• 0
  • 0

Giỏ hàng

Sâu hại chuối

SÂU HẠI CHUỐI

1. Sùng đục củ (Cosmopolites sordidus)

- Thánh trùng là một loại mọt dài 0,5-1cm, màu xám, khi mới nở có màu nâu hay đen. Mọt di chuyển ban đêm, ban ngày ẩn núp ở củ hay bẹ chuối gần mặt đất. Con cái sống cả năm và đẻ trứng liên tục, chích vào thân chuối đang mọc để đẻ trứng. Ấu trùng là sùng màu trắng dài 1-1,5 cm, tạo đường đi cho nấm xâm nhiễm.

- Cây chuối không hấp thu dinh dưỡng được nên phát triển kém, nếu là cây con thì dễ chết. Cây trổ buồng nhỏ, trái nhỏ.

- Khi thấy trong vườn có lá chuối rụng nhiều hoặc cây mọc yếu mà không có dấu hiệu gì khác thì có thể nghi là bị sùng đục củ chuối.

* Phòng trị

- Chọn cây con đem trồng không có dấu vết của sùng, không chất đống cây con qua đem trước khi trồng để tránh mọt đến đẻ trứng. Không tồn trữ cây con quá lâu.

- Dùng thuốc bột rãi quanh gốc cách gốc 30 cm, hay phun thuốc nước lên thân và gốc chuối.

2. Rầy mềm

- Thành trùng dài khoảng 1,0-1,7; có màu nâu đến đen, không cánh hoặc không cánh có dạng bầu dục. Rầy mềm thường sống trong các bẹ chuối khô chung với kiến. Rầy thường chích hút cây con ở gần mặt đất, ở gốc, cũng phát hiện được rầy trên ngọn, trong lá còn cuốn tròn chưa mở và ngay cả ở cuống lá.

- Rầy chích hút nhựa, nhưng gây hại quan trọng là truyền virus gây bệnh chùn đọt chuối “Brunchy top”. Bệnh gây lá hẹp và mọc xúm xít lại nhau. Lá có những sọc màu xanh đậm. Cây mọc cằn cổi và lùn, bị nặng thì trái rất nhỏ hoặc không trái.

* Phòng trị

- Phòng ngừa bằng cách loại bỏ ngay những cây có bệnh ra khỏi vườn, không trồng gần vườn có bệnh.

- Diệt trừ rầy bằng cách phun các loại thuốc trừ sâu thông thường VOIDUC 42EC, RỒNG VIỆT 100WG, VDC PENALDUC 145EC cần vệ sinh vườn, tách bỏ các bẹ chuối khô, diệt kiến.

3. Bù lạch (Thrips sp)

- Có nhiều loài, màu nâu, màu trắng hay đen. Kích thước rất nhỏ nên khó thấy. Bù lạch đẻ trứng dưới lớp biểu bì của bẹ ở chồi non, còn trên trái thì ở chỗ tiếp xúc giữa 2 trái kế cận. Thành trùng sống trong bẹ lá, lá non hay cuống lá. Bù lạch di chuyển từ vườn này sang vườn khác chủ yếu nhờ gió (thành trùng bay rất yếu) hoặc qua vật liệu nhân giống.

- Trái bị chích hút, khi trưởng thành sẽ nổi các sẹo ghẻ ở vỏ, màu đỏ nâu và có thể nứt.

* Phòng trị

Có thể phun bằng các loại thuốc trừ sâu thông thường VOIDUC 42EC, RỒNG VIỆT 100WG, VDC PENALDUC 145EC

4. Sâu cuốn lá (Erionota thrax Linnaeus)

- Trứng được đẻ rải rác ở mặt dưới lá, có màu vàng nhạt, khi sắp nở có màu hồng. Ấu trùng màu xanh nhạt, khi lớn có màu trắng sáp bao quanh, dài khoảng 6 cm. Nhộng thon dài màu nâu vàng và cũng được phủ lớp sáp trắng. Thành trùng có màu nâu, chiều dài khoảng 5-5,5 cm (con đực), 6-6,5 cm (con cái). Cánh trước có 3 đốm vàng nhạt.

- Sâu gây hại bằng cách cắt lá và cuốn lại, lá cuốn lại sẽ khô héo đi. Ở ĐBSCL, sâu xuất hiện cũng phổ biến nhưng có mật số thấp. Khi bị nặng, cây trụi lá, quầy nhỏ.

* Phòng trừ

- Cắt bỏ lá sâu đem tiêu hủy khi mật số thấp.

- Có thể phun bằng các loại thuốc trừ sâu thông thường VOIDUC 42EC, RỒNG VIỆT 100WG, VDC PENALDUC 145EC

4. Tuyến trùng

Gồm có các loài sau:

a/ Loài đục rễ (Radopholus similis)

- Thành trùng dài 0,68 mm, rộng 0,02-0,03 mm, con cái có kim, đầu hơi tròn. Tấn công và phá hủy rễ, tạo các vết màu nâu đỏ hay đen. Rễ ngắn đi và ít mọc nhánh. Tuyến trùng có thể đục ở vòng ngoài của củ làm vòng củ đỏ lên.

- Tuyến trùng đẻ trứng ở các mô trong rễ, khi nở sẽ chích hút nhựa tế bào, các mô chết làm thành các vết đen ở rễ. Cây cằn cỗi, buồng nhỏ, trái nhỏ và dễ bị các loại nấm sống trong đất như Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani tấn công theo các vết chích hút của tuyến trùng, làm chết cây. Mật số tuyến trùng tăng nhiều từ mùa thứ 2 trở đi.

b/ Tuyến trùng làm sưng rễ (Meloidogyne incognita)

Tuyến trùng gây hại làm rễ bị sưng với nhiều nốt rễ có kích thước khác nhau. Loại này ít gây thiệt hại.

c/ Tuyến trùng xoắn ốc (Heliotylenchus spp)

Sống bên ngoài rễ làm đứt rễ.

d/ Tuyến trùng chích rễ (Pratylenchus spp)

Có triệu chứng tương tự tuyến trùng đục rễ Radopholus similis

* Cách phòng trị

- Loại bỏ các cây bệnh, đào bỏ cả rễ.

- Cày phơi đất trong 6 tháng trước khi trồng mới.

- Thường xuyên bổ sung phân hữu cơ giúp đất tơi xốp để hạn chế tuyến trùng.

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan

QUẢN LÝ SÂU HẠI SẦU RIÊNG

SÂU XANH 2 SỌC TRẮNG (SÂU XANH ĂN LÁ)

NHỆN HẠI CAM, QUÝT