• 0
  • 0

Giỏ hàng

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa leo

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA LEO

1. Chọn giống

Giống dưa leo TN123, TN456, HS636, CN527, Galaxy…sinh trưởng khá, ra nhánh mạnh, bắt đầu cho thu hoạch 33 – 35 ngày sau khi gieo, trái suông đẹp, trung bình dài 14 – 18 cm, nặng 80 – 100 g, vỏ màu xanh trung bình, thịt chắc, phẩm chất ngon, dòn và năng suất trung bình 3 – 5 tấn/ 1000m2.

2. Thời vụ

- Có thể trồng quanh năm, tốt nhất là trồng vào vụ Đông Xuân (từ cuối tháng 10-2 dl) hoặc đầu mùa mưa (tháng 5-7 dl). Tuy nhiên, ở ĐBSCL hình thành 3 mùa như sau:

+ Vụ Hè Thu: Gieo tháng 5-6, thu hoạch tháng 7-8 dl.

+ Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10-11, thu hoạch tháng 12-1 dl.

+ Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 1-2, thu hoạch tháng 3-4 dl.

3. Chuẩn bị đất

- Liếp cao trung bình 15-25 cm, rộng 1m và lối đi 0,5 m, mùa mưa lên liếp cao hơn mùa nắng, sử dụng màng phủ nông nghiệp khổ rộng 1,4 m, phủ kín chân liếp. Bón phân lót và tưới thật ướt mặt liếp trước khi đậy màn phủ.

- Rãi phân lót rộng khoảng 50 cm tập trung ở giữa liếp.

4. Gieo trồng

a/ Chuẩn bị cây con

- Hạt dưa leo nảy mầm rất nhanh, mùa nắng có thể gieo hạt thẳng ngoài đồng, mùa mưa nên gieo cây con trong bầu 5 – 7 ngày đem trồng để hạn chế hao hụt cây con.

- Khoảng cách cây trên hàng 0,3-0,4 m, mật độ khoảng 1800 – 2500 cây/ 1000 m2, lượng giống 80-100 g.

b/ Trồng cây

- Rải một ít đất mịn hoặc tro trấu hoặc trấu mục vào trong lỗ (Không nên dùng nhiều tro trấu, nhất là trong mùa nắng vì sức nóng của màng phủ và của tro làm cây con sinh trưởng yếu).

- Xử lý côn trùng (dế, sâu ăn tạp…) bằng thuốc hạt có mùi hôi xung quanh gốc sau khi trồng cây. Phun Unizebando (hoạt chất Mancozeb và Metalaxyl) ngừa bệnh chết gục cây con.

c/ Chăm sóc

- Bón phân: Tổng lượng phân bón cho 1 ha dưa leo là: 800 kg hỗn hợp (16-16-8), 50kg Urê, 50kg Kali, 1000-2000 kg phân hữu cơ vi sinh và 500 kg vôi.

Bảng: Lượng phân bón và thời điểm bón cho dưa leo vùng ĐBSCL.

Loại phân

(kg/1000m2)

Tổng lượng bón

Bón lót

Bón thúc

(18-20 NSKG)

Bón nuôi trái

(35-40 NSKG)

Vôi

50

50

-

-

Phân hữu cơ vi sinh

200

200

-

-

16-16-8

80

30

20

30

KCl

5

-

2

3

Urê

5

-

Chia nhiều lần tưới

NSKG: Ngày sau khi gieo

- Bón lót: Rãi vôi bột trước khi lên liếp 5-7 ngày, sau đó rãi toàn bộ phân hữu cơ vi sinh hoặc trộn Humic 9999 với 300kg NPK 16-16-8 rãi đều lên liếp theo hàng, nơi đặt cây con. Humic giúp đất tơi xốp, giảm thất thoát phân.

- Lượng phân còn lại (ngoài 2 lần bón thúc) chia ra làm nhiều lần tưới, số lượng tăng dần theo nhu cầu của cây.

- Phân Urea tưới trước và sau khi bón thúc lần I, kích thích sinh trưởng thân lá.

- Phun phân vi lượng Sapphire hoặc Bio Delta trước bón thúc lần 1 kích thích phát triển bộ rễ khỏe, tăng khả năng hút nước và chất dinh dưỡng. Phun phân vi lượng Ruby sau khi bón thúc nuôi trái lần 2 dưỡng trái đẹp màu, tăng năng suất.

- Tỉa chồi, lá: Tỉa bỏ chồi yếu, bỏ lá chân, lá già và lá bị sâu bệnh cách ly khỏi ruộng sản xuất.

- Làm giàn: khi cây bắt đầu có tua cuốn (15-20 ngày sau khi gieo) cắm giàn hình chữ A, hoặc giàn bằng cao khoảng 2m, giăng lưới hoặc dây gân cho tua cuống của dưa leo dễ bám.

5. Phòng trừ sâu bệnh chính

- Bọ dưa, bù lạch, rầy mềm, rầy phấn trắng, dòi đục lòn: Nên trồng đồng loạt, kiểm tra ruộng dưa thường xuyên để phát hiện sớm, luân phiên thay đổi thuốc trừ sâu thế hệ mới nhóm Abamectin, Emamectin như Rồng việt kết hợp Penalduc 145EC, Anh hung diệt sâu,...

- Bệnh héo cây con, thán thư bệnh bã trầu, nứt thân chảy nhựa héo rũ: Phun Nhóm Mancozeb, Metalaxyl như: BioRosamil, Mancozeb, Manco Nhật, …

 

- Bệnh đốm do vi khuẩn trên lá và trái dùng Pyramos 40SL, Kasuduc 3SL.


Thuốc trừ nấm bệnh, vi khuẩn: https://congtydelta.com/danh-muc/329/thuoc-tru-benh

6. Thu hoạch

Dưa leo ăn trái tươi, thu hoạch lúc trái trông ngon nhất.

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan

Đặc điểm thực vật của cây dưa leo: https://congtydelta.com/bai-viet/101/dac-diem-thuc-vat-cua-cay-dua-leo

Kỹ thuật trồng dưa hấu: https://congtydelta.com/bai-viet/61/ky-thuat-trong-dua-hau