• 0
  • 0

Giỏ hàng

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI

Mangifera indica L.

- Xoài được xem như là cây ăn trái quan trọng chiếm phần lớn thị phần trái cây trong nước, được sử dụng rộng rãi từ trái còn xanh đến trái chín. Diện tích trồng xoài của cả nước năm 2017 vào khoảng hơn 92.000ha với sản lượng 790.000 tấn xoài hàng năm.

- Hiện nay, xoài đang được phát triển theo hướng xuất khẩu nên các nhà vườn rất quan tâm đến kỹ thuật canh tác và chăm sóc cây xoài. Giúp tăng năng suất trên vườn xoài và đồng thời tăng thu nhập phát triển kinh tế gia đình.

1. THỜI VỤ

Nên trồng vào đầu mùa mưa, từ tháng 5 – 7 dương lịch. Tuy nhiên, nếu đủ nước tưới và che mát, có thể trồng xoài bất cứ lúc nào trong năm.

2. NHÂN GIỐNG

- Có nhiều giống xoài đang được trồng ở ĐBSCL như: xoài ăn chín: Xoài Cát Hòa Lộc, Xoài Cát Chu, Xoài Thanh Ca, Xoài Úc và một số giống xoài ăn sống như: Xoài Đài Loan, Xoài Thái, Xoài hòn, Xoài Tượng, Xoài ghép, Xoài Nam Doc Mai, Xoài Keo,…

- Có 3 phương pháp nhân giống: trồng bằng hột, cành ghép và trồng bằng cây ghép.

- Do trồng bằng hột, thời gian cho trái rất lâu (6 – 8 năm). Nên bà con thường sử dụng giống trồng bằng cây ghép mua tại các cửa hàng giống cây trồng.

Cây giống xoài Thái

3. LÀM ĐẤT

Lên liếp trồng xoài từ đất ruộng

Lên liếp trước khi trồng, tùy vùng có độ cao địa hình khác nhau mà bà con thiết kế liếp cho phù hợp. Vùng ĐBSCL đất thấp và có nhiều sét, dễ bị úng nước nên trồng cây trên mô, đường kính mô từ 80 - 100 cm, cao 30 – 60 cm (tùy thuộc vào cao độ địa hình đất và hệ thống đê bao chống lũ). Đất làm mô có thể là đất bãi bồi ven sông, đất mặt ruộng, đất mặt vườn cây ăn trái. Đào hố trên mô kích thước 60x60x60 cm, bón lót 20kg phân chuồng hoai mục + 200- 300 g vôi bột + 0,5 kg Super Lân vào hố, lấp đất để khoảng 30 ngày mới tiến hành trồng cây.

4. KHOẢNG CÁCH TRỒNG

Vì xoài là cây đại thụ có khả năng sống rất lâu (từ 30-50 năm), đồng thời xoài ưa sáng và có trái ở chồi ngoài tán cây, nên không trồng quá dầy. Có thể trồng thưa với khoảng cách 8x8 m hoặc 10x10m thuận lợi cho việc chăm sóc và di chuyển.

5. TRỒNG CÂY

- Sau khi ủ hố 1 tháng, bà con đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, bỏ túi nilon và đặt bầu cây vào giữa, lấp đất sao cho vừa bằng cổ rễ, sau đó nén chặt xung quanh. Cắm 2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc lại để tránh lay gốc, dẫn đến chết cây. Sau khi trồng, phủ rơm, rác mục xung quanh gốc và tưới nước giữ ẩm cho cây trong tháng đầu để tạo độ ẩm cho rễ phát triển.

- Có thể nhúng bầu đất hoặc tưới gốc bằng Bio Delta liều lượng 50ml/ 25 Lít nước để kích thích ra rễ.

6. TỈA CÀNH, TẠO TÁN

- Sau khi trồng một thời gian vài tháng (thường là 3 tháng), từ phần chồi ghép có mọc lên 3 tầng lá ( 3 chồi) ta tiến hành hãm ngọn. Từ vị trí hãm, sẽ có nhiều chồi mới mọc lên, ta chỉ để lại 3 chồi khỏe mạnh nhất – gọi là tầng cấp 1. Khi mỗi chồi này mọc được 3 cơi lá tiếp theo, ta tiến hành hãm ngọn lần 2. Tiếp tục như vậy lần thứ 3 thì dừng lại để cây phát triển tự nhiên.

Cây xoài con được 4 cơi đọt

- Hàng năm tiến hành cắt bỏ các cành mọc sâu trong tán, cành bệnh, cành già cỗi, cành mọc quá gần mặt đất, cuống quả, cành vụn của mùa trước, việc cắt tỉa cành nên tiến hành ngay sau khi thu hoạch.

