CÂY TIÊU
Piper nigrum
- Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum thuộc họ Piperaceae. Tiêu được sử dụng nhiều trong đời sống con người như dùng làm gia vị thức ăn, y học (kích thích tiêu hóa, chống lạnh, nôn mửa, tiêu chảy), hương liệu….
- Hạt tiêu là loại gia vị có giá trị kinh tế cao vì được sử dụng với khối lượng lớn trong công nghiệp chế biến đồ hộp và thực phẩm. Hiện nay, Việt Nam đã được Ủy ban Hồ tiêu thế giới xếp vào nhóm nước xuất khẩu Tiêu hàng đầu thế giới.
- Ở nước ta, các vùng có tiềm năng phát triển tiêu gồm:
+ Đông Nam Bộ: Tốt nhất là vùng đất đỏ Bazalt như Lộc Ninh, Bình Long (Bình Phước), Bà Rịa, Xuân Lộc (Long Khánh).
+ Tây Nguyên: Lâm Đồng (Di linh, Bảo Lộc, Đa Hoai) Đăk Lăk, Pleiku, Buôn Mê Thuộc.
+ Miền Trung: Khe Sanh, (Quảng Trị), Tiên Phước.
+ Kiên Giang: Hà Tiên, Phú Quốc.
ĐẶC TÍNH THỰC VẬT
Rễ
Tùy thuộc vào phương pháp nhân giống và chức năng mà chia ra 4 loại rễ.
- Rễ trụ
Khi gieo hột, một rễ cái mọc ra trước ăn sâu vào trong đất để lấy nước gọi là rễ cọc. Rễ cọc mọc rất sâu có thể đến 1m.
- Rễ cái
Khi nhân giống bằng hom, rễ mọc từ thân hom tiêu gọi là rễ cái. Rễ cái có từ 3-5 rễ ăn sâu vào đất để lấy nước.
- Rễ con
Rễ mọc ra từng chùm từ rễ cái gọi là rễ con. Rễ con thường phát triển nhiều ở tầng đất mặt để lấy dưỡng chất.
- Rễ bám
Rễ mọc ra từ các đốt thân để bám trên nọc giúp cây tiêu đứng vững gọi là rễ bám hay rễ khí sinh, rễ này hấp thu dưỡng chất không nhiều lắm
b. Thân
Thân tiêu thuộc loại thân bò, cọng trụ, có màu hồng lúc non, khi già có màu xanh hay xám, có thể dài trên 10 m. Thân tiêu được cấu tạo là những bó mạch nên rất mẫn cảm với yếu tố nước. Sự thay đổi hàm lượng nước trong môi trường đất đều có ảnh hưởng đến sự trương nước của cây tiêu.
c. Nhánh
Tùy thuộc vào chức năng mà trên cây tiêu có thể chia ra 3 loại nhánh:
+ Nhánh vượt
Là những nhánh mọc rất khỏe, đâm thẳng ra từ những mắt trên than chính làm thành góc khoảng 450 với thân. Khi cây còn nhỏ, nhánh này dùng để tạo tán cho tiêu. Nhưng khi cây đã lớn thì cần cắt bỏ vì tiêu hao nhiều dưỡng chất và dễ bị sâu bệnh tấn công. Lấy cành này làm hom giống lâu cho trái, nhưng cây tiêu sống lâu
+ Nhánh ác
Là những nhánh mang trái, mọc từ những mắc trên thân chính gần ngọn. Nhánh ác có lóng ngắn, khúc khuỷu. Lấy nhánh này làm hom nhân giống mau cho trái, nhưng mau cổi và cho năng suất không cao.
+ Nhánh lươn
Là nhánh mọc từ những mắt của thân chính ở phần gốc thân gần mặt đất. Những nhánh này thường bò dài trên mặt đất, cho trái kém. Lấy nhánh làm hom nhân giống lâu cho trái, nhưng cây tiêu sống lâu.
d. Lá
Lá tiêu hình trái tim tròn hay hơi dài, tùy giống lá thuộc loại lá đơn, mọc xen, có lá bẹ làm thành ống bao lấy chồi. Phiến lá có gân chính hình lông chim, rất thơm. Mặt trên lá láng màu xanh đậm hơn mặt dưới.
e. Hoa
Hoa tiêu có thể lưỡng tính, đơn tính mọc trên một gié hoa đối diện với lá, trung bình có từ 25-5 hoa. Hoa trần, không cuống hoa, gắn ở nách một lá hoa hình dĩa, và trong một lõm.. Có 2 tiểu nhị, bầu noãn có 1 ngăn.
f. Trái
- Mỗi trái tiêu chỉ có 1 hột tròn, kích thước thay đổi tùy giống. Trái gần như không có cuống, mọc riêng lẽ trên nhánh của gié. Từ khi hoa nở đến khi trái chin mất 6-10 tháng tùy theo màu và điều kiện canh tác.
- Có thể chia thành 3 giai đoạn phát triển như sau:
+ Giai đoạn ra hoa và thụ phấn: từ 1-1,5 tháng
+ Giai đoạn từ thụ phấn đến khi trái trưởng thành: Từ 3-5 tháng
+ Giai đoạn từ trưởng thành đến chín: từ 2-3 tháng
Công ty cổ phần BVTV Delta