BỌ RÙA NÂU
- Tên khoa học: Epilachna vigintioctopunctata (Fabricius)
- Họ bọ rùa: Coccinellidae
- Bộ cánh cứng: Coleoptera
1. Ký chủ
Bọ rùa nâu tấn công trên các họ bầu, bí, dưa và cả cà chua, đậu bắp, ớt, các loại đậu.
2. Đặc điểm hình thái và sinh học
- Thành trùng
Thành trùng là một loài bọ cánh cứng có hình bán cầu, phía lưng vòng lên, phía bụng thẳng, có cánh màu đỏ cam, có 28 chấm đen trên cánh. Cơ thể có chiều dài từ 5 - 7 mm và rộng từ 4 - 6 mm. Thành trùng cái sống khoảng 51 ngày và thành trùng đực sống từ 40 - 45 ngày.
Mặt lưng
Mặt bụng
- Trứng
Trứng hình thoi, màu vàng, thường được đẻ thành từng khóm từ 9 - 55 cái ở mặt dưới lá và được xếp thẳng đứng với mặt lá. Trứng dài từ 1,2 - 1,5 mm. Một thành trùng cái có thể đẻ từ 250 - 1.000 trứng trong thời gian từ 3 - 5 ngày. Thời gian một thành trùng cái đẻ một ổ trứng kéo dài 20 - 30 phút. Khi sắp nở trứng có màu vàng sậm.
Trứng
- Ấu trùng
Ấu tùng có 4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 16-23 ngày. Khi sắp nở, ấu trùng cắn đỉnh vỏ trứng rồi dùng cử động của chân để chui ra ngoài. Ấu trùng màu vàng khi mới nở, lớn đủ sức màu đậm. Trên khắp mình có gai nhỏ màu nâu đậm mọc thẳng góc với da. Sau khi nở, ấu trùng tập trung lại vỏ trứng từ 12 - 15 giờ và ăn hết vỏ trứng mới phân tán tìm thức ăn.
Ấu trùng mới nở
Ấu trùng tuổi lớn
- Nhộng
Nhộng màu vàng nhạt gần như trắng với nhiều đốm màu nâu đậm trên thân và chuyển sang vàng khi sắp vũ hóa. Nhộng có chiều dài từ 5 - 6 mm, rộng từ 3 đến 4 mm. Nhộng phát triển trong thời gian từ 2 - 7 ngày và thường được hình thành ở mặt dưới lá. Phần cuối nhộng có phủ một lớp gai.
Nhộng
3. Đặc điểm gây hại
Cả thành trùng và ấu trùng đều sống ở mặt dưới lá, cạp biểu bì và nhu mô diệp lục của lá, chỉ còn lại biểu bì trên và gân. Mật số cao bọ rùa có thể ăn trụi lá trên cây và sau đó có thể tấn công tiếp phần ngọn, trái non và cạp cuống trái. Ấu trùng có khả năng ăn mạnh hơn thành trùng, nhất là ấu trùng tuổi 4, ăn mạnh gấp 2-3 lần thành trùng.
Thành trùng gây hại
Ấu trùng gây hại
4. Biện pháp phòng trừ
- Luân canh cây trồng họ cải.
- Thăm ruộng thường xuyên để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
- Có thể sử dụng một số loại thuốc như VOIDUC 42EC, RỒNG VIỆT 100WG, B52 DUC 40EC, VDC PENALDUC 145EC,… để phòng trị.
Công ty cổ phần BVTV Delta
Bài viết liên quan