ẢNH HƯỞNG CỦA XÂM NHẬP MẶN ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Trong những năm gần đây, xâm nhập mặn đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng ở các tỉnh ven biển ĐBSCL làm thay đổi tính chất đất theo chiều hướng bất lợi, diện tích đất nhiễm mặn ngay càng mở rộng và gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp.
1. Xâm nhập mặn là gì ?
- Xâm nhập mặn là quá trình thay thế nước ngọt trong các tầng chứa nước ở ven biển bằng nước mặn do sự dịch chuyển của khối nước mặn vào tầng nước ngọt và cũng là sự tích tụ muối hòa tan của các chất hóa học như Mg, Na, Ca,.. trong nước.
- Xâm nhập mặn làm giảm nguồn nước ngọt dưới lòng đất ở các tầng chứa nước ven biển do cả hai quá trình tự nhiên và con người gây ra. Vào mùa khô, quá trình xâm nhập mặn diễn ra mạnh nhất do nguồn nước ngọt trữ trong sông ngòi, kênh rạch bị giảm xuống mức thấp nhất và đây cũng là thời điểm nước biển theo triều cường xâm việc khai thác nước ngọt phục vụ nhu cầu kinh tế - xã hội ở vùng ven biển.
- Đất nhiễm mặn có chứa muối hòa tan chủ yếu là Sodium chloride, sodium sulphate, calcium chloride, calcium sulphate, magnesium chloride, magnesium sulphate, postasium chloride. Độ mặn thường liên kết với tính sodic. Độ mặn sodic là đất có chứa hàm lượng muối natri cao trên phức hệ hấp thu của đất, Na+ và Cl- gây độc và trở ngại cho phát triển của cây trồng
2. Cách nhận biết xâm nhập mặn
- Những thay đổi trên mặt đất
+ Bề mặt đất trở nên ngập nước thường xuyên hoặc theo mùa sau một khoảng thời gian mưa kéo dài.
+ Dòng chảy bị gián đoạn trong một thời gian dài.
+ Tại các khu vực đất trống, trong trường hợp xấu nhất sẽ xuất hiện những tinh thể muối.
+ Làm tăng độ chịu mặn của thực vật trong một khu vực.
+ Tăng độ ẩm trong các công trình.
+ Suy giảm chất lượng nước ngầm hay nước mặt.
+ Thiếu nguồn nước để phục vụ chăn nuôi và tưới tiêu.
+ Đường xá bị xuống cấp và hư hỏng.
+ Mực nước ngầm dân cao trong những đợt triều lên.
- Những thay đổi trong thảm thực vật
+ Những loại thực vật không chịu mặn sẽ bị thay thế bằng những loài thực vật chịu mặn.
+ Những loài thực vật ở vùng trũng sẽ không thể sống sót. Thực vật không thể nảy mầm và phát triển.
Sầu riêng chết hàng loạt do ảnh hưởng của mặn
+ Thành phần loài tại các cánh đồng cỏ sẽ bị thay đổi và giảm sự đa dạng sinh học do các loài cây chịu mặn chiếm ưu thế, điển hình là cỏ nước mặn.
3. Ảnh hưởng của mặn lên sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng
- Mặn ảnh hưởng đến sinh lý cây trồng thông qua những thay đổi trong tình trạng nước và trạng thái ion của tế bào.
- Khi trồng trong dung dịch NaCl, cây tích lũy Na+ và Cl- tùy theo khá năng chống chịu của chúng. Nồng độ Na+ và Cl- trong đất cao không những gây ra tình trạng thiếu nước mà còn ảnh hưởng thừa ion. Sự ức chế sinh trưởng cây trồng có thể do ảnh hưởng của Na+ và Cl- hạn chế sự hấp thu các ion khác và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng. Bởi vì, Na+ cạnh tranh với K+, Ca2+, Mg2+, Fe2+ và Mn2+, Cl- hạn chế sự hấp thu NO3-, PO42- và SO42-.
- Điều kiện khô hạn và những thay đổi trong độ ẩm, mực nước và độ mặn trong lớp đất bề mặt sẽ làm suy giảm chức năng rễ, làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng của cây, giảm hoạt động quang hợp và tác động nhiều đến các chức năng sinh lý khác. Một trong những yếu tố chính gây ra sự lão hóa của lá là giảm hàm lượng chất diệp lục trong điều kiện mặn, làm lá bị úa vàng.
- Mặn gây chết lá do đó sự vận chuyển của các chất đồng hóa tổng số tới nơi đang sinh trưởng dẫn đến sự giảm mạnh về năng suất.
- Đối với các mô hình lúa, rau màu, cây ăn trái… thì không thể cho năng suất cao khi bị nhiễm mặn và năng suất sẽ thay đổi tùy theo mức độ nhiễm mặn.
Lúa chết do ảnh hưởng của hạn mặn
Bảng 1: Thang đánh giá mức độ mặn theo 5 cấp bậc thang mặn
STT |
Mức độ mặn |
Chỉ tiêu |
1 |
Nước rất mặn |
S >= 30 (‰) |
2 |
Nước mặn |
S = 18-30 (‰) |
3 |
Nước lợ |
S = 4 – 18 (‰) |
4 |
Nước hơi lợ |
S = 0,4 – 4 (‰) |
5 |
Nước ngọt |
S <= 0,4 (‰) |
Công ty cổ phân BVTV Delta
Bài viết liên quan
CÁC GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA