KỸ THUẬT TRỒNG DƯA HẤU
1. Chọn giống
Nhóm dưa ăn trái tươi
- Thành Long TN 522 (vỏ trái có sọc lem), Bảo Long TN 467 (vỏ trái xanh đen, sọc mờ): Giống lại F1 của công ty giống cây Trang Nông, dạng trái hình oval, ruột đỏ, vỏ mỏng, chất lượng rất cao, độ ngọt 12-14%, chống chịu bệnh khá, thuận tiện chuyên chở đi xa, đang được người tiêu dung ưa chuộng. Thời gian sinh trưởng 58-60 ngày, trọng lượng trái 2,5-4kg, năng suất 2,5-3,2 tấn/1000m2. Được trồng phổ biến tại ĐB sông Cửu Long
- Hắc Mỹ Nhân (công ty giống cây trồng Nông Hữu 1430 và Trang Nông TN 308, 386, 433): Trái hình bầu dục dài, vỏ màu xanh đậm, vỏ cứng thích hợp cho bảo quản và vận chuyển xa. Ruột màu đỏ đậm, đặc, chắc thịt, rất ít xơ, độ Brix cao (12-14%). Trọng lượng trái 2,5-3,5kg, có thể trồng được quanh năm. Thời gian sinh trưởng 56-60 ngày, thích hợp trên nhiều loại đất. Được trồng phổ biến tại ĐB sông Cửu Long
- Xuân Lan TN 130 (công ty giống cây trồng Trang Nông): sọc thưa màu xanh đậm, ruột màu vàng tươi, chắc thịt và ngọt. Trọng lượng trái 3,5-4kg, kháng sâu bệnh tốt, có thể trồng được quanh năm.
- Tiểu Hắc Long TN 736 (công ty giống cây trồng Trang Nông): Giống hạt lép trái tròn, vỏ trái màu xanh đen đậm và ruột đỏ đậm chắc thịt.
- Mặt Trời Đỏ (công ty Syngenta): Dưa hấu không hạt, trái tròn, vỏ trái sọc xanh, ruột đỏ, độ Brix 13-14%, trọng lượng trái trung bình 4-5kg và thời gian sinh trưởng 65-67 ngày.
Nhóm dưa chưng Tết
- Sugar Baby: có bán trên thị trường là giống nhập từ Mỹ (Các hãng Sunblest, Harris Moran, Eagle) Thái Lan (Chia Tai, Trái Bầu). Trong nhiều năm qua giống Sugar Baby được trồng rất phổ biến, nhất là chưng Tết. Trái tròn, trung bình 4-6 kg, vỏ màu xanh đen, ruột đỏ, thời gian sinh trưởng 65-70 ngày, đây là giống thụ phấn tự do.
- An Tiêm 95: Giống lai F1, trái to, tròn, nặng 7-8 kg, vỏ đen có gân đậm, ruột đỏ, ngon ngọt, thời gian sinh trưởng 70 ngày và năng suất vượt trội hơn giống Sugar Baby nhập khoảng 20%. Thích nghi rộng với điều kiện thời tiết, đất đai khác nhau, chỉ thích hợp canh tác trong mùa nắng (vụ Noel và dưa lạc hậu sau Tết).
2. Thời vụ
Dưa hấu trồng mùa nắng tốt hơn mùa mưa, vụ Xuân Hè thường bị bù lạch gây hại nặng, mùa mưa các giống dưa hấu lai (F1) cao sản mới trồng được, nhưng khó nhất là vụ Thu Đông (tháng 9-10 âl) mưa dầm dễ bị ngập úng và nhiều bệnh hại.
3. Chuẩn bị đất
+ Chọn đất ruộng luân canh với lúa, trồng dưa hấu cần có tầng canh tác dày, không nhiễm phèn mặn, đễ thoát nước, mực nước trong mương tưới phải thấp hơn mặt liếp ít nhất 10cm. Ngoài ra cũng có thể trồng dưa hấu trên đất giồng cát, đất liếp, bờ kênh miễn sao có đầy đủ nước tưới tiêu.
+ Kiểu liếp đôi là phổ biến nhất, trung bình 2 tim mương tưới cách nhau 3,2-4 m ( dưa hấu được trồng một hàng trên liếp đơn rộng 1,3-1,4 m), đậy màng phủ kín mặt đất ngay cả đường bò của dây dưa sau khi thu hoạch trái thu dọn sạch sẽ tàn dư của cây nên có thể trồng liên tục 2-3 vụ. Còn dưa chưng Tết, cần trái lớn nên làm liếp ruộng hơn, khoảng cách giữa 2 tim mương khoảng 6-7m. Mương tưới rộng 40-50cm, đất được đào từng lớp đất mỏng 3-4 cm xếp chồng mí lên nhau giúp cho đất mau khô và dễ tơi ra, liếp cao 15-20 cm nằm dọc chân liếp, bên dưới màng phủ, phía dây dưa bò để tưới nước và thoát nước.
Liếp đôi 2 tim mương
4. Gieo trồng
- Ngâm ủ hạt giống: Lượng hạt cần 50-60 g để trồng 1000 m2, ngâm hạt trong nước ấm 40-450C khoảng 2-3 giờ, chà rữa sạch nhớt. Ủ hạt bằng cách trái khăn bàn rồi rải hạt dưa lên trên, sau đó cuộn tròn khăn lại. Để nơi khô ráo thoáng mát, ủ khoảng 20-24 giờ sau hạt nhú mầm đem gieo.
- Gieo cây con: hạt nảy mầm được gieo trong bầu trong khay ươm chuyên dùng, sử dụng tro trấu làm giá thể gieo cây con. Cần dự trù 10-15% bầu để trồng dặm. Không nên trồng dưa hấu liên tục nhiều vụ trên cùng nền đất vì sự tích lũy mầm bệnh héo rũ (do nấm Fusarium sp.), chỉ khắc phục được bằng phương pháp ghép dưa hấu trên gốc bầu, bí mà hiện nay được áp dụng rộng rãi trên thế giới và ở nước ta.
- Cách ghép dưa hấu trên gốc bầu
+ Trước hết ủ hạt bầu cho lên mầm rồi gieo và bầu đất có kích thước 12x 8-9cm. Đặt bầu ở chỗ có nhiều nắng, hàng ngày tưới nhẹ (vừa đủ ẩm) để cây mọc đều, thân to, mập, khoẻ. Khi cây bầu có hai lá mầm, tiến hành ngâm ủ hạt dưa hấu, rồi cho trấu (đã đãi sạch, ngâm nước cho mềm) vào 2/3 chiều cao của rổ tre, rải hạt dưa đã nảy mầm lên trên và phủ thêm lớp trấu dày 2-5cm, để vào chỗ ít ánh sáng để thân mầm của dưa mọc dài và chậm mở lá mầm. Khi cây bầu ra được lá đầu tiên và cây dưa chưa mở hai lá mầm, tiến hành ghép: dùng lưỡi dao sắc, mỏng, cắt ngọn cây bầu, chừa lại hai lá mầm, dùng ghim tre nhỏ vót nhọn, ghim vào ngọn cây bầu, tạo lỗ sâu 5- 7mm. Sau đó dùng lưỡi lam cắt lấy ngọn cây dưa cách hai lá mầm khoảng 1cm về phía dưới. Rút ghim ra khỏi ngọn cây bầu rồi nhanh chóng gắn ngọn cây dưa vào. Ghép xong đặt bầu cây ở nơi kín gió, có mái che trong 2- 3 ngày. Tưới nhẹ giữ đủ ẩm cho cây để ngọn dưa không bị héo. Khi ngọn dưa đã gắn hoàn toàn với gốc bầu, đưa cây ra nắng. Khi cây dưa tháp bầu đã ra lá thật đem đi trồng.
+ Thời gian từ lúc ngâm ủ hạt đến khi bầu dưa đạt tiêu chuẩn đem trồng là khoảng 18- 22 ngày. Nên tiến hành ghép dưa vào lúc sáng sớm, hay chiều mát, những ngày mát trời, không mưa...
Dưa tháp gốc bầu
5. Trồng cây
Cây con có 1 lá nhám (lá thật) thì đem trồng (5-7 ngày sau khi gieo), sau khi đục lỗ màng phủ, đào hốc cách mé mương tưới 40cm, sâu 5-7cm, rộng 7-8cm, cho vào gốc một nắm tay hỗn hợp tro trấu và phân hữu cơ rồi đặt cây con hơi nghiêng về phía trong của liếp đôi, nếu trồng cây ghép nên cắm một que để cố định gốc thân, rãi thuốc có mùi hôi 1-2kg/1000 m2 xung quanh gốc để ngừa côn trùng cắn phá. Khoảng cách trồng giữa 2 cây trung bình 0,5m đối với dưa ăn trái tươi (mật độ 1000-1100 cây/1000 m2 đối với kiểu liếp 3,2-4m), nhưng muốn có dưa cặp để chưng trái to, mỗi trái từ 6-7 kg trở lên nên trồng thưa, khoảng cách giữa các cây khoảng 0,6-0,7 m (mật độ 500 cây/1000 m2, khoảng cách giữa 2 tim mương 6-7 m).
6. Chăm sóc
+ Bón phân: Lượng phân trung bình cho 1 ha dưa hấu khoảng 50-70 kg Urea + 50 kg KCl+ 800-1000 kg hỗn hợp 16-16-8, phân hữu cơ vi sinh 1000 kg + 500-700 kg vôi bột với công thức nguyên là 151 kg N – 128 kg P2O5 – 94 kg K2O.
Bón phân
Bảng: Lịch bón phân và lượng phân cho dưa hấu
Loại phân (kg/ha) |
Tổng số |
Bón lót |
Ngày sau khi gieo |
|
15-20 |
35-40 |
|||
Vôi bột |
500-700 |
500-700 |
- |
- |
Phân hữu cơ vi sinh |
1000 |
1000 |
- |
- |
16-16-8 |
800 |
300 |
300 |
200 |
Urea |
50 |
- |
30 |
20 |
KCl |
50 |
- |
30 |
20 |
+ Bón lót: Rải toàn bộ vôi bột trước khi đào liếp 5-7 ngày, sau đó rãi một ít rơm cỏ và toàn bộ phân hữu cơ đều trên mặt liếp, tiếp theo rãi 300 kg 16-16-8 lên nửa liếp từ mé rãnh tuới trở vào trong khoảng 60-80 cm (nơi đặt cây con), xới trộn đều vào đất sau cùng.
* Lượng phân còn lại ngoài 2 lần bón thúc chia ra làm nhiều lần tưới, số lượng tăng dần theo nhu cầu của cây dưa (Urea tưới lúc 25-27 ngày và 42-50 ngày sau khi gieo).
* Phân bón rãi nên cách gốc 15-20 cm, bón tới đâu thì tưới nước rộng đến đó để kích thích rễ phát triển rộng khắp cả mặt liếp (bộ rễ dưa có thể ăn rộng 1,2 m).
+ Tưới nước: Trước khi đậy màng phủ (sau khi bón lót) cho nước vào vừa ngập mặt ruộng cũ, nước sẽ thấm lên đỉnh liếp giúp bộ rễ cây con mới trồng đầy đủ ẩm độ nên không cần thiết tưới trên bộ lá, cây sẽ phục hồi nhanh chóng.
Tưới nước
+ Ngắt đọt: Khi cây có 4-6 lá thật (không tính 2 lá mầm) tiến hành ngắt bỏ đọt thân chính, sau đó cây đâm nhiều nhánh, tỉa chừa lại 2 nhánh tốt nhất, sau khi cây có trái (1 trái/cây), tiến hành ngắt bỏ đọt của 2 chồi (chỉ có 1 chồi mang trái), vị trí ngắt đọt ít nhất cách trái 5-6 lá. Cách làm này giúp tăng độ đồng đều của trái tăng năng suất trái mà không làm thay đổi kích thước và khối lượng trái.
+ Sửa dây: Khi dây dưa có 2 chồi (khoảng 25 ngày sau khi gieo) thì tiến hành sửa và cố định vị trí bò của dây (dùng lạc tre, hay que chuyên dùng cố định) giúp các dây bò song song khắp mặt liếp theo thứ tự, không quấn chồng lên nhau làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây và giảm nơi trú ngụ của nhiều loại sâu bệnh hại.
+ Tỉa nhánh: Tỉa nhánh sớm khi mới vừa nhú ra 5-7cm, chỉ chừa 2 nhánh/cây cho đến khi thu hoạch giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái đối với các giống dưa hấu F1 chất lượng cao, dưa chưng Tết tỉa chừa 1 thân chính (mang trái) và 2 thân nhánh.
