• 0
  • 0

Giỏ hàng

Sâu khoang, sâu ăn tạp, sâu keo

SÂU KHOANG, SÂU ĂN TẠP, SÂU KEO

     Sâu khoang (còn được gọi là sâu ăn tạp, sâu keo) gây hại trên tất cả các loại rau, là đối tượng gây hại nặng trên cây rau muống. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non có thể gặm vỏ quả làm giảm phẩm chất.

Tên Khoa học: Spodoptera litura

Họ: Noctuidae

Bộ: Lepidoptera

1. VÒNG ĐỜI

2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI

- Trứng

+ Hình bán cầu, đường kính 0,4-0,5 mm. Trứng được đẻ thành ổ trên lá và được bao phủ một lớp lông màu trắng bảo vệ.

+ Trứng mới đẻ có màu trắng hơi ngã vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm.

+ Trứng nở trong khoảng 4 ngày ở điều kiện ấm áp, hoặc lên đến 11-12 ngày vào mùa đông.

- Ấu trùng

+ Sâu non mới nở có màu xanh sáng, sống tập trung và phân tán khi lớn. Sâu tuổi lớn có màu từ xám xanh đến nâu đen với những sọc vàng sáng ở hai bên hông chạy từ đốt thứ nhất của bụng đến đốt cuối. Dọc theo đường ấy có những điểm hình bán nguyệt. Từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng mỗi đốt có 1 chấm đen rõ, đây là điểm đặc biệt của loài sâu này để phân biệt với các loài sâu khác cùng giống, trong số đó 2 chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất và càng lớn 2 chấm này gần như giao nhau thành một khoang đen trên lưng nên sâu này còn có tên là “Sâu Khoang”. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 35-53 mm, hình ống tròn.

+ Khi sắp hóa nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó để hóa nhộng bên trong.

+ Sâu ăn rất mạnh, ấu trùng tuổi 1 đến tuổi 3 ăn theo nhóm trên lá, thường chừa lại lớp mỏng lá. Ấu trùng tuổi 4 đến tuổi 6 sống phân tán, dành cả ngày trốn trong đất, chỉ lên ăn vào ban đêm và sáng sớm. Không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non.

- Nhộng

Nhộng dài từ 18-20 mm, màu nâu hoặc nâu tối. Cuối bụng có một đôi gai ngắn, thời gian nhộng từ 7-10 ngày.

- Thành trùng

+ Ngài có chiều dài thân từ 20-25 mm, sải cánh rộng từ 35-45 mm. Cánh trước màu nâu vàng. Phần giữa từ cạnh trước cánh đến cạnh sau cánh có một vân ngang rộng, màu trắng. Trong đường vân trắng này có 2 đường vân màu nâu. Cánh sau màu trắng óng ánh.

+ Ngài thường vũ hóa vào buổi chiều tối và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày ngài đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Ngài hoạt động từ tối đến nữa đêm. Ngài bay rất mạnh, có khi bay xa đến vài chục mét và bay cao đến 6-7 m.

+ Sau khi vũ hóa vài giờ ngài có thể bắt cặp và một ngày sau đẻ trứng. Con cái đẻ 100-300 trứng ở mặt dưới lá của cây ký chủ, thành trùng cái gặp điều kiện thuận lợi có thể đẻ 1000-2000 trứng.

3. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

- Tiến hành cài bừa, phơi ải kỹ đất trước khi trồng rau, kết hợp làm cỏ xung quanh bờ ruộng để tiêu diệt chỗ ẩn náo của thành trùng. Có thể cho ruộng ngập nước 2-3 ngày để diệt nhộng.

- Phát hiện và tiêu diệt ổ trứng sâu. Phun thuốc khi sâu còn nhỏ để tiêu diệt sâu hiệu quả nhất.

- Sử dụng luân phiên nhiều loại thuốc để tránh làm sâu kháng thuốc. Nên phun thuốc bảo vệ cây con khi vừa xuống giống, tránh thất thoát cây giống.

 Các sản phẩm trừ sâu, rầy

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan

Bọ dưa

Quản lý sâu hại trên cây ớt

Rầy phấn trắng