Đặc tính sinh trưởng của rễ lúa

24/12/2020 2026 lượt xem

 

RỄ LÚA

Cây lúa thuộc loại Hòa thảo (Graminae), tộc Oryzae, loài Oryza. Trong đó, Oryza sativa L. là tên của lúa trồng phổ biến nhất hiện nay. Hiểu rõ cấu tạo và đặc tính sinh trưởng của các bộ phận cây lúa ta mới có thể có những biện pháp kỹ thuật thích hợp, điều khiển sự sinh trưởng của cây lúa trong từng giai đoạn để đạt năng suất cao nhất.

1. RỄ LÚA

Rễ lúa có 2 loại: rễ mầm và rễ phụ

Các loại rễ lúa

a. Rễ mầm

Rễ mầm (radicle) là rễ mọc ra đầu tiên khi hạt lúa nảy mầm. Thường mỗi hạt lúa chỉ có một rễ mầm. Rễ mầm không ăn sâu, ít phân nhánh, chỉ có lông ngắn, thường dài khoảng 10-15 cm. Rễ mầm giữ nhiệm vụ chủ yếu là hút nước cung cấp cho phôi phát triển và sẽ chết sau 10-15 ngày, lúc cây mạ được 3-4 lá. Các rễ thứ cấp có thể mọc ra khi rễ mầm bị thiệt hại. Rễ mầm còn có nhiệm vụ giúp hạt lúa bám vào đất khi gieo sạ trên đồng.

b. Rễ phụ (còn gọi là rễ bất định)

- Rễ phụ mọc ra từ các mắt (đốt) trên thân lúa. Mỗi mắt có từ 5-25 rễ phụ, rễ phụ mọc dài, có nhiều nhánh và lông hút. Tại mỗi mắt có 2 vòng rễ: vòng rễ trên to và khỏe, vòng rễ dưới nhỏ và kém quan trọng hơn. Trong giai đoạn tăng trưởng, các mắt này thường rất khít nhau và nằm ở dưới mặt đất, nên rễ lúa tạo thành một chùm, do đó, rễ lúa còn gọi là rễ chùm. Tầng rễ phụ đầu tiên mọc ra ở mắt đầu tiên ngay trên trục trung diệp.

- Ở đất khô rễ mọc thành chùm to, số rễ nhiều hơn, mọc rộng ra và ăn sâu xuống đất có thể đến 1m hay hơn nữa để tăng khả năng hút nước.

- Ở đất ngập nước, bộ rễ ăn sâu 40cm. Bên trong rễ có nhiều khoảng trống ăn thông với thân và lá. Nhờ có cấu tạo đặc biệt này mà rễ lúa có thể sống được trong điều kiện thiếu oxy do ngập nước.

- Rễ có nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây bám chặt vào đất, cho nên bộ rễ có khỏe mạnh thì cây lúa mới tốt được. Trong điều kiện bình thường rễ non có màu trắng sữa, rễ già sẽ chuyển sang màu vàng, nâu nhạt rồi nâu đậm và phần chóp rễ vẫn còn màu trắng. Bộ rễ không phát triển, rễ bị thối đen biểu hiện tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, cây lúa không hấp thu được dinh dưỡng nên còi cọc, lá vàng, dễ bị bệnh và rụi dần nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.

- Sự phát triển của bộ rễ tốt hay xấu tùy loại đất, điều kiện nước ruộng, tình trạng dinh dưỡng của cây và giống lúa.

- Trong điều kiện canh tác lúa 3 vụ hiện nay, trên ruộng rất dễ gặp tình trạng ngộ độc phèn và ngộ độc hữu cơ làm suy yếu bộ rễ lúa. Để khắc phục tình trạng ngộ độc này và giúp bộ rễ lúa phát triển tốt bà con nông dân có thể bổ sung thêm phân vi lượng Sapphire/ Bio Delta pha 50ml/bình 25 lít phun ở 2 giai đoạn: 7-10 ngày và 17-22 ngày sau khi sạ. Với thành phần trung vi lượng như: axit humic, chất hữu cơ, kẽm, sắt, kali hữu hiệu..., giúp kích thích phát triển bộ rễ, tạo rễ mới cho cây trồng, giúp giải độc phèn, ngộ độc hữu cơ, tổng hợp dinh dưỡng cho cây lúa nảy chồi mạnh. Sản phẩm có thể phối trộn với thuốc diệt cỏ mầm và thuốc trừ sâu. Nếu bà con chuẩn bị bón thúc cho lúa, có thể sử dụng Humic 9999 hoặc Bio One trộn chung với phân bón gốc vừa giúp kích thích rễ phát triển, giúp tăng hiệu quả hấp thụ phân bón của cây lúa vừa tiết kiệm công lao động.

      

Phân bón: https://congtydelta.com/danh-muc/330/phan-bon

Công ty cổ phần BVTV Delta

Nguồn: Giáo trình Cây lúa_Nguyễn Ngọc Đệ

Sản phẩm chất lượng
Sản phẩm chất lượng
Cam kết người tiêu dùng nhận được sản phẩm tốt nhất
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo cung cấp sản phẩm đầy đủ theo nhu cầu sử dụng của khách hàng
Miễn phí Vận chuyển
Miễn phí Vận chuyển
Cho các đơn hàng thuộc tỉnh miền Tây
Giao hàng siêu tốc
Giao hàng siêu tốc
Giao tận nhà hoặc nhận tại cửa hàng
Giỏ hàng
Giỏ hàng của bạn đang trống.
Zalo -  CÔNG TY CP BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA