QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY ĐIỀU
I. CÔN TRÙNG GÂY HẠI
1. SÂU ĐỤC THÂN (Plocaederus ferrugineus)
- Thành trùng thuộc loại xén tóc màu đen, có đặc tính đẻ trứng vào phần vỏ gốc điều (từ 1m trở xuống). Ấu trùng đục vào phần mô của cây tạo thành các đường hầm trong gỗ. Nhựa chảy rất nhiều, từ các đường hầm này, làm cây suy yếu dần đến khi sâu đục giáp vòng thân, cây điều sẽ chết.
Xén tóc (thành trùng sâu đục thân)
Ấu trùng của xén tóc (sâu đục thân)
- Phòng trừ
+ Cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm khi sâu mới đục ở phần vỏ.
+ Khi phát hiên sâu, bóc chỗ vỏ có dấu sâu đục hoặc vạt nơi sâu đục thân để bắt sâu non, nhộng và trứng, cưa bỏ và tiêu hủy cành bị đục.
+ Dùng bơm hoặc xilanh bơm dung dịch thuốc trừ sâu Vua sâu. Hoặc đặt các miếng gòn có tẩm thuốc trên vào nơi có sâu đục, bịt kín lổ đục lại.
2. MUỖI CHÈ HAY BỌ XÍT MUỖI (Helopeltis antonii S.)
- Thành trùng gần giống muỗi, đầu đỏ nâu, mặt dưới có màu trắng hoặc xanh. Bọ xít này thường xuất hiện vào lúc cây ra đọt non, nụ bông. Cả thành trùng và ấu trùng đều chích hút nhựa làm khô héo cành non, cuống bông, trái non và thậm chí cả hạt non. Thiệt hại có thể lên đến 30%.
- Phòng trừ sử dụng các loại thuốc xua đuổi vào ba thời kỳ:
+ Thời kỳ thứ nhất: vào tháng 10, lúc này xuất hiện cành non.
+ Thời kỳ thứ 2: Vào tháng 12-1, lúc cây đang trổ bông.
+ Thời kỳ thứ 3: Vào tháng 2-3, lúc đang kết trái.
* Chú ý: Nên phun thuốc phòng trừ bọ xít muỗi nên phun vào lúc 6h sáng hoặc sau 4h chiều.
3. SÂU RÓM ĐỎ (Cricula trifnestrata)
- Sâu róm đỏ, lúc nhỏ sống thành từng đàn trên một vài lá. Khi lớn phát tán ra. Nhiều lúc ăn trụi lá cả cây. Sâu hóa nhộng trong những kén tơ vàng ánh. Sâu có thể gây dịch lớn. Sâu xuất hiện vào đầu mùa khô.
Sâu róm ăn lá điều
- Phòng trừ
+ Vệ sinh vườn điều thông thoáng, tỉa cành tạo tán kết hợp thu gom và tiêu hủy các ổ sâu, ổ trứng trên cành điều.
+ Cần phát hiện sớm sâu gây hại để phòng trị kịp thời. Sử dụng các loại thuốc như: Rồng Việt, Anh hung diệt sâu, Penalduc 145EC, B52 Duc,… phun ướt đẫm nơi sâu non đang phân tán.
II. BỆNH HẠI CÂY ĐIỀU
1. BỆNH LỞ CỔ RỄ (Rhizoctonia solani)
- Nấm tấn công khi hạt vừa nẩy mầm, lúc mầm nhú ra, làm cho mầm và hạt bị thối đen. Khi cây con lên khỏi mặt đất thì ở phần cổ rễ bị xâm nhập làm héo cổ rễ cây con teo lại dần, sau đó cây bị gục xuống và chết. Bệnh gây hại nặng trong giai đoạn cây con sau khi nảy mầm và từ 10-30 ngày tuổi.
- Phòng trừ: Biện pháp phòng ngừa bệnh có hiệu quả hơn trị bệnh.
+ Khử đất trước khi gieo hạt bằng vôi,
+ Xử lý hạt và bầu đất trước khi trồng bằng BioRosamil.
+ Phun BioRosamil lên gốc cây con.
+ Loại bỏ cây bệnh ra khỏi vườn ươm, tốt nhất nên đốt bỏ.
2. BỆNH ĐỐM RỈ TRÊN LÁ
- Thường tấn công trên cây đã trưởng thành. Đầu tiên, lá xuất hiện những đốm vàng nâu, vết bệnh lan nhanh, tạo thành các đốm nâu màu rỉ sắt. Khi các vết bệnh phát triển nhiều, làm cho lá vàng và rụng. Bệnh do một loại rong ký sinh gây nên, không làm chết cây nhưng làm giảm sức sinh trưởng của cây nên cây cho năng suất thấp.
- Phòng trừ:
+ Trồng đúng khoảng cách để cây có đủ ánh sáng.
+ Bón phân cân đối cho cây khỏe mạnh.
+ Phun BioRosamil hoặc Aviando 50SC lên lá 7-10 ngày một lần.
3. BỆNH THỐI ƯỚT (Phytophthora palmivora)
- Nấm tấn công vào vùng cổ thân cây con làm cho cây có màu nhạt, mô bị sậm màu, úng nước xuất hiện xung quanh thân. Về sau cây bị rũ ngọn và cuối cùng bị thối. Trong trường hợp nghiêm trọng, trên lá xuất hiện các đốm úng nước, các đốm này lan ra và kết dính lại.
- Phòng trừ
+ Phun BioRosamil hoặc Aviando 50SC lên lá 7-10 ngày một lần.
4. BỆNH THÁN THƯ HAY ANTHRACNOSE (Colletotrichum gloeosporioides)
- Gây hại phổ biến và nghiêm trọng cho điều cũng như một số cây ăn trái nhiệt đới như: Xoài, cam, chanh, đu đủ,… Nấm có thể phát triển trên mô của ký chủ chết và sống.
- Triệu chứng bệnh: đầu tiên là các vùng bị úng nước nhỏ, có màu nâu hơi đỏ, sau đó các phần bị nhiễm bệnh tiết ra chất nhựa, vết bệnh phát triển ra theo chiều dọc, làm chết cành non. Ở trên lá, triệu chứng xuất hiện trên các lá già, dưới dạng các lá nâu đỏ hay nâu đen có gốc cạnh, dần dần các vết bệnh lây lan qua gân ngang và phiến lá. Lá non bị bệnh thường bị khô đen, vỡ nát . Hoa khô đen cụp xuống và rụng. Hạt bệnh thường bị thối đen, nhăn lại. Các lá bị nhiễm bệnh thường rụng sớm, nhất là vào mùa mưa.
Bệnh thán thư hại đọt non và hoa điều
- Phòng trừ:
+ Sau thu hoạch phải tỉa bỏ các cành vô hiệu, cành sâu bệnh giúp cây thông thoáng, ánh sáng chiếu xuyên vào tán cây. Phun phòng trị bằng các loại thuốc: BioRosamil, Mancozeb, Aviando 50SC.
+ Có thể hổn hợp với thuốc trừ sâu để phun ngừa luôn bọ xít muỗi và bọ trĩ. Nên phun vào các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: khi cây vừa ra lá non (phun 1 -2 lần).
+ Giai đoạn 2: Khi vừa nhú hoa.
+ Giai đoạn 3: Khi vừa đậu trái đến khi trái to bằng hạt đậu phộng.
Công ty cổ phần BVTV Delta
Gợi ý sản phẩm
Bài viết liên quan