Dinh dưỡng lúa

21/08/2020 201 lượt xem

DINH DƯỠNG CÂY LÚA

- Phân đa lượng: Đa lượng là số lượng nhiều. Phân NPK thuộc loại đa lượng vì cây lúa cần được bón với số lượng nhiều thường là hàng trăm kí trên hecta.

- Phân trung lượng: Trung là trung bình, nằm giữa, do cây cần số lượng ít hơn phân NPK, các chất này gọi là trung lượng vì cây vẫn cần nhưng lượng hút vào ít hơn NPK; nếu có bị thiếu cũng không gây hậu quả nghiệm trọng như các yếu tố đa lượng.

- Phân vi lượng: Các chất vi lượng thường chỉ bón từ 0,5-2kg trên ha là đủ. Do vậy không phải đất nào cũng thiếu vi lượng rõ rệt như các nguyên tố đa lượng.

1. Quy luật hấp thụ dinh dưỡng của cây lúa

- Khi lúa đẻ nhánh hấp thụ ít.

- Khi lúa trổ đòng là thời kỳ hấp thụ phân nhiều nhất và cường độ hấp thụ mạnh nhất.

- Sau khi ra bông cho đến khi lúa chín lượng hấp thụ phân giảm.


Cây lúa hấp thụ dinh dưỡng theo từng giai đoạn

3. DINH DƯỠNG ĐẠM

- Vai trò: Là chất tạo hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân.

- Triệu chứng thiếu: Cây lúa bị lùn, nở bụi ít, chồi nhỏ, lá ngắn hẹp, trở nên vàng và rụi sớm, cây lúa còi cọc không phát triển. Trong giai đoạn sinh sản bông lúa sẽ ngắn, ít hạt, hạt nhỏ và có nhiều hạt thối hóa.

Triệu chứng thiếu đạm

- Triệu chứng dư: cây lúa phát triển thân lá quá mức, mô non mềm, dễ ngã, tán lá rậm rạp, lượng đạm tự do trong cây cao, nên cây dễ nhiễm bệnh, làm giảm năng suất rất nhiều. 

Triệu chứng dư đạm

4. DINH DƯỠNG LÂN

- Vai trò:

Thúc đẩy việc sử dụng và tổng hợp chất đạm trong cây, kích thích rễ phát triển, giúp cây lúa mau lại sức sau khi cấy, nở bụi mạnh, kết nhiều hạt chắc, tăng phẩm chất gạo, giúp lúa chín sớm và tập trung hơn.

- Triệu chứng thiếu:

+ Cây lúa lùn, nở bụi kém, lá thẳng hẹp và màu sậm hơn bình thường hoặc ngã sang màu tím bầm, lúa sẽ trổ và chín muộn, hạt không no đầy và phẩm chất giảm.

+ Cây lúa cần lân nhất trong giai đoạn đầu. Khi cây lúa trổ, khoảng 37-83% chất lân được chuyển lên bông.

Triệu chứng thiếu Lân

5. DINH DƯỠNG KALI

- Vai trò:

+ Làm cứng cây, giúp cây quang hợp tốt, bông to, chắc hạt, chống rét, hạn chế sâu bệnh, Kali chủ yếu trong rơm rạ, chỉ khoảng 6-20% ở trên bông.

Triệu chứng thiếu:

+ Chiều cao và số chồi bình thường, lá vẫn xanh nhưng mềm rũ, yếu ớt, dễ đổ ngã, dễ nhiễm bệnh nhất là bệnh dốm nâu, lá già rụi sớm.

+ Cây cần Kali ở giai đoạn đầu sinh trưởng và giai đoạn cuối.           

Triệu chứng thiếu Kali

6. DINH DƯỠNG SILIC

- Vai trò:

+ Giúp cây lúa cứng cáp, chống đỗ ngã, kháng sự xâm nhập của mầm bệnh và sự tấn công của côn trùng, lá thẳng đứng, nhiều bông.

+ Giảm thoát hơi nước giúp cây chịu hạn khỏe hơn.

- Triệu chứng thiếu:

+ Lá mềm, rũ xuống.

+ Cây thiếu Silic thường bị đỗ.

Cây lúa thiếu Silic và lúa bị đỗ ngã do thiếu Silic

7. DINH DƯỠNG SẮT (Fe)

- Vai trò:

Là thành phần cấu tạo của Chlorophyll (diệp lục tố) và một số phân hóa tố trong cây.

+ Sắt cần cho quang hợp.

+ Thiếu sắt hạn chế sự hấp thụ Kali.

- Thiếu sắt:

+ Toàn bộ lá trở nên úa vàng và rất nhợt nhạt.

+ Toàn bộ cây lúa trở nên úa vàng và chết nếu thiếu sắt nghiêm trọng.

Triệu chứng thiếu sắt

- Ngộ độc sắt (Fe):

+ Các đốm nhỏ màu nâu ở các lá phía dưới bắt đầu từ ngọn lá hoặc toàn bộ lá có màu vàng da cam đến màu nâu.

+ Màng đen phủ lên bề mặt rễ. Giảm sức oxi hóa của rễ.

Triệu chứng ngộ độc sắt

 

           

Công ty cổ phần BVTV Delta

 

Sản phẩm chất lượng
Sản phẩm chất lượng
Cam kết người tiêu dùng nhận được sản phẩm tốt nhất
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo cung cấp sản phẩm đầy đủ theo nhu cầu sử dụng của khách hàng
Miễn phí Vận chuyển
Miễn phí Vận chuyển
Cho các đơn hàng thuộc tỉnh miền Tây
Giao hàng siêu tốc
Giao hàng siêu tốc
Giao tận nhà hoặc nhận tại cửa hàng
Giỏ hàng
Giỏ hàng của bạn đang trống.
Zalo -  CÔNG TY CP BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA