• 0
  • 0

Giỏ hàng

Kỹ thuật trồng vải

KỸ THUẬT TRỒNG VẢI

1. THỜI VỤ

- Vụ Xuân: Tháng 2-3 và đầu tháng 4.

- Vụ Thu: Tháng 8, tháng 9 và tháng 10.

- Ở đồng bằng, đất trồng nên đào mương, lên liếp cao. Khoảng cách trồng ở đồng bằng 10m x 10m, đất gò đồi: 8m x 8m.

- Hố đào theo kích thước 1m x 1m, mỗi hố bón 30 – 50 kg phân chuồng hoai trước khi trồng 2 đến 3 tháng.

2. CHỌN GIỐNG

- Các giống vải chủ yếu:

+ Vải chua: là loại vải chín sớm (cuối tháng 4 đầu tháng 5), ra hoa đậu quả nhiều, năng suất ổn định, quả vải có vị chua.

+ Vải nhỡ: chín vào giữa tháng 5 đầu tháng 6. Khi chín vỏ quả vẫn còn xanh, đỉnh quả màu tím đỏ, vị ngọt, ít chua.

+ Vải thiều: quả chín đầu tháng 6 đến đầu tháng 7, tỷ lệ thịt quả cao (70-80%). Hiên nay giống vải thiều có giá trị thương phẩm cao hơn nhiều so với các giống khác.

- Ngoài các giống vải trên, còn một số giống vải lai như: Vải lai Bình Khê, vải lai Hưng Yên, vải Hùng Long.

- Tiêu chuẩn chọn giống: phải chọn giống đúng quy định. Với các giống chín sớm phải có đường kính gốc là: 1-1,5 cm, đường kính cành ghép: 0,7 cm, chiều dài cành ghép trên 40 cm. Với các giống chính vụ, các chỉ tiêu tương ứng là: 0,8-1cm, 0,5-0,7 cm và 30-40 cm. Cây giống phải có 2 – 3 cành cấp 1 trở lên, không được nhiễm các loại sâu bệnh nguy hiểm.

3. PHƯƠNG PHÁP TRỒNG

    Đào một lỗ nhỏ ở chính giữa hố, đặt bầu đất sao cho cổ rễ cao hơn mặt đất 3-5cm (ở vùng đồng bằng) và thấp hơn mặt đất 3-5 cm (ở vùng đồi), xé bỏ túi bầu, lấp đất, ấn nhẹ tay xung quanh bầu. Cắm cọc buộc dây giữ cây, tưới đẫm nước và tủ gốc giữ ẩm cho cây.

4. KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY VẢI

- Bón phân cho cây:

Tuổi cây

Lượng phân bón cho 1 cây/năm (g)

Đạm

Lân super

KCl

1

100

400

100

2

150

600

150

3

220

900

220

 

+ Hàng năm chia đều làm 4 lần vào các tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11 để thúc cây ra lộc tạo bộ khung tán tốt.

+ Cách bón: Cuốc 3-4 hố, sâu 5-7 cm, cách gốc 30-40 cm bón phân rồi lấp đất. Có thể hòa với nước để tưới.

+ Mỗi năm bón bổ sung thêm phân chuồng 30 kg/cây và vôi bột 0,5 kg/cây vào tháng 8.

- Cắt tỉa tạo tán:

+ Khi cây con đạt chiều cao 45-50 cm cần bấm ngọn để tạo cành cấp I. Chỉ để lại 3-4 cành cấp I khỏe và phân bố đồng đều về các hướng. Cành cấp I dài 25-30 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp II. Sau đó tạo cành cấp III, cấp IV bằng phương pháp tương tự.

+ Tỉa bỏ các cành trong tán, cành sâu bệnh và vặt bỏ quả ở 3 năm đầu để cây sinh trưởng tạo bộ khung tán tốt, thuận lợi cho ra hoa, đậu quả về sau.

- Tưới nước:

+ Cần tưới nước sau khi trồng và tưới đủ ẩm cho cây khi cây lớn để cây có thể cho năng suất cao và phẩm chất tốt.

4. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI

- Sâu hại

    Sâu đục gân lá, sâu đục cuốn quả, nhện lông nhung, bọ xít, rệp sáp, rệp muội… sử dụng các loại thuốc như: Penalduc 145EC, Rồng Việt, Super King, Chet 700WG, Voiduc,…

- Bệnh hại:        

    Bệnh sương mai, thán thư làm thối và rụng trái non, bệnh chết rũ, bệnh sùi cành,… sử dụng các loại thuốc như: Amity top 500SC, BioRosamil 72WP, Mancozeb, Aviando 50SC,…

5. THU HOẠCH

- Thu hoạch khi quả vải chuyển từ màu xanh sang đỏ hồng. Gai quả nhọn chuyển sang thưa, quả mềm có vị thơm.

- Thu hái tránh va chạm gây dập quả. Nếu có điều kiện cho phép, ngay sau khi thu hái nên nhúng quả trong nước lạnh tốt nhất là nước đá đang tan trong thời gian 1-3 phút. Sau khi vớt ra phải để ráo rồi mới được đóng gói.

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan

Nhu cầu dinh dưỡng của cây vải

Đặc điểm sinh trưởng của cây vải

Cách xử lý cây Na ra quả trong thân