chét, bẹ lá, trái và ở tất cả độ cao của thân. Chúng đục sâu vào thân cây, việc chảy mủ thường được thấy ở miệng lỗ đục.

- Có thể có từ  10 hay nhiều hơn ấu trùng có thể phát triển trong mỗi bẹ lá.

4. Nhộng

Sự hóa nhộng diễn ra bên trong lỗ đục và không tạo kén. Ấu trùng di chuyển hướng tới gốc bẹ lá để hóa nhộng. Giai đoạn nhộng trong tự nhiên có thể từ 9-10 ngày.

5. Vòng đời

6. Triệu chứng và cách gây hại

- Được ghi nhận là dịch hại chính trên cây dừa và cọ dầu. Ấu trùng của D. frumenti có thể gây chảy mủ và rụng trái dừa non.


- Bọ vòi voi có thể gây thiệt hại ở các bộ phận như: rễ, lá, và cuống trái. Sự gây hại của ấu trùng bọ vòi voi có thể gây vàng lá sớm và làm đỗ gãy lá trên ngọn dừa và làm giảm sức sống của cây.

7. Biện pháp phòng trừ

- Thường xuyên vệ sinh, làm cỏ cho vườn thông thoáng.

- Thu gom tiêu hủy các quả bị nhiễm để hạn chế các nguồn phát tán lây lan.

- Khi vườn bị bọ vòi voi có thể sử dụng các loại thuốc như:  VOIDUC 42ECRỒNG VIỆT 100WGB52 DUC 40ECVDC PENALDUC 145EC,… để phòng trị. Nhưng chỉ được sử dụng ở giai đoạn trái còn non

 

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bà viết liên quan

SÙNG ĐỤC CỦ KHOAI LANG

BỆNH HẠI CHUỐI

SÂU HẠI CHUỐI

QUẢN LÝ SÂU HẠI SẦU RIÊNG