+ Úp nụ (thụ phấn bổ sung): Đối với các giống dưa hấu lai F1 ngắn ngày chất lượng cao rất dễ đậu trái không cần phải thụ phấn bổ sung, nhưng giai đoạn hoa nở tập trung (33-35 ngày sau khi gieo) không nên sử dụng thuốc trừ sâu có mùi hôi mạnh, không sử dụng phân bón đất, bón lá hoặc chất kích thích thích vì làm giảm đậu trái. Đối với các giống dưa hấu Tết cần thụ phấn, tiến hành vào 6-8 giờ sáng trong thời kỳ hoa trổ rộ (35-40 ngày sau khi gieo), chọn hoa đực tốt úp vào nướm nhụy của hoa cái, thời gian úp nụ càng ngắn càng tốt (3-5 ngày) để các trái có cùng độ lớn, ruộng dưa đồng đều dễ chăm sóc.
+ Tuyển trái: để cho trái dưa to chỉ nên để 1 trái trên nhánh (1 cây 2 nhánh). Ngắt bỏ hoa thứ 1 và thứ 2 trước khi hoa cái thứ 3 nở (là nụ cho trái tốt nhất). Việc tuyển trái tiến hành khoảng 38-42 ngày sau khi gieo đối với dưa hấu chất lượng cao, 40-45 ngày sau khi gieo đối với dưa chưng Tết, khi trái non bằng trái chanh chọn trái thứ 3 trên dây chánh tức vị trí lá thứ 14-20, nếu dây dưa quá sung có thể chọn trái thứ 4 ở vị trí lá thứ 20-24 sẽ cho trái tốt hơn. Nếu trên dây chính không tuyển trái được thì chọn trái thứ 2 trên dây nhánh tức vị trí lá 8-14. Chọn trái đầy đặn, cuống to, dài, có nhiều lông tơ thẳng, không sâu bệnh… Đồng thời tỉa bỏ tất cả các trái ra sau.
Để 1 trái tốt nhất trên 1 nhánh
+ Kê trái: Nếu dùng rơm kê trái nên phòng ngừa sâu bệnh gây hại trên trái, vì sâu trú ẩn trong rơm lên phá hoại trái, mùa mưa rơm giữ ẩm nên dễ gây bệnh cho trái. Khi trái dưa phát triển nên đặt nằm ngang, thỉnh thoảng trở bề trái tròn đẹp và màu vỏ trái xanh đều, nếu dạng trái tròn (chưng tết) hay oval chỉ đở trái đứng thẳng khoảng 1 tuần trước khi thu hoạch.
- Phòng trừ sâu bệnh chính
+ Bù lạch (bọ trĩ), rầy mềm, rầy phấn trắng, dòi đục lòn lá,…kiễm tra ruộng thường xuyên để phát hiên sớm, phun thuốc trừ sâu thế hệ mới VDC PENALDUC 145EC
+ Bệnh héo cây con, thán thư, bệnh bả trầu, nứt thân chảy nhựa, héo rũ (chạy dây),…phun BioRosamil 72WG, Unizebando 800 WP. Đốm vi khuẩn trên lá và trái dùng Kasuduc 3SL, Beamy-Kasu 500SC nên phun giai đoạn 30 ngày sau khi gieo. Cần nhổ bỏ và tiêu hủy các bộ phận hoặc cây bệnh nặng để tránh lây lan.
7. Thu hoạch
+ Dưa hấu thu hoạch khi có độ chín 80-90 %, khoảng 58-60 ngày sau khi trồng đối với dưa hấu F1 chất lượng cao, 65-70 ngày sau khi trồng đối với dưa chưng tết.
+ Cần ngưng nước 4-5 ngày trước khi thu hoạch giúp dưa ngon ngọt và ít bị bể khi vận chuyển. Ngưng tưới phân thuốc 7-10 ngày để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.
* Trong quá trình canh tác có thể sử dụng phân bón vi lượng bổ sung dinh dưỡng cho cây và dưỡng to trái giúp tăng năng suất
Một số sản phẩm nổi bật
Công ty cổ phần BVTV Delta