• 0
  • 0

Giỏ hàng

Bệnh hại khóm

BỆNH HẠI KHÓM

1. Bệnh thối trái, thối gốc chồi

- Tác nhân: do nấm Thielaviopsis paradoxa gây ra.

- Triệu chứng

+ Bệnh xảy ra trên trái, chồi hay lá. Nấm xâm nhiễm qua các vết bầm dập ở trái khi thu hoạch hay chuyên chở, từ vết cắt ở cuống trái hay chồi, hoặc do các lá va chạm nhau. Nhiệt độ thích hợp cho nấm bệnh phát triển là từ 24-270C và ẩm độ cao (trên 90%).

+ Bệnh trên trái: Trái có đốm úng hình tròn, chuyển dần sang màu vàng rồi đen và thối rất nhanh. Nấm còn xâm nhiễm qua mặt cắt của cuống trái khi thu hoạch, lan dần vào trái gây thối.

+ Bệnh trên chồi: Nấm xâm nhiễm vào mặt cắt ở đáy chồi, làm chồi bị thối đen.

+ Bệnh trên lá: Lá bị bệnh có những đốm xám, viền nâu. Đốm bệnh sẽ biến dần sang màu nâu nhạt hay xám trắng, sau đó khô đi, làm lá biến dạng.

Triệu chứng thối trên trái

- Cách phòng trị:

+ Tiêu hủy các cây bị nhiễm bệnh

+ Xử lý chồi trước khi trồng bằng Bordeaux hoặc Bio Rosamil,…

Xử lý chồi trước khi trồng

+ Thu hoạch nhẹ nhàng tránh làm xây xát trái, tránh bầm dập vết cắt ở cuống trái

+ Sát trùng dụng cụ thu hoạch

Thuốc trừ bệnh: https://congtydelta.com/danh-muc/329/thuoc-tru-benh

2. Bệnh thối đọt và thối rễ

- Tác nhân do nấm Phytophthora parasitica gây ra

- Triệu chứng

+ Bệnh thối đọt thường xảy ra trên lá non, lá mất tính trương nước và cong, sau đó héo khô và có màu đỏ vàng hay nâu. Khi héo nhẹ, các lá đọt sẽ tách khỏi thân dễ dàng.

+ Gốc lá và ngọn thân bị thối nhũn, có mùi hôi. Trường hợp bệnh xảy ra trên rễ sẽ làm rễ bị thối đen, thường thấy ở các chân đất thoát thủy kém.

+ Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ 24-270C. Nấm bệnh lưu tồn trong đất, xâm nhiễm vào ngọn thân, gốc lá, gốc thân hay ở rễ.

Triệu chứng thối nỏn

- Cách phòng trị

+ Cần có biện pháp thoát thủy tốt ở đất trồng khóm

+ Ngâm chồi trong các dung dịch Bordeaux hoặc Bio Rosamil,…

+ Tránh vun gốc hoặc làm cỏ trong mùa mưa làm văng các bào tử lên cây.

+ Trồng chồi thân có tính kháng bệnh cao hơn chồi cuống.

3. Bệnh thối nhũn trái

- Tác nhân do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra.

- Triệu chứng

+ Bệnh thường xuất hiện khi tồn trữ trái trong kho vựa hoặc trên các trái chín ngoài đồng.

+ Bệnh phát triển rất nhanh, trong vòng 24 giờ có thể làm thối toàn trái, bên trong thịt trái có những lỗ hổng to, thịt rời rạc trong khi vỏ bên ngoài vẫn bình thường.

+ Bệnh phá hoại nặng trong mùa mưa.

Triệu chứng thối bên trong thịt trái

- Cách phòng trị

+ Loại bỏ ngay các trái bệnh tránh lây lan.

+ Tránh làm xây xát khi thu hoạch và vận chuyển.

+ Kho chứa phải thoáng mát, không chất khóm thành đống.

+ Trữ lạnh trái ở nhiệt độ 8-100C càng sớm càng tốt.

4. Bệnh khô nâu mắt trái

- Tác nhân do vi khuẩn Erwinia ananas gây ra.

- Triệu chứng

+ Xảy ra trên mắt trái (trái con) ở vùng noãn khổng.

+ Vết bệnh có màu rỉ sắt nhạt hay sậm, đôi khi có màu đen. Các mô chung quanh vùng bệnh thì cứng lại. Có thể có nhiều mắt trái bị bệnh trên cùng một trái, cắt trái ra thấy có những đốm nâu sẫm xen kẻ trên nền thịt trái vàng.

+ Bệnh làm giảm sút nghiêm trọng đến phẩm chất trái.

+ Vi khuẩn xâm nhập vào trái ở giai đoạn ra hoa, thường xuất hiện trong các tháng có nhiệt độ và ẩm độ không khí cao (cuối mùa khô).

Triệu chứng khô nâu mắt trái khóm

- Cách phòng trị

+ Nên bố trí thu hoạch vào trước cuối mùa khô.

+ Phun ngừa Pyramos 40SL ở giai đoạn trước ra hoa và giai đoạn trái non.

Chi tiết: https://congtydelta.com/san-pham/496/pyramos-40sl

Thuốc trừ bệnh: https://congtydelta.com/danh-muc/329/thuoc-tru-benh

5. Bệnh héo khô đầu lá

- Tác nhân do virus ( rệp sáp là môi giới lan truyền).

- Triệu chứng

+ Diễn biến triệu chứng trên toàn bộ lá có thể chia ra làm 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Trước tiên các lá già đỏ dần lên, sau đó rìa phiến lá cuốn lại về phía mặt dưới lá, đầu lá cong xuống đất.

+ Giai đoạn 2: Lá không trương nước nữa và chuyển qua màu hồng vàng, các đầu lá chuyển sang màu nâu và khô dần.

+ Giai đoạn 3: Các lá mọc từ giữa thân lá lần lượt cong xuống, mép lá vàng ra, các lá còn lại chuyển sang màu hồng tía, đầu lá cuốn lại.

+ Giai đoạn 4: Các đầu lá còn lại cuối cùng cuốn lại và héo khô.

Triệu chứng héo khô đầu lá

+ Thời gian từ khi nhiễm bênh đén lúc xuất hiện triệu chứng tùy theo tuổi cây.

+ Trung bình từ 2 - 3 tháng đối với cây bị nhiễm ở giai đoạn 5 tháng sau khi trồng và 4 - tháng đối với cây bị nhiễm ở giai đoạn 9 tháng sau khi trồng.

+ Khi bị nhiễm triệu chứng héo, cây vẫn có thể ra hoa, phát triển trái nhưng trái nhỏ và thường chín héo, phẩm chất kém tháng và nặng hơn trong mùa gốc.

+ Trên các vùng trồng dứa ở đồng bằng sông Cửu Long, triệu chứng héo thường xảy ra nặng trong mùa nắng (từ tháng 12 dương lịch trở đi). Dứa vụ gốc thường bị nặng hơn dứa vụ tơ. Nhóm Cayenne bị nhiễm nặng hơn nhóm Queen.

- Cách phòng trị

+ Xử lý chồi trước khi trồng bằng Bordeaux hoặc Bio Rosamil,…

+ Phòng trị rệp sáp ngăn chăn nguồn lan truyền virus.

+ Tiêu hủy các cây bệnh tránh lây lan.

 

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan

Quản lý bệnh hại trên cây xoài: https://congtydelta.com/bai-viet/77/quan-ly-benh-hai-tren-cay-xoai

Kỹ thuật trồng khóm: https://congtydelta.com/bai-viet/78/ky-thuat-trong-khom