Kỹ thuật thâm canh cây điều

15/01/2021 1745 lượt xem

KỸ THUẬT THÂM CANH CÂY ĐIỀU

I. VƯỜN ĐIỀU THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN

1. Giống

Giống PN1 là giống được kiểm nghiệm qua thực tiễn sản xuất tại Bình Phước và thể hiện tính vượt trội nhiều mặt, giống có tỷ lệ đậu quả 8-12 quả/chùm, năng suất cao trên 3 tấn/ha, cá biệt trên 5 tấn/ha, tỷ lệ nhân rất cao, trung bình trên 32%, kích cỡ hạt khoảng 145 hạt/kg.

2. Mật độ và khoảng cách trồng

- Mật độ trồng 400 cây/ha, khoảng cách 5m x 5m. Khi cây giao tán, tỉa thưa, để lại mật độ từ 100 cây/ha, khoảng cách 10m x 10m.

- Sơ đồ mật độ khoảng cách vườn điều trước và sau tỉa thưa

X         x          x          x          x          x          x

X         x          x          x          x          x          x

X         x          x          x          x          x          x

X         x          x          x          x          x          x

X         x          x          x          x          x          x

Trước tỉa thưa (400 cây/ha)

X                     x                      x                      x

 

X                     x                      x                      x

 

X                     x                      x                      x

Sau tỉa thưa (100 cây/ha)

3. Thời vụ trồng:

- Đối với vùng Đông Nam Bộ nên trồng sớm trong khoảng tháng 5-6 (âm lịch) giúp tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Ngoài ra, có thể trồng trong mùa khô nếu chủ động được nguồn nước tưới.

- Chỉ trồng dặm khi vườn Điều dưới 2 năm tuổi.

4. Làm cỏ

- Làm sạch cỏ xung quanh gốc cách mép tán 0,5 đến 1m.

- Cuối mùa mưa cần phát cỏ hay cày chống cháy để hạn chế cháy vườn.

- Khi vườn Điều khép tán, làm cỏ 3 đợt mỗi năm, hai đợt đầu kết hợp với các đợt bón phân, đợt thứ 3 dọn vườn chống cháy và chuẩn bị cho thu hoạch. Tàn dư thực vật (lá khô, cành khô, cỏ dại,…) ủ phân compost tạo nguồn hữu cơ cho đất.

5. Bón phân

- Lượng phân, thời hạn bón:

- Phân hữu cơ:

+ Sử dụng nguồn phân chuồng, rơm, rạ, lá cây,… để ủ phân hữu cơ bón cho Điều. Lượng bón >10kg/cây/năm, bón vào đầu mùa mưa kết hợp với phân bón vô cơ đợt 1.

- Phân vô cơ:

+ Lượng phân vô cơ bón cho điều ở thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Tuổi cây (năm)

Lượng phân bón (kg/ha/năm)

Ghi chú

Urea

Super Lân

KCl

1

54

62

14

Chia làm 3 lần bón/năm

2

113

100

22

Chia làm 2 lần bón/năm

* Ghi chú:

+ Lần 1: Bón vào đầu mùa mưa (tháng 4 âm lịch).

+ Lần 2: Bón vào tháng 8 (âm lịch).

* Cách bón:

Xẻ rãnh sâu 15-20 cm gần rìa ngoài của mép tán, bón phân và lấp đất lại để hạn chế thất thoát phân bón.

6. Tỉa cành, tạo tán:

- Năm thứ nhất và năm thứ 2 tiến hành tỉa bỏ các cành nằm sát mặt đất, để lại 1 thân chính và 3-4 cành cấp 1 cách mặt đất từ 50 cm trở lên, phân phối đều trên thân chính, các hướng tạo tán hình mâm xôi. Tỉa bỏ chồi vượt kịp thời. Với giống Điều ghép ra hoa sớm nên cắt bỏ hoa của vụ đầu.

II. VƯỜN ĐIỀU THỜI KỲ KINH DOANH

1. Tỉa cành tạo tán:

- Điều là cây ra hoa đầu cành nên năng suất tỷ lệ thuận với diện tích tán lá được chiếu sáng và mật độ chồi hoa. Tỉa cành, tạo tán cho điều nhằm gia tăng mật độ chồi và diện tích tán hữu hiệu, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, vườn Điều thông thoáng, giảm sâu bệnh hại.

- Tỉa cành 2 lần trong năm kết hợp với việc làm cỏ, vệ sinh vườn và bón phân.

+ Lần 1: Khoảng tháng 4-5 (âm lịch) hàng năm, sau thu hoạch trước khi cây ra đợt lá mới.

+ Lần 2: Khoảng tháng 7-8 (âm lịch) hàng năm, trước khi Điều rụng lá, phân hóa mầm hoa.

- Cắt tỉa cành lớn cần cắt đúng vị trí cổ cành để vết thương nhanh lành sẹo, cắt 2 lần để tránh bị tước cây. Dùng Rồng việt và BioRosamil quét hoặc phun lên mặt cắt để hạn chế mối mọt và sâu bênh tấn công.