7. BÓN PHÂN

- Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cho trái cách năm của xoài. Sau năm đạt năng suất cao (trúng mùa) cần gia tăng lượng phân bón để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây đủ sức nuôi trái ở năm sau.

Bón phân

- Bón phân được chia thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn kiến thiết (2 năm đầu): Chia thành 2 đợt bón/ năm (tháng 4 – 5 và tháng 11 dl): bón 150 - 300 g phân NPK 16-16-8 và 100 - 200g Urea/ cây/ năm hoặc pha 01 muỗng canh phân NPK 16-16-8 với ½ muỗng Urea/ thùng 10 lít nước, tưới vào 5, 6 gốc, định kỳ 30 ngày/ lần.

+ Phân trung vi lượng: Bón bằng cách đổ gốc hoặc phun xịt qua lá Bio Delta hoặc Thần dược với liều lượng 50ml/ 25 lít nước, mỗi năm 2-3 lần, tốt nhất là giai đoạn cây đang ra chồi non, ra lá mới. Có thể kết hợp phun chung với thuốc bảo vệ thực vật để giảm công lao động.

Phân bón vi lượng: https://congtydelta.com/danh-muc/330/phan-bon

+ Giai đoạn kinh doanh (năm thứ 3 trở đi):

+ Sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành: 550g – 300g – 240g (N-P-K) tương đương phân Urea 1,2 kg/ cây/ năm, Lân Long Thành: 2,3 kg/ cây/ năm, Kali chlorua: 0,4 kg/ cây/ năm. Phun phân vi lượng Ruby liều lượng 50ml/ 25 lít nước giúp cây phục hồi sau tổn thương do cắt tỉa cành.

+ Trước khi ra hoa (tháng 9-10): 180g – 300g – 240g (N-P-K)g/ cây/ năm tương đương phân Urea:0,4 kg/ cây/ năm, Lân Long Thành: 2,3 kg/ cây/ năm, Kali chlorua: 0,4 kg/ cây/ năm.

+ Sau đậu trái 30 - 35 ngày: 360g – 300g – 480g (N-P-K) g/ cây/ năm tương đương phân NPK 20-20-15: 1,5 kg/ cây/ năm, Phân Urea: 0,13 kg/ cây/ năm, Kali chlorua: 0,5 kg/ cây/ năm. Phun Canxi BoSiêu nuôi trái (50ml/ 25 lít nước) giúp trái to, đẹp màu, hạn chế hiện tượng nứt trái.

- Cách bón phân: xới xáo nhẹ đất nơi hình chiếu tán cây, sau đó bón phân lấp đất lại và tưới nước cho cây.

8. XỬ LÝ RA HOA

Xem bài Xử lý ra hoa xoài trái vụ: https://congtydelta.com/bai-viet/72/xu-ly-ra-hoa-xoai-trai-vu

9. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

- Xoài có nhiều sâu bệnh, gây thiệt hại nhiều nhất ở giai đoạn cây ra đọt non và lúc trổ bông, nhất là khi xoài trổ bông nghịch vụ trong mùa mưa.

- Sâu hại quan trọng như: Rầy bông xoài, Bọ trĩ, Bọ cắt lá, Sâu ăn bông, Ruồi đục trái, Sâu đục trái,…và một số loại thuốc phòng trị như: Penalduc 145EC, Anh hung diệt sâu, Vua sâu,…

Thuốc trừ sâu rầy: https://congtydelta.com/danh-muc/328/thuoc-tru-sau-ray

- Bệnh hại quan trọng như: Bệnh thán thư, bệnh phấn trắng, bệnh chết đọt, bệnh bồ hóng, bệnh đốm rong, Bệnh khô hoa, Đốm vi khuẩn, … và một số loại thuốc phòng trị như: Bio Rosamil 72WG, Amity Top 500SC, Pyramos 40SL,…

Thuốc trừ bệnh: https://congtydelta.com/danh-muc/329/thuoc-tru-benh

10. BAO TRÁI

Bao trái xoài là vấn đề cần thiết trong hệ thống sản xuất trái cây thương phẩm. Bao trái hạn chế tác động vật lý giữa các trái với nhau, giảm sâu bệnh hại trên trái xoài, tạo mẫu mã đẹp cho trái.

Bao trái

11. THU HOẠCH

Tùy hình thức tiêu thụ mà nhà vườn chọn thời điểm thu hoạch. Thường sẽ thu hoạch khi trái già tránh dập trái khi vận chuyển đi xa.

Trái có thể thu hoạch

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan:

Ruồi đục trái xoài: https://congtydelta.com/bai-viet/73/ruoi-duc-trai-xoai

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long: https://congtydelta.com/bai-viet/71/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-thanh-long

Kỹ thuật trồng mít thái: https://congtydelta.com/bai-viet/70/ky-thuat-trong-mit-thai