• 0
  • 0

Giỏ hàng

Cơ chế tác động của thuốc bảo vệ thực vật

CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 

- Tùy theo con đường mà các chất độc xâm nhập vào cơ thể dịch hại, có thể phân loại các loại thuốc trừ dịch hại theo các nhóm sau:

+ Thuốc vị độc (thuốc nội tác động): Là những thuốc xâm nhập vào cơ thể cùng với thức ăn qua con đường tiêu hóa, thường dùng để diệt các côn trùng nhai gậm, liếm hút, chuột,…

+ Thuốc tiếp xúc: Xâm nhập vào cơ thể qua da, biểu bì, thường dùng để diệt các côn trùng sống không ẩn náu, các vi sinh vật gây hại, trừ cỏ…

+ Thuốc xông hơi: Qua dạng hơi thuốc khuếch tán vào không khí chung quanh dịch hại và xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.

+ Thuốc lưu dẫn: Là những thuốc khi được áp dụng trên bộ phận của thực vật (như lá hoặc rễ) thì nó có khả năng xâm nhập vào bên trong và dẫn truyền theo mạch nhựa đến các bộ phận khác làm cho cơ thể thực vật trở nên độc đối với dịch hại (thuốc trừ sâu, bệnh); hoặc toàn bộ cá thể thực vật đó bị gây hại (thuốc trừ cỏ). Các thuốc lưu dẫn thường được ưa chuộng hơn do ít bị rửa trôi, ít gây hại đến thiên địch.

+ Thuốc có tác động chọn lọc và không chọn lọc: Thuốc có tác động chọn lọc là những thuốc chỉ có tác dụng trên một số loài dịch hại và không ảnh hưởng xấu đến các loài thiên địch (côn trùng bắt mồi và ký sinh) hay những sinh vật có ích khác (gia súc, cá, thú rừng,...). Đối với thuốc trừ cỏ, tính chọn lọc của thuốc biểu hiện ở khả năng không gây hại đối với thực vật.

Công ty cổ phần BVTV Delta

Thuốc trừ sâu rầy

Thuốc trừ bệnh