2. Bón phân:

- Lượng phân, thời gian bón:

- Phân vô cơ

Tuổi cây (năm)

Lần bón

Lượng bón (kg/ha/năm)

Urea

Super Lân

KCl

3

1

130

200

20

2

90

0

30

4-7

Tùy theo mức độ năng suất, mỗi năm tăng thêm 20-30% lượng phân bón

8 trở đi

Điều chỉnh phân bón theo tình trạng và năng suất vườn cây

* Ghi chú:

+ Lần bón 1: Bón vào đầu mùa mưa (tháng 4 âm lịch).

+ Lần bón 2: Bón vào tháng 8 âm lịch

III. KÍCH THÍCH RA HOA, TĂNG KHẢ NĂNG ĐẬU TRÁI CHO CÂY ĐIỀU

1. Chăm sóc vườn điều giai đoạn làm trái:

- Dọn vệ sinh vườn:

+ Cần thực hiện sớm vào thời điểm ngay trước khi cây Điều ra hoa và nuôi trái. Chú ý phát quang các bụi cỏ, cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành dưới tán không hiệu quả,… 

- Xử lý gây rụng lá:

+ Là việc làm cho Điều rụng lá giúp cây bung đọt mạnh, chồi khỏe, ra hoa sớm và tập trung, thuận lợi cho khâu chăm sóc và quản lý sâu bệnh hại. Đồng thời việc điều rụng lá đều và đúng thời điểm sẽ cho thu hoạch sớm và tập trung, hạn chế gặp mưa đầu vụ làm giảm phẩm chất hạt điều, giá bán sẽ tốt hơn. 

+ Khi vườn Điều bón phân đầy đủ, trên vườn Điều có lá già vàng không đều và rụng từ 10-15% thì có thể xử lí rụng lá bằng hoạt chất Pacloputrazole.

2. Chăm sóc giai đoạn cây ra chồi non, ra hoa, đậu trái:

- Lần 1: Khi đọt ra khoảng 6 lá ổn định, cần phun phân bón lá có hàm lượng Kali cao trên 30%, hàm lượng đạm thấp dưới 7% (như 6-30-30, 7-5-44,7-7-49) kết hợp thêm thuốc sâu nhằm giúp đọt mập, mạnh, phân hóa mầm hoa tốt, phát hoa vươn dài và hạn chế sâu hại.

- Lần 2: Khi có trên 2/3 số đầu đọt ra hoa, cần phun phân bón lá chuyên dùng cho Điều, kết hợp thêm Botrac (Canxi Bo) và thuốc sâu (Penalduc 145EC,…), thuốc bệnh (Amity Top 500SC,…), nhằm bảo vệ đọt non, phát hoa, tăng tỷ lệ thụ phấn đậu trái.

- Lần 3: Khi trái đã đậu nhiều, to bằng đầu đũa ăn cơm, đây là thời điểm trái rất dễ bị rụng. Vì vậy, cần bổ sung phân bón lá chuyên dùng cho cây điều ( Ruby, Amino,…) và chú ý bổ sung thêm Botrac, Canxi (Canxi Bo), thuốc sâu, thuốc bệnh để giúp dưỡng trái tốt. Phun định kỳ Ruby 1 tháng 1 lần nhằm tăng sản lượng, năng suất trái trên cây.

- Đối với nấm bệnh: Cần phun phòng sớm khi chồi và phát hoa còn non (để bảo vệ chồi, hoa, trái non).

- Đối với sâu hại: Thường xuyên thăm vườn, xác định mức độ gây hại của bọ xít muỗi, bọ trĩ, rệp sáp, bọ đục chồi và sâu róm đỏ,…Nếu mật số cao thì sử dụng các biện pháp phun thuốc hóa học.

- Đối với phân bón lá và chất kích thích: phải phun đúng liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Tùy tình hình khí hậu, thời tiết mà có thể tăng số lần phun xịt bổ sung cho phù hợp, nhằm giúp bảo vệ đọt non, hoa, trái non,  và giúp vườn Điều cho năng suất cao.        

IV. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI

Tham khảo bài viết: Quản lý sâu bệnh hại điều

Công ty cổ phần BVTV Delta

Nguồn: Trung tâm dịch vụ Nông Nghiệp

Bài viết liên quan

Quản lý sâu bệnh hại điều

Đặc tính thực vật của cây điều

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       

Sản phẩm chất lượng
Sản phẩm chất lượng
Cam kết người tiêu dùng nhận được sản phẩm tốt nhất
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo cung cấp sản phẩm đầy đủ theo nhu cầu sử dụng của khách hàng
Miễn phí Vận chuyển
Miễn phí Vận chuyển
Cho các đơn hàng thuộc tỉnh miền Tây
Giao hàng siêu tốc
Giao hàng siêu tốc
Giao tận nhà hoặc nhận tại cửa hàng
Giỏ hàng
Giỏ hàng của bạn đang trống.
Zalo -  CÔNG TY CP BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA