QUẢN LÝ SÂU HẠI TRÊN ỚT
1. Bọ trĩ (bù lạch) (Thrips palmi)
Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại.
Phòng trị
- Treo bẫy dính màu xanh dương hoặc bẫy dính màu vàng.
- Dùng thuốc đặc trị có tính lưu dẫn có các hoạt chất như Imidacloprid, Emamectin, Fipronil như VDC PENALDUC 145EC, Anh hùng diệt sâu
2. Rầy phấn trắng (Bemisia tabaci)
- Thành trùng màu trắng, dài khoảng 2 mm, bay chậm, Ấu trùng rất giống rệp dính, màu trắng trong, được phủ một lớp sáp, ít bò, thường cố định một chỗ chích hút mô cây.
- Ấu trùng và thành trùng đều chích hút làm lá biến vàng, cây mau suy yếu, giảm năng suất và truyền bệnh siêu vi trùng.
Rầy phấn trắng và triệu chứng gây hại
Phòng trị
Dùng thuốc đặc trị như VDC PENALDUC 145EC, Anh hùng diệt sâu
3. Nhên trắng (Polyhagotarsonemus latus)
- Có kích thước rất nhỏ, nhện mới nở có màu nhạt. Nhện chích hút quanh gân chính ở mặt dưới lá làm lá non xoắn cong lại và nhỏ hơn bình thường. Khi mật độ cao làm cho lá vàng , khô và rụng. Hoa bị hại có thể bị rụng, hại trái làm da biến màu sần sùi (da cám) và có thể truyền bệnh virus cho cây.
- Điều kiện mùa nóng khô hạn thích hợp cho nhện phát triển.
Nhện trắng và triệu chứng gây hại
Phòng trị
- Tưới nước giữ ẩm cho cây trong mùa khô
- Phun thuốc Anh hùng diệt sâu, Rồng việt
4. Rầy mềm (Aphys gossypii)
Ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1-2mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn bị chùn đọt và lá bị vàng
Rầy mềm và triệu chứng gây hại
Phòng trị
Phun thuốc đặc trị rầy mềm Anh hùng diệt sâu
5. Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae hay Dacus cucurbitae)
- Ấu trùng là loại dòi có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, miệng có một móc cứng đen, dài khoảng 6-8mm. Ruồi trưởng thành có kích thước từ 6-8mm, màu vàng có các vạch đen trên ngực và bụng. Cuối bụng ruồi cái có vòi dài, nhọn dùng để chích vào trái đẻ trứng.
- Ruồi cái đẻ trứng trong trái non, sau đó trứng nở thành dòi và đục thành đường hầm, ngoằn ngoèo trong trái, ăn phần mềm trong trái làm cho trái rụng. Làm nhộng dưới đất và gây hại nặng vào mùa mưa.
Ruồi đục trái và triệu chứng gây hại
Phòng trị
- Thường xuyên gom tiêu hủy các trái bị rụng có dòi hại.
- Phun thuốc để phòng trừ giai đoạn bắt đầu đậu trái, có thể phun kèm thuốc bột tỏi để xua đuổi
6. Sâu đục trái (Heliothis armigera)
- Sâu non có màu xanh lá cây, hồng nhạt hoặc nâu sẫm. Sâu non lúc nhỏ sống tập trung ở mặt dưới lá nên gọi là sâu ổ, khi lớn lên phân tán dần, mình có màu xám với khoang đen lớn ở trên phía lưng sau đầu.
- Sâu ăn lủng trái và lá có hình dạng bất định, hoặc cắn đứt ngang thân cây con. Sau đó, sâu thường chui vào sống trong đất, ẩn dưới các kẻ nứt hay rơm rạ phủ lên trên bề mặt đất, nhộng ở trong đất.
Sâu đục trái và triệu chứng gây hại
Phòng trị
- Cắt bỏ ổ trứng hay bắt sâu non đang sống tập trung và thu gom trái sâu đựng vào bọc đem tiêu hủy.
- Phun thuốc vào chiều tối các loại thuốc như Anh hùng diệt sâu, vua sâu
* Các sản phẩm
Các sản phẩm liên quan: https://congtydelta.com/danh-muc/668/thuoc-tru-sau-ray
Công ty cổ phần BVTV Delta