• 0
  • 0

Giỏ hàng

Vai trò của Lưu huỳnh (S) đối với cây trồng

VAI TRÒ CỦA LƯU HUỲNH (S) ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

- Giống như N, lưu huỳnh (S) cũng là thành phần cấu tạo của acid amin. Tuy nhiên, chỉ có 2 loại acid amin có chứa S là methionine và cysteine.

- Lưu huỳnh cũng có trong thành phần của Co enzyme A nên có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình quang hợp, hô hấp, cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh.

- Lưu huỳnh không có trong thành phần của diệp lục tố nhưng rất cần thiết cho sự tạo thành diệp lục.

- S là thành phần của signigrin – chất gây mùi vị đặc biệt cho các loại cây như hành, tỏi, cải mù tạt,…

- Nhu cầu S khác nhau tùy theo loại cây trồng. Tỷ lệ S trong hạt cây họ đậu là 0,25-0,3%, trong cây họ cải biến động từ 1,1-1,7 %. Hàm lượng S nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng của cây là 0,2-0,5 % trọng lượng khô của cây. Tỷ lệ N/S là 40/1 đối với cây họ đậu.

* Thiếu lưu huỳnh (S)

- Thiếu S có sự tích tụ của NO3-, tỷ lệ N hữu cơ/S hữu cơ tăng từ 70/1-80/1.

- Sự tăng trưởng thân lá giảm so với sự phát triển của rễ, lá bị vàng đi, ngắn lại. Cây thiếu S, có dạng cây ốm yếu, các lá non có màu xanh lục nhạt đến vàng sáng gần giống như triệu chứng thiếu đạm.

- Cây họ đậu thiếu S rễ ít có nốt sần, năng suất kém. Triệu chứng thiếu S biểu hiện ở lá non trước tiên.

* Dạng S cây trồng hấp thụ

- Trong đất hàm lượng S biến thiên từ 0,05%-0,1% tùy loại đất, và hiện diện dưới 4 dạng chính sulfide, sulfate, S hữu cơ và nguyên tố S. Trong đó, cây hút S dưới dạng ion sulfate (SO42-) qua hệ thống rễ do sự di chuyển đối lưu trong vùng rễ. Đây là nguồn hấp thu S quan trọng nhất của cây trồng.

- Ngoài ra, khí SO2 trong khí quyển cũng được hấp thu và được sử dụng qua các bộ phận của cây (khí khổng) trong không khí.

* Một số triệu chứng thiếu lưu huỳnh trên cây trồng

Thiếu S trên cây thuốc lá

Thiếu S trên cây hành

Thiếu S trên cây ớt

Thiếu S trên cây cà chua

Thiếu S trên cây bắp

 

 

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan

PACLOBUTRAZOL - PHÂN BÓN ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG CÂY TRỒNG

VAI TRÒ CỦA ĐẠM ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

VAI TRÒ CỦA LÂN (P) ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

VAI TRÒ CỦA KALI (K) ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

VAI TRÒ CỦA CALCIUM (CA) ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG