CÂY ĂN TRÁI

Thiết kế mương líp cho vườn cây ăn trái
CÂY ĂN TRÁI Thiết kế mương líp cho vườn cây ăn trái
THIẾT KẾ MƯƠNG LÍP CHO VƯỜN CÂY ĂN TRÁI 1. Kích thước mương - Kích thước mương thường được quyết định tùy theo các yêu tố  như địa hình cao hay thấp, độ sâu của tầng sinh phèn, giống cây trồng và chế độ nuôi trồng xen trong vườn. - Bề mặt và chiều sâu của mương thường phụ thuộc chặt vào chiều cao của líp. Tỉ lệ mương/líp thường là ½. Chiều sâu mương từ 1-1,5 m tùy địa hình, tầng sinh phèn,… - Vách bên của mương (cũng như mặt bên của líp) luôn luôn phải có độ nghiên (tà ly) khoảng 30-45 độ để tránh sụp lở. Tỷ lệ mương chiếm khoảng 30-35 %. Trồng cỏ dọc theo bờ mương giữa đất hạn chế sụp lở là việc cần phải làm trong thiết kế xây dựng vườn. 2. Kích thước líp - Líp đơn: Ở những vùng đất có độ dày tầng canh tác mỏng, mùa mưa bị ngập sâu hay đất có phèn thì có thể thiết kế líp đơn để có đủ đất làm líp, giúp rửa phèn nhanh. Líp đơn thường rộng 4-5 m, trồng cây 1 hàng. - Líp đôi: Ở những vùng đất có tầng canh tác dày, ngập khộng sâu vào mùa mưa, đất tốt thì líp đôi thường được thiết kế. Líp đôi được dùng trồng 2 hàng, có khi 3 hàng (dạng tam giác, chữ ngũ). Chiều rộng líp thay đổi tùy loại cây, từ 6-12 m. Trong trường hợp muốn thoát nước nhanh trong mùa mưa có thể xen kẻ các rãnh nước nhỏ trên líp. Khi sử dụng líp đôi cần phải làm cho phần giữa líp cao hơn để tránh cho các hàng trồng giữa líp bị úng nước trong mùa mưa. - Chiều cao líp tùy thuộc vào độ sâu ngập sâu nhất trong năm, thường thì chiều cao líp thích hợp cho hầu hết các loại cây ăn trái ở ĐBSCL là cách mực nước cao nhất trong năm khoảng 30 cm. - Hướng líp + Cần xây hướng líp song song hay thẳng góc với bờ bao, để dễ dàng điều tiết nước trong vườn. Đối với các loại cây ưa trảng, nên bố trí líp theo hướng Bắc – Nam để nhận được nhiều ánh sáng, ngược lại bố trí theo hướng Đông – Tây cho những loại cây thích bóng râm. Cũng cần lưu ý là bố trí hướng líp song song với hướng gió để vườn thông thoáng, khô ráo, ít sâu bệnh. 3. Kỹ thuật lên líp - Lên líp theo lối cuốn chiếu (Hình 1) + Ở những vùng có lớp đất mặt tốt và lớp đất dưới không phèn thì kỹ thuật lên líp theo lối “cuốn chiếu” được áp dụng. + Đào lớp đất mặt mương để làm chân líp, sau đó trải lớp đất sâu làm mặt líp. Cách làm này đỡ tốn chí phí, tuy nhiên sau đó cần lên mô bằng đất tốt (dùng đất mặt ruộng, bãi sông, bùn mương phơi khô hay đất vườn cũ) để trồng, tránh gây ngộ độc cho cây con. Có thể trồng một vài bụi chuối, cây phân xanh trước khi trồng cây trồng chính. Hình 1: Lên líp kiểu cuốn chiếu - Lên líp theo lối kê đất (Hình 2) + Ở những vườn có lớp đất mặt mỏng, lớp đất dưới không tốt có phèn,.. thì có thể lên líp theo lối kê đất. + Đào lớp đất mặt ở mương thứ nhất đưa qua líp thứ nhất bên trái, sau đó đưa lớp sâu của mương thứ nhất trải lên làm chân líp thứ hai bên phải, tiếp đến lấy lớp đất mặt ở mương thứ hai trải lên làm mặt líp thứ hai. Lấy lớp đất sâu của mương thứ hai trải làm chân líp thứ ba và đào lớp đất mặt mương thứ ba trải làm mặt líp thứ ba. Tiếp tục như vậy cho đến líp cuối cùng. Hình 2: Lên líp theo lối kê đất - Lên líp theo băng (Hình 3) + Đào lớp đất mặt ở mương trải dài thành một băng ở giữa chạy dọc theo líp, sau đó đào lớp đất sâu của mương ốp vào hai bên băng. Cây được trồng ngay trên băng giữa líp. + Cần lưu ý đắp lớp đất ở hai bên băng luôn luôn thấp hơn mặt băng, để có thể rửa được các độc chất khi mưa, không thấm vào băng. Hình 3: Lên líp theo băng - Đắp mô: Trong trường hợp đắp thành mô thì lớp đất mặt được tập trung đắp thành các mô để trồng cây ngay sau khi thiết kế (kích thước, khoảng cách tùy theo loại cây trồng., phần đất xấu của mương được đắp vào phần còn lại của líp và thấp hơn mặt mô. (Hình 4) Hình 4: Đắp mô - Điểm quan trọng cần lưu ý khi đào mương lên líp là không nên đào mương sâu quá tầng sinh phèn (lớp đất sét màu xám xanh) vì sẽ đưa phèn lên líp gây độc cho cây. Công ty cổ phần BVTV Delta  
Phương pháp nhân giống vô tính trên cây ăn trái
CÂY ĂN TRÁI Phương pháp nhân giống vô tính trên cây ăn trái
PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH TRÊN CÂY ĂN TRÁI 1. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành Là phương pháp làm cho một bộ phận của cây (thân, cành, rễ) ra rễ và hình thành một cá thể sống độc lập với cây mẹ. a/ Ưu điểm - Dễ làm, cây trồng giữ được đặc tính của cây mẹ - Thời gian nhân giống tương đối nhanh (1-6 tháng), mau cho trái. - Thích hợp cho những vùng đất thấp, mực nước ngầm cao vì hệ thống rễ mọc cạn. - Nhân được những giống không hột. b/ Khuyết điểm - Cây mau cỗi, dễ đỗ ngã hơn. - Số lượng giống nhân ra thường thấp. - Có thể mang theo mầm bệnh (nhất là bệnh do virus và vi khuẩn) từ cây mẹ. c/ Phương pháp chiết - Chọn cành chiết + Chọn cành từ những cây mẹ có năng suất cao, phẩm chất tốt, ổn định tính trạng. Cần chọn cành có tuổi sinh trưởng trung bình, không non, không già. Tuy nhiên, ở một số loại cây như sầu riêng, cần chọn cành con hơi non mới có khả năng ra rễ. Cành có từ 3 đến 4 nhánh phân bố đồng đều, đường kính khoảng 1-1,5 cm. - Chất độn bầu + Chất độn bầu phải đủ dinh dưỡng và giữ ẩm tốt. Thường dùng rễ lục bình, rơm rạ, bèo dâu, mạt cưa trộn đất, tro trấu, xơ dừa,… - Cách thực hiện + Dùng dao bén khoanh một đoạn vỏ trên cành dài khoảng 3-5 cm cách ngọn cành 0,5 - 1m. Lột hết phần vỏ được khoanh, cạo sạch lõi gỗ để tránh liền vỏ trở lại. + Dùng chất độn bầu bó chặt lại nơi khoanh, tạo thành một bầu hình thoi dài khoảng 8-10 cm, đường kính dài khoảng 5 cm om đều chung quanh cành. Dùng nylon trong để bao bên ngoài bầu chiết lại, mục đích là giữ nhiệt độ và ẩm độ tốt, giảm công tưới và dễ quan sát khi rễ mọc ra. Lưu ý giữ không để mối, kiến làm tổ ảnh hưởng đến rễ (Hình 1). - Cắt cành + Thời gian ra rễ nhanh, chậm tùy theo loại cây, tốt nhất là quan sát thấy trong bầu chiết có rễ cấp 2 mọc ra dài khoảng 2-3 cm thì cắt cành. Dùng cưa hoặc kéo bén cắt phía dưới bầu chiết cách khoảng 1-2 cm để hạ bầu xuống. Có thể đem trồng ngay, nhưng tốt hơn là giâm vào đất một thời gian để cho nhiều rễ giúp tăng tỉ lệ sống sau khi trồng. Hình 1: Chiết cành Chiết cành ổi 2. Nhân giống bằng phương pháp ghép - Chọn giống để nhân Chon cây mẹ là cây đầu dòng, chất lượng tốt. - Chon gốc ghép Chọn gốc ghép phải đồng đều, chọn hạt chắc mẩy ươm làm gốc ghép từ cây sạch bệnh, sung sức. Khi gốc ghép được 6-10 tháng tuổi có thể đem ghép lúc đó đường kính gốc ghép khoảng 1 cm, cây đã ra được 2 đợt lá là đem đi ghép được. - Điều kiện để tăng tỷ lệ ghép thành công + Cành ghép và gốc ghép đang ở tình trạng sung sức, đang lên nhựa, nẩy chồi, bắt đầu một đợt sinh trưởng mới. Nếu ghép mắt, cành ghép không lên nhựa thì khó và có thể không bóc được mảnh vỏ có mắt ghép. + Cành ghép và gốc ghép phải non hay tương đối non cây ghép mới dễ sống. Cần chuẩn bị gốc ghép có từ 6-24 tháng tuổi. Cành ghép cũng phải là cành non, 6-12 tháng tuổi, lấu ở cây còn trẻ. + Tầng sinh gỗ (mô phân sinh) của cành ghép phải tiếp xúc đều và chặt với tầng sinh gỗ của gốc ghép, đây là điều kiện cơ bản nhất để ghép thành công. Do đó, khi ghép không được để dính bụi bẩn, phải buộc chặt, che chắn tốt, không cho không khí và nước mưa ngấm vào làm chết mắt ghép.Các phương pháp ghép a/ Ghép áp - Thường được áp dụng ở Ấn Độ - Ở phương pháp này, gốc ghép áp được trồng bằng cách gieo hạt, ương trong bầu hoặc ương trên luống. Nếu ương trên luống thì khi đem đến cây mẹ để ghép phải ra bầu. Có người cẩn thận đánh cây giống lên, trồng đi trồng ại vài lần, cắt bớt rễ cọc cho rễ cám ra nhiều, làm như vậy khi trồng cây sẽ dễ sống. - Có thể ghép gốc ghép với cành ghép hoặc ghép 2 hoặc 3 cây lại với nhau. - Cách thực hiện: + Trên cả cành ghép và gốc ghép cắt lẹm vào vỏ lấy đi một ít gỗ dài 6-7,5 cm. Ở gốc ghép vết cắt cách mặt đất khoảng 20-22 cm. Sau đó buộc áp vào nhau.(Hình 2) + Có thế cắt cành (hoặc gốc ghép) và gốc ghép thành “lưỡi” có chiều ngược nhau, lồng chúng khít nhau và buộc lại. (Hình 3) + Sau khi vết ghép đã liền nhau, cành ghép phát triển tươi tốt, tiến hành cắt gốc của cành ghép và cắt cành của gốc ghép để tạo 1 cây hoành chỉnh. (Hình 4) Hình 2: Ghép áp Hình 3: Ghép áp "lưỡi" Hình 4: Cắt gốc của cành ghép và cắt cành của gốc ghép để tạo 1 cây hoành chỉnh Ghép áp cành trên cây ổi Ghép áp nhiều gốc lại với nhau trên cây sầu riêng Ghép áp cành trên cây sầu riêng b/ Ghép nêm - Cành ghép được vạt nhọn 2 bên giống cái nêm, gốc ghép được chẻ nhẹ xuống sao cho vừa với phần vạt của cành nêm. Sau đó, nhét cành nên vào giữa đường chẻ của gốc ghép, buộc dây nilon lại cố định vị trí ghép. (Hình 5) Hình 5: Ghép nêm - Có thể ghép bằng cách khác, đó là ghép chẻ trên cành lớn. Cách này thường được áp dụng trên cây táo rừng. - Cưa ngang gốc ghép, chẻ đôi gốc ghép, sau đó nhét nêm cành ghép vào, buộc chặt. Đường kính của gốc ghép có thể lớn hơn cành ghép. Vị trí cành nêm nhét vào 2 bên đường chẻ. (Hình 6) Hình 6: Ghép nêm trên cành lớn - Cách khác của ghép nêm là ghép nêm vỏ, dùng dao rạch một đường ở vỏ cây, tách nhẹ phần vỏ tạo một khoảng trống, cành ghép được vát xéo một bên, sau đó nhét cành ghép vào gốc ghép sao cho vị trí vát áp sát vào phần gỗ của gốc ghép, cuối cùng dùng dây buộc chặt. Ghép nêm vỏ trên cây táo   c/ Ghép mắt - Là phương pháp được áp dụng phổ biến, sử dụng trong nhân giống nhiều loại cây ăn trái. - Cách thực hiện (Hình 7) + Trên gốc ghép khoảng 18-20 tháng tuổi, cách mặt đất khoảng 22-23 cm, dùng dao ghép cắt ngang gốc đến thân gỗ, vết cắt rộng 2cm, cắt xẻ dọc 2 bên dài 3-4 cm, bóc vỏ cẩn thận không để bị bẩn. Chiều rộng chỉ cắt 1 bên, còn để 1 bên dính vỏ vào gốc ghép. + Liền sau đó, cắt một mảnh vỏ có mắt ở cành ghép có chiều rộng x dài tương ứng 2 x 3-4 cm. + Sau đó áp mắt ghép vào vị trí đã cắt ở gốc ghép, sao cho mắt ghép hướng lên để khi nhú mầm ra cành hướng lên trên. Tránh làm bẩn mắt ghép. Lưu ý, mắt ghép phải áp sát vào phần thân của gốc ghép. + Dùng dây mềm hoặc nylon, quấn chặt từ chỗ vỏ cây dính gốc ghép xuống dần qua chỗ ghép một chút, quấn liền nhau, buộc chặt. + Sau 10 ngày, mở dây buộc, thấy mắt ghép vẫn còn tươi là có nhiều khả năng thành công. + Khi thấy mắt ghép hơi nhú mầm thì cắt ngọn, thấy nhú mầm dài, đâm cành thì bấm ngọn gốc ghép sát chỗ ghép cho cành ghép phát triển mạnh. Nếu thấy mắt ghép khô teo đi thì tiến hành ghép lại, không bấm ngọn gốc ghép. Hình 7: Ghép mắt   Công ty cổ phần BVTV Delta
Sự ra hoa - Đậu trái - Rụng trái trên cây nhãn
CÂY ĂN TRÁI Sự ra hoa - Đậu trái - Rụng trái trên cây nhãn
SỰ RA HOA - ĐẬU TRÁI - RỤNG TRÁI TRÊN CÂY NHÃN 1. Sự ra hoa trên cây nhãn    Nhãn ra hoa trên chồi tận cùng, trong một phát hoa nhãn có mang hoa lưỡng tính có chức năng đực, hoa lưỡng tính có chức năng cái hoặc hoa lưỡng tính (với 2 bộ phận đực và cái). Hoa nhãn thụ phấn chéo nhờ côn trùng, sự thụ phấn hiệu quả chủ yếu từ 8 giờ đến 14 giờ. Sự nở của một phát hoa nhãn kéo dài từ 1-2 tuần tùy giống. 2. Sự đậu trái và phát triển trái - Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch trái từ 4-5 tháng, thời gian này có thể thay đổi tùy theo giống. - Sự phát triển của trái nhãn có 2 giai đoạn chính + Giai đoạn đầu tiên: phát triển vỏ (65%) và hạt (35%), giai đoạn này kéo dài 50 ngày, khối lượng trái đạt 1 g. Trong giai đoạn này, thịt trái phát triển tại đỉnh hạt nhưng rất khó nhận biết và bắt đầu phát triển một tuần sau đó. + Giai đoạn thứ hai: kéo dài khoảng 60 ngày hoặc hơn tùy theo giống. Trong suốt thời gian này phôi phát triển nhanh chóng trong khi phôi nhũ không phát triển. Khoảng 80 ngày sau khi hoa nở, phôi nhũ phát triển lấp đầy khoảng trống với hai lá mầm đầy đủ, trong khi đó vỏ hạt trở trên cứng và ngừng tăng trưởng cùng với vỏ trái. Thịt quả tiếp tục tăng thêm 30-60 ngày tiếp theo, vỏ trái thẳng ra và mỏng hơn từ 300 µm (ngày thứ 50) đến 100 µm khi thu hoạch. Vỏ trái và hạt đạt khối lượng tươi tối đa tại thời điểm khoảng 80 ngày, trong khi thịt quả tiếp tục gia tăng đến khi thu hoạch. Sự tích lũy đường của quả diễn ra sau giai đoạn phát triển của hạt, 70-100 ngày sau khi hoa nở. Giai đoạn phát triển của trái nhãn xuồng cơm vàng (12 tuần sau khi đậu trái) 3. Sự rụng trái - Hoa nhãn được sản xuất rất nhiều nhưng tỷ lệ đậu trái thấp và thường rụng ở giai đoạn 2 tuần sau khi đậu trái (trái non có kích thước 1cm) và khi trái bắt đầu phát triển thịt trái – “vô cơm” (2 tháng sau khi đậu trái). - Nguyên nhân gây hiện tượng rụng trái trên nhãn + Rụng trái sinh lý: Sự rụng trái là một quá trình thích ứng của cây khi thiếu chất dinh dưỡng, nước và hormone cho sự sinh trưởng của chúng. Buộc chúng phải rụng đi một số lượng nhất nhất định các trái non, để tập trung dinh dưỡng và hormone cho những trái khác. + Do sâu bệnh hại: Thời kỳ ra hoa, đậu trái cây rất mẫn cảm với sâu bệnh hại hoa, trái non (nấm – vi khuẩn gây hại hoa làm thối hoa, suy giảm sức sống của hạt phấn, sâu ăn bông, bọ trĩ, rầy rệp, nhện, sâu đục cuốn trái,… làm rụng trái non). Sâu đục trái nhãn Thối trái nhãn + Yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự ra hoa và đậu trái. Mưa nhiều trong thời kỳ ra hoa làm cho hoa bị rụng. Điều kiện khí hậu nóng và khô làm cho tỷ lệ đậu trái thấp và làm rụng trái non (thiếu ẩm cây sẽ hình thành tầng rời gây rụng quả hàng loạt).     Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan XỬ LÝ RA HOA NGHỊCH VỤ CHO SẦU RIÊNG CÁCH XỬ LÝ CÂY NA RA QUẢ TRONG THÂN XỬ LÝ RA HOA XOÀI TRÁI VỤ VAI TRÒ CỦA CALCIUM (CA) ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG VAI TRÒ CỦA NAPHTHALENE ACETIC ACID (NAA) TRÊN CÂY TRỒNG      
Kỹ thuật trồng cây cam sành
CÂY ĂN TRÁI Kỹ thuật trồng cây cam sành
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CAM SÀNH 1. Chuẩn bị đất - Cần đào mương lên líp để tăng độ cao tầng canh tác, do ở ĐBSCL thường bị ngập nước vào tháng 9-10 hàng năm. - Kích thước mương líp như sau: + Líp rộng từ 6-8m thích hợp cho cách bố trí trồng 2 hàng. + Mương rộng trung bình khoảng ½ chiều rộng líp, sâu khoảng 1-1.2 m. Khi đào mương không được đưa phèn hay tầng sinh phèn lên làm lớp đất mặt líp. 2. Thời vụ - Có thể trồng vào cuối mùa khô đầu mùa mưa vừa tiết kiệm công tưới vừa giúp cây phát triển khỏe mạnh nhanh bén rễ. 3. Chuẩn bị mô - Mô có dạng hình tròn, đường kính khoảng 0,6-0,8 m, cao từ 0,3-0,5 m tùy địa hình. Đất đấp mô có thể trộn với tro trấu và phân chuồng hoai mục. 4. Chuẩn bị cây con - Chọn cây con có bộ rễ phát triển tốt, khỏe, rễ tơ màu vàng sáng và phân bố đều. Thân cành phân bố có dáng đồng đều, lá màu xanh bóng láng, không sâu bệnh. - Cách đặt cây con + Đào hố nhỏ ở giữa mô với kích thước vừa bầu cây con, đặt mặt của bầu bằng mặt mô, lấp đất vừa qua mặt bầu, ém đất lại chung quanh gốc, cắm cọc buộc giữ cho cây không bị gió làm lung lay, tưới đủ nước. 5. Khoảng cách và kiểu trồng - Khoảng cách: 3x3 m - Các kiểu trồng: + Kiểu hình vuông và chữ nhật: trồng 2 hàng + Kiểu nanh sấu: líp được trồng 2 hàng so le + Kiểu chữ ngũ: Líp được trồng 3 hàng, hai hàng bìa trồng theo kiểu hình vuông, trồng xen kẻ 1 hàng ở giữa. + Kiểu tam giác: Líp trồng 3 hàng, hai hàng bìa trồng theo kiểu chữ nhật thêm một hàng ở giữa. 6. Chăm sóc - Đấp thêm mô, bồi líp - Sau khi đặt bầu cay được khoảng 6 tháng thì tiến hành đắp đất thêm vào chân mô để rễ mọc lan ra và mọc cạn. Việc bồi mô tiến hành trong khoảng 2 năm đầu tiên sau khi trồng, mỗi năm làm 1-2 lần.  - Làm cỏ, tưới nước đủ ẩm cho cây. Cây cam rất sợ úng nước, do đó phải thoát nước kịp thời trong mùa mưa lũ, giữ mặt líp luôn cao hơn hơn mực nước cao nhất trong năm khoảng từ 30 cm trở lên. - Bón phân Năm tuổi Lượng phân (g/cây/năm) Urea Super lân Kali 1-3 100-300 300-600 100 4-6 400-500 900-1200 200 7-9 600-800 1500-1800 300 Trên 10 800-1600 2000-2400 400   - Cách bón: + Đối với cây 1-3 năm tuổi: bón phân lân và kali một lần vào cuối mùa mưa, còn phân đạm (urea) bón mỗi năm 3-4 lần, chia đều cho mỗi lần bón. Có thể pha vào nước để tưới trong năm đầu tiên, sau đó thì bón gốc. Có thể sử dụng Bio-Cam/BioDelta cho cây có múi phun lên lá/ tưới gốc giúp kích thích phát triển rễ cho cây. + Cây đang cho trái thì bón tối thiểu 3 lần: Sau thu hoạch trái, trước lúc trổ hoa và sau khi đậu trái. + Có thể sử dụng phân bón lá/tưới gốc Bio-Cam, bổ sung dinh dưỡng trung vi lượng cho cây giúp cây phát triển khỏe mạnh. 7. Kỹ thuật xử lý ra hoa - Đặc điểm của các loài cam quýt là sự phân hóa mầm hoa được tiến hành trong giai đoạn khô hạn. Sau đó, việc cung cấp nước trở lại có tác dụng kích thích ra hoa đồng loạt. Ở ĐBSCL, tùy theo yêu cầu thu hoạch trái, nông dân có thể dùng biện pháp xiết nước để kích thích cây ra hoa như sau: + Sau khi mùa mưa chấm dứt (khoảng tháng 12 dương lịch), tiến hành làm cỏ bờ, rút nước ra khỏi mương vườn, không tưới, thời gian kéo dài trung bình khoảng 1 tháng. Khi cây có triệu chứng héo, tiến hành tưới đẫm líp, bón phân, phủ líp, vét mương bồi líp. Khi bùn khô nứt (khoảng 3 ngày nắng), thì tưới nước trở lại. Trong 5-10 ngày đầu tiên, tưới nước liên tục mỗi ngày/lần, 10 ngày tiếp theo tưới 2 ngày/lần, thời gian sau tưới 3 ngày/lần cho đến khi mưa đều. Khoảng 5-10 ngày sau khi tưới nước cây sẽ ra nụ hoa, trổ hoa rộ trong khoảng 15-20 ngày sau khi tưới. Vụ xử lý này cho trái khoảng tháng 10-11 dương lịch. - Xử lý ra hoa bằng hóa chất: Phun Paclobutrazol nồng độ 1000-1500 ppm tương đương PACLO 25 liều lượng 150-200g pha với 25 lít nước, sau đó 30 ngày tiến hành kích thích ra hoa bằng Thioure ở nồng độ 0,3% để giúp cho ra hoa đồng loạt.   - Ở giai đoạn nuôi trái: phun bổ sung Canxi-Bo kết hợp Amino cây có múi giúp dưỡng trái to - bóng đẹp, giảm hiện tượng nứt trái, phun sương đều hai mặt lá 10 ngày/lần. 8. Thu hoạch    Cây cho thu hoạch trái vào giai đoạn từ 6-10 tháng sau khi trổ hoa. Thời gian thu hoạch tốt nhất vào khoảng 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, không nên thu hái sau khi trời mưa vì dễ gây thối trái. Nên cắt bằng kéo nhằm tránh bầm dập trái, nên cắt bỏ cuống trái để giảm xây sát khi vận chuyển đi xa.  Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan Côn trùng hại cam quýt Bệnh hại cam, quýt Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng
Xử lý ra hoa nghịch vụ cho sầu riêng
CÂY ĂN TRÁI Xử lý ra hoa nghịch vụ cho sầu riêng
XỬ LÝ RA HOA SẦU RIÊNG 1. ĐẶC ĐIỂM RA HOA - Hoa sầu riêng là loại hoa lưỡng tính, mọc thành từng chùm (mỗi chùm 1-45 hoa), nở về đêm và có mùi rất mạnh nhưng khả năng tự thụ phấn rất kém do nhị đực và nhụy cái của hoa không nở cùng một lúc. - Ngoài ra, trên sầu riêng còn có hiện tượng tự bất tương hợp của hạt phấn, tức là hoa sẽ không tự thụ phấn (hạt phấn tự bất tương hợp hoàn toàn) hoặc có khả năng tự thụ phấn nhưng với tỉ lệ thấp (hạt phấn tự bất tương hợp 1 phần). Thông thường cây sầu riêng tự thụ phấn sẽ cho năng suất thấp và phẩm chất trái kém, trái tự thụ thường bị méo mó, biến dạng, trọng lượng trái giảm 33-50%, gai trái dầy, không đều, số hộc/trái ít (<2 hộc), rụng trái nhiều. - Vì vậy, cần tạo điều kiện để sự thụ phân chéo xảy ra giúp quả sầu riêng lớn, cân đối và đạt năng suất cao. + Trồng 2 giống (1 giống chủ lực của vườn và 1 giống có tác dụng thụ phấn) xen lẫn với nhau, có thể bố trí như sau: X   O   O   X   O   O   X X   O   O   X   O   O   X X   O   O   X   O   O   X X   O   O   X   O   O   X X   O   O   X   O   O   X O : Giống chủ lực X : Giống thụ phấn + Thụ phấn bổ sung cho sầu riêng bằng cách dùng chổi nylon quét nhẹ để lấy phấn sau đó quét lên khu vực nuốm hoa ở vị trí cần thụ phấn bổ sung. Thời gian thụ phấn thích hợp từ 19-22 giờ. (*) 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ RA HOA - Cây sầu riêng đòi hỏi phải có một thời gian tương đối khô ráo để ra hoa, nếu mùa khô quá ngắn hay không có mùa khô cây sầu riêng sẽ không ra hoa. - Nhiệt độ ban đêm thấp 15oC có thể gây ra sự ra hoa sau 1-2 tuần. Nhiệt độ không khí và ẩm độ tương đối không ảnh hưởng lên cây được xử lý hóa chất, nhưng đối với cây không xử lý hóa chất nhiệt độ giảm từ 26-33oC xuống 20-25oC và ẩm độ giảm xuống 50-70% sẽ xuất hiện mầm hoa. - Hoa sầu riêng khi mới hình thành những chấm nhỏ có thể đi vào giai đoạn miên trạng nếu gặp thời tiết không thuận lợi như mưa. 3. XỬ LÝ RA HOA NGHỊCH VỤ CHO SẦU RIÊNG - Kích thích ra đọt sau khi thu hoạch - Cây sầu riêng cần ra ít nhất 2 lần đọt trước khi tiến hành xử lý ra hoa đợt tiếp theo. - Tiến hành: + Tỉa các cành sâu bệnh và những cành đan chéo nhau. + Bón phân: Bón phân hữu cơ hoai mục 10-20 kg/cây. Bón phân có hàm lượng đạm cao NPK 18-11-5 với liều lượng 2-3 kg/cây, đối với cây >7 năm tuổi (cây cho trái ổn định) NPK 20-20-15 với lượng 2-3 kg/cây. Tưới nước đủ ấm vào mùa khô để kích thích cây ra đọt tốt. + Ngoài ra, bà con có thể sử dụng phân bón lá 20:20:20 hoặc 18:18:18 để giúp kích thích tạo chồi mới khỏe. - Tạo khô hạn để ra hoa đồng loạt + Vào tháng 6-7 hàng năm, sau khi bón phân kích thích ra đọt lần 2 được 30-40 ngày thì cây đã ra 2 lần đọt và bắt đầu ra đợt đọt thứ 3 thì tiến hành xử lý ra hoa. Thời gian này là vào mùa mưa, vì vậy cần dọn sạch cỏ rác trong và ngoài tán cây nhằm tạo độ thông thoáng, đất nhanh khô để cây dễ ra hoa. + Bón phân lần 3 ở gốc kết hợp với MKP phun ướt cho toàn bộ lá để giúp lá nhanh chóng thuần thục, liều lượng khuyến cáo là 80-100g/8 lít. Sau khi bón phân lần 3 được khoảng từ 5-7 ngày và lá cây đã thuần thục thì phun Paclobutrazol nồng độ 1000-1500ppm (Paclo 25) để kích thích mầm hoa. + Ở các tỉnh ĐB sông Cửu Long, xử lý ra hoa sầu riêng nghịch vụ cần kết hợp xiết cạn nước trong mương trước khi phun Paclobutrazol 7-10 ngày, đào rảnh lên liếp và đậy gốc bằng bạc nylon trong suốt để tránh cây tiếp xúc với nước. Nếu điều kiện thuận lợi cây có thể tự ra hoa mà không cần phun Paclobutrazol. 4. CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN RA HOA – ĐẬU TRÁI - Giai đoạn phân hóa mầm hoa cần từ 7-14 ngày tùy theo điều kiện thời tiết. Sự phân hóa mầm hoa ở dưới các cành cấp 1 và cấp 2, nếu mầm hoa có hình dạng mắt cua thì chúng ta bắt đầu phun thêm Thioure (liều lượng 3-5g/10 lít nước) để đánh thức mầm hoa và kích thích hoa phát triển nhanh. - Đến khi hoa nhú được khoảng 2-3 cm đều trên các nhánh cây thì cuốn màng nylon và tưới nước từ từ trở lại để hoa nở đồng đều. Bón phân NPK 15-15-15 với liều lượng 0,5-1 kg/cây để thúc mầm hoa. - Khi hoa có độ dài từ 3-4 cm cần chú ý tỉa bỏ ở những cành sát ngọn hoặc ngay đầu cành vì những cành này thường không có khả năng đậu quả cao, chỉ nên để hoa ở vị trí giữa cành. - Nên tiến hành thụ phấn bổ sung để tăng tỉ lệ đậu trái (*). - Tỉa trái non + Được thực hiện 2-3 lần ở giai đoạn 4-6 tuần sau khi đậu trái (khi trái bằng cái ly và cái chén). Không nên để trái ở trên ngọn cây, trái mọc trên thân chính cũng cần tỉa bỏ để ngăn cản sự cạnh tranh quá mức có thể xảy ra. Không nên để trái ở những cành nhỏ, khả năng nuối trái kém và có thể làm chết cành. + Chừa lại 1-2 trái/chùm, tùy theo giống và tuổi cây mà để trái cho phù hợp. Giống Tuổi cây Số trái/cây Ri 6 16-20 80-120 Hạt Lép Đồng Nai 90-100 Khổ Qua Xanh 140-150 Chanee 6-7 0-40 8-10 40-60 15-30 80-100 Monthong 6-7 0-30 8-10 50 15-20 70   * NHỮNG LƯU Ý - Cây sầu riêng ra đọt non trong giai đoạn đậu trái hay phát triển trái đều cạnh tranh với sự phát triển trái gây rụng trái non. Vì thế, nhà vườn thường chú ý kích thích cho cây sầu riêng ra đọt non ngày sau khi mầm hoa xuất hiện để lá phát triển hoàn toàn khi hoa nở sẽ không gây ra cạnh tranh dinh dưỡng với hoa và những đợt đọt này sẽ là nguồn cung cấp chất hữu cơ nuôi trái sau này. - Nếu xuất hiện đọt non trong giai đoạn ra hoa đậu trái, xử lý bằng cách phun phân với tỉ lệ lân và kali cao như MKP ở nồng độ 0,5 % cùng với phân vi lượng 2-3 tuần/lần để ngăn cản sự phát triển chồi dinh dưỡng. - Cần thường xuyên phòng trừ sâu bệnh cho cây sầu riêng trong giai đoạn này để đảm bảo năng suất. QUẢN LÝ BỆNH HẠI SẦU RIÊNG QUẢN LÝ SÂU HẠI SẦU RIÊNG Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan Kỹ thuật trồng mít thái Xử lý ra hoa xoài trái vụ Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng  
Xử lý ra hoa và chăm sóc cây vải giai đoạn kinh doanh
CÂY ĂN TRÁI Xử lý ra hoa và chăm sóc cây vải giai đoạn kinh doanh
XỬ LÝ RA HOA VÀ CHĂM SÓC CÂY VẢI GIAI ĐOẠN KINH DOANH 1. ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÂY VẢI PHÂN HÓA MẦM HOA - Với các cây vải mới bước vào thời kỳ có quả (2-3 năm tuổi) đang ở giai đoạn phát triển, tuy đã có thể ra hoa kết quả, song quá trình sinh trưởng vẫn chiếm ưu thế, nếu bón phân không hợp lý dễ dẫn đến việc ra nhiều đợt lộc đặc biệt là đợt lộc đông và lộc xuân. - Hai yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình phân hóa mầm hoa cây vải là nhiệt độ và nước. Cây vải cần nhiệt độ tháng Giêng và tháng hai dưới 13oC để phân hóa mầm hoa, số giờ lạnh cây cần để phát triển là hơn 200 giờ. Vì trước khi phân hóa mầm hoa gặp lạnh sẽ hạn chế cây ra lộc đông, có lợi cho việc quang hợp tích lũy các chất dinh dưỡng, tăng nồng độ dịch bào sẽ thuận lợi cho cây phân hóa mầm hoa. - Để cây vải ra quả phải trải qua 2 giai đoạn: + Thứ nhất: Vào tháng 11,12 hằng năm, là thời kỳ hình thành đọt hoa, thời kỳ này cây cần thời tiết khô và lạnh. + Thứ 2: Ở giai đoạn ra hoa, khoảng tháng 2, tháng 3 khi nở hoa, đậu quả cần có thời tiết khô ráo và mát mẻ. Nếu nhiệt độ quá lạnh hoặc có mưa phùn thì sẽ làm chết hạt phấn, không đậu được quả hoặc đậu quả với tỷ lệ thấp. 2. CÁCH XỬ LÝ NGĂN LỘC ĐÔNG GIÚP VẢI PHÂN HÓA MẦM HOA - Để vải chính vụ có thể phát hoa đúng thời điểm, có chùm hoa lớn, cho năng suất cao thì đợt lộc cuối cùng phải nhú trước ngày 31/10. - Ở giai đoạn đầu tháng 11 đến cuối tháng 12, đối với những cây vải khỏe, có bộ lá dày biểu hiện sức sinh trưởng tốt, đã nhú đợt lộc cuối cùng trong năm trong tháng 10, khi đó không được tưới ẩm cho vườn vải. - Ngoài ra cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế ra lộc đông. Trên các cành cấp 2, cấp 3 dùng dao sắc khoanh đường xoắn từ 1 đến 3 vòng tròn/cành (tùy sức sinh trưởng của cây), vòng cách vòng 1,5 -2 cm, vết khoanh vừa chạm đến gỗ. - Chỉ khoanh ở những cành cây đang sinh trưởng tốt, có khả năng ra lộc đông, không khoanh ở những cây cằn cỗi. Khoanh ở những cây khi lá đã thành thục, lá đã chuyển sang màu xanh sẫm. Bớt lại 10-15% số cành không khoanh để có đủ nhựa luyện nuôi bộ rễ. - Đồng thời với việc khoanh vỏ, tiến hành dùng cuốc vỡ lật đất thành một vòng tròn xung quanh tán cây, chiều rộng 40-50 cm, sâu 25-30 cm để phơi ải. Việc làm này vừa làm đứt rễ tơ đang hoạt động mạnh, vừa làm cho đất chóng khô, hạn chế hút nước và hạn chế ra lộc động. 3. CHĂM SÓC CÂY VẢI THỜI KỲ KINH DOANH - Sau thu hoạch vụ trước + Cắt tỉa các cành tăm, cành vượt, cành sâu bệnh. + Bón 30-50 kg phân chuồng hoai mục 0,35 kg Urea, 0,25 kg KCL, 0,4 kg Super Lân. Để cây ra lộc thu (đợt lộc cuối cùng trong năm). + Có thể sử dụng kết hợp Humic 999 hoặc Bio Delta tưới gốc giúp cây bung đọt mạnh. - Bón thúc hoa + Đến khoảng tháng 2 năm sau, tiến hành bón phân thúc hoa. Lượng bón 0,15 kg Urea + 1-2 kg super lân + 0,1-0,5 kg KCl cho 10 m2 diện tích bóng tán. Bón vào rãnh quanh bóng tán đã cuốc lật từ đầu mùa đông. Mỗi loại phân thả thành 3-5 điểm. Sau đó tiến hành bơm xả nước trực tiếp vào cho tan phân và ngấm xuống phần rễ đang hoạt động bên dưới. - Bón nuôi quả + Sau khi đậu quả 10-15 ngày: bón 0,1 kg Urea cho 10 m2 diện tích bóng tán. Sau 5 ngày tưới lại lần 2. + Sau khi bón đạm 15-20 ngày (trái bằng ngón trỏ): bón Kali 0,1-0,2 kg cho 10 m2 diện tích bóng tán. Bón lần 2 sau 15 ngày. + Phun Canxi bo, Ruby định kỳ 7 ngày/lần bổ sung vi lượng cho cây giúp to trái hạn chế nứt trái. 4. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH - Giai đoạn cây ra các đợt lộc + Giai đoạn này sâu bệnh phát triển rất mạnh, trung bình mỗi đợt lộc cần phun thuốc từ 2-3 lần vào thời điểm  mới nhú lộc và thời điểm ra lộc rộ. + Thuốc trừ sâu, rầy: Rồng Việt 100WG, Super King 500SL, VDC Penalduc 145EC, Chetsduc 700WP. + Thuốc trừ bệnh: BioRosamil, Aviando 50SC, Amity Top 500SC,… - Giai đoạn phân hóa mầm hoa + Phòng ngừa nhện lông nhung, bọ xít, rệp muội, sâu đo. Bệnh sương mai, thán thư. Có thể dùng các loại thuốc: + Thuốc trừ sâu, rầy: Rồng Việt 100WG, Super King 500SL, VDC Penalduc 145EC, Chetsduc 700WP. + Thuốc trừ bệnh: BioRosamil, Aviando 50SC, Amity Top 500SC,… - Giai đoạn quả non đến chín + Phòng ngừa sâu đục quả, ruồi đục quả, bệnh thán thư, sương mai và nứt quả. Sử dụng các loại thuốc như: + Thuốc trừ sâu, rầy: Super King 500SL, VDC Penalduc 145EC, Chetsduc 700WP. + Thuốc trừ bệnh: BioRosamil, Aviando 50SC, Amity Top 500SC,… Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan Kỹ thuật trồng vải Nhu cầu dinh dưỡng của cây vải Đặc điểm sinh trưởng của cây vải    
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng
CÂY ĂN TRÁI Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG 1. THIẾT KẾ VƯỜN - ĐÀO MƯƠNG LÊN LIẾP Mương rộng 2m, liếp rộng 5-6 m (nếu trồng hàng đơn) và 7-8 m (nếu trồng hàng đôi). - TRỒNG CÂY CHẮN GIÓ Chọn những cây có độ cao hợp lý, chắc gỗ, khó đỗ ngã để trồng quanh vườn và phân lô làm cây chắn gió cho vườn sầu riêng. - KHOẢNG CÁCH TRỒNG + Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: 8 x 6-7 m, mật độ 178 – 208 cây/ha. + Miền Đông Nam Bộ: 10 x 8 m, mật độ 125 cây/ha. 2. THỜI VỤ Cây sầu riêng trồng được quanh năm, nhưng thường trồng vào đầu mùa mưa để giảm chi phí chăm sóc. 3. CHỌN GIỐNG Những giống phổ biến - Giống Ri 6: có nguồn gốc từ Mianma, khá dễ trồng, cây sinh trưởng mạnh, phân cành ngang đẹp, tán hình tháp, năng suất khá cao và ổn định, phù hợp để trồng diện tích lớn, được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch vào khoảng 100-105 ngày. Cây cho trái khá sớm sau 3 năm trồng, nếu được trồng bằng cây ghép và chăm sóc tốt + Đặc điểm quả: Hình bầu dục, to, tròn, cân đối, trọng lượng trung bình vào khoảng 2,5-3 kg/trái, có từ 4-5 khía múi/trái, có thể để chín tự nhiên. Khi chín, vỏ trái có màu xanh, cơm dày và có màu vàng đậm bắt mắt, dẻo, vị ngọt, không xơ, mùi thơm nồng, hạt lép. - Giống Mongthong: Có nguồn gốc từ Thái Lan, dễ trồng tán hình tháp, cần chú ý xử lý sâu bệnh kịp thời, bón phân cân đối để cây đảm bảo năng suất ổn định. Thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch vào khoảng 115-120 ngày. Trồng cây ghép sẽ cho trái khá sớm sau 3 năm trồng, nếu được chăm sóc tốt.  + Đặc điểm quả: Hình trứng, cân đối, đỉnh trái nhọn, trọng lượng trung bình từ 2,5-4,5 kg/trái, có từ 5-6 khía múi/trái, khe múi đồng đều. Khi chín vỏ có màu xanh nhạt, mỏng, hơi bóng, khi múi lộ rõ, cơm dày, mịn có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, không xơ, vị ngọt thanh, béo vừa phải, hạt lép.. - Giống Musang King: Có nguồn gốc từ Malaisia, cây sinh trưởng rất khỏe mạnh. Cây phát triển tốt ở những nơi có khí hậu nóng, có nhiệt độ trung bình 30-35oC, cần ánh sáng cao và cho trái khi trồng được từ 3-5 năm, chiều cao tối đa 5m. Khác với những giống sầu riêng khác phải cắt thẳng trái từ cây khi chín thì sầu riêng Musang King sẽ tự rụng. + Đặc điểm quả: Hình dạng quả thay đổi từ hình oval đến hình elip, nhận dạng giống rõ nhất ở đặc điểm hình ngôi sao do các khe giữa các múi tạo thành ở phía cuối quả, cân đối, trọng lượng trung bình từ 1,8-2,5 kg/trái. Khi chín, vỏ có màu xanh nhạt hoặc vàng nâu, cơm có màu vàng đậm và ráo, hạt lép hoàn toàn, có vị béo như bơ, vị ngọt thanh, để lâu hơi đắng, thịt quả rất mịn, không xơ. 4. CHUẨN BỊ ĐẤT + Chuẩn bị mô đất rộng 1m cao 50-60 cm, đào một hố trồng trên mô vừa đấp với kích thước 0,6 x 0,6 x 0,6 m. Sau đó bón lót: 10 kg phân chuồng + 200 g NPK (15:15:15) hoặc N:P:K:Mg (15:15:6:4), vôi 0,5-1 kg lấp đất để 1 tháng sau mới trồng. + Đặt cây con: đặt cây vào hố, lấp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc giữ cho khỏi đỗ ngã, che bớt ánh sáng và tưới nước ngay sau khi trồng. Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ gốc (cách gốc cây 10-50 cm) giữ ẩm cho cây. 5. TỈA CÀNH TẠO TÁN - Các cành cần tỉa bỏ: + Cành mọc đứng, cành bên trong tán. + Cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh. + Cành mọc quá gần mặt đất. - Cần thực hiện tỉa cành tạo tán thường xuyên, liên tục mới có thể tạo được cây sầu riêng có bộ tán thông thoáng cần đối. * Chú ý: Quét sơn cho vết cắt >1 cm. 6. BÓN PHÂN CHO SẦU RIÊNG - Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái: + Bón 5-10 kg phân gà/ gốc với phân vô cơ theo công thức N:P:K:Mg (18:11:5:3) theo liều lượng và số lần bón như sau: Tuổi cây Liều lượng (kg/cây/năm) Số lần bón trong năm 1 0.3 4 2 0.6 4 3 1.0 3 4 2 3 5 2.5 3 + Sử dụng kết hợp tưới Bio One/ Bio Delta định kỳ 2 tuần/lần, phun Ra rễ sầu riêng định kỳ 10 ngày/lần ở giai đoạn cây 1-2 năm đầu.   - Giai đoạn cây cho trái ổn định: đối với cây có đường kính tán 5-6 m đang phát triển bình thường có thể bón cho mỗi cây như sau: + Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần cắt tỉa cành, bón phân gà hoai mục 20-30 kg/cây kết hợp 800g N: 400g P2O5: 400g K2O. + Lần 2: Trước khi ra hoa 30 – 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao 400g N: 800g P2O5: 400g K2O. + Lần 3: Khi trái sầu riêng to bằng trái chôm chôm cần bón phân có hàm lượng kali cao 400g N: 400g P2O5: 800g, K2O. + Lần 4: Trước khi trái chín 1 tháng bón 500-700 K2O để tăng chất lượng trái. * Chú ý, đây là lần bón phân thứ 4 sau khi thu hoạch vụ trước cũng là lần bón phân cuối cùng của vụ trái năm này, lần bón phân này không bón trễ hơn 1 tháng trước thu hoạch. Bởi vì bón như vậy sẽ dễ làm trái bị sượng, nhão. * Lưu ý: không dùng phân bón có chứa Clo như (KCl) để bón cho cây sầu riêng, vì Clo có thể làm giảm phẩm chất trái gây sượng trái. + Có thể phun phân bón lá 5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 sau khi đậu trái như: Lớn trái sầu riêng (50ml/25 lít). Vào thời điểm này tránh phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao, vì sẽ kích thích cây ra lá mới cạnh tranh dinh dưỡng với trái đang phát triển làm rụng trái hàng loạt. + Phun Canxi bo (50ml/25 lít nước) vào các tuần thứ  11,12,13 sau khi hoa nở để khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng.       7. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI SẦU RIÊNG a/ SÂU HẠI * Sâu đục trái: Thành trùng cái đẻ trứng trên vỏ trái non, sâu non nở ra thường ăn ở phần vỏ sau đó đục vào trong trái. Sâu gây hại từ khi trái còn non đến trưởng thành, đặc biệt gây hại nặng trên các chùm trái hơn là trái đơn độc, trái non bị hại sẽ biến dạng và rụng, trái lớn bị hại sẽ làm giảm giá trị thương phẩm. - Phòng trị + Cắt tỉa các trái xấu, phát triển kém, trái bị sâu hại trong chùm trái. + Dùng cành cây ngăn cách các trái đóng cặp để hạn chế thiệt hại. + Phun Vua sâu và bao trái. * Rầy phấn Đây là đối tượng gây hại rất quan trọng trên cây sầu riêng, trưởng thành và ấu trùng thường sống ở mặt dưới lá và chích hút các lá non, lá bị hại thường có những chấm vàng, khi bị hại nặng lá thường khô, cong lại và rụng hàng loạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển, ra hoa đậu quả của cây. Rầy phát triển nhiều trong các tháng mùa nắng. - Phòng trị + Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt để dễ trừ rầy. + Phun nước khi lá vừa mở để giảm mật số rầy. + Phun các loại thuốc trị rầy như Super King 500SL, VDC Penalduc 145EC, Chetsduc 700WP. * Rệp sáp Chúng tấn công trên trái từ khi trái còn non, chích hút làm trái non chậm lớn. Rệp sáp bám trên trái lớn làm giảm giá trị thương phẩm của trái. - Phòng trị + Phun nước vào trái có thể tạm thời rửa trôi bớt rệp sáp trên trái. + Tỉa bỏ những trái bị nhiễm nặng. + Sử dụng thuốc trừ sâu như Rồng Việt 100WG, Voiduc 42EC, VDC Penalduc 145EC kết hợp với dầu khoáng làm tan lớp sáp bên ngoài của rầy để hiệu quả diệt trừ rầy cao. b/ BỆNH HẠI - BỆNH XÌ MŨ CHẢY NHỰA Do nấm Phytophthora palmivora - Triệu chứng + Đây là bệnh quan trọng trên cây sầu riêng. Nấm tấn công rễ non gần mặt đất và lan dần đến phần vỏ của gốc cây sát mặt đất và di chuyển lên phần vỏ của thân cây làm vỏ cây biến màu nâu, sau đó vỏ cây bị thối và chảy nhựa ra, phần gỗ tại vết bệnh cũng hóa nâu. + Bệnh thường xảy ra trong mùa mưa, nấm phát tán theo gió, theo nước mưa và dễ dàng gây hại trong các vườn trồng dày có tán lá rậm rạp và chăm sóc kém. + Nấm còn tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt và trên lá sầu riêng nhất là các lá non ở các cành gần mặt đất. - Phòng trị + Đối với vườn mới trồng: nên lên liếp cao ráo và vị trí trồng phải cách mực nước cao nhất hằng năm từ 70-100 cm. + Trồng với mật độ thấp, khoảng cách từ 8-10 m, tạo thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển tốt trong điều kiện thông thoáng. + Tạo hệ thống thoát nước thật tốt trong mùa mưa, tránh bộ rễ bị thối do ngập nước hay trồng thấp. + Phát hiện sớm cây bị bệnh chảy mủ và cạo sạch vết bệnh dùng BioRosamil hoặc Mancoszeb 50g/1 lít nước để quét lên vết bệnh vài lần. + Có thể dùng thuốc để tưới xung quanh gốc theo liều lượng 50g/10 lít nước. * BỆNH THÁN THƯ - Triệu chứng Vết bệnh bắt đầu từ mép lá hay từ chóp lá lan dần vào bên trong phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đường viền tròn có màu nâu đậm dọc theo 2 bên gân chính của lá. Thường xuất hiện vào mùa nắng ở các lá già. - Phòng trị + Tạo vườn thông thoáng. + Cung cấp nước và phân bón đầy đủ để cây phát triển bình thường. + Phun thuốc khi cây vừa xuất hiện bệnh bằng các loại thuốc như: BioRosamil, Mancozeb, Aviando 50SC,… * BỆNH CHÁY LÁ CHẾT NGỌN - Do nấm Rhizoctonia sp. - Triệu chứng + Vết bệnh xuất hiện ban đầu là những đốm nâu sũng nước, sau đó lan rộng dọc theo 2 mép lá làm cho lá không phát triển được và co dúm lại cuối cùng lá khô và rụng. Cành non cũng khô dần và chết. Bệnh thường xuất hiện và phát triển mạnh trong mùa mưa. - Phòng trị + Tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng. + Phun các loại thuốc như: BioRosamil, Mancozeb, Aviando 50SC, Amity Top 500SC,… Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan Kỹ thuật trồng mít thái Xử lý ra hoa xoài trái vụ Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long        
Kỹ thuật trồng vải
CÂY ĂN TRÁI Kỹ thuật trồng vải
KỸ THUẬT TRỒNG VẢI 1. THỜI VỤ - Vụ Xuân: Tháng 2-3 và đầu tháng 4. - Vụ Thu: Tháng 8, tháng 9 và tháng 10. - Ở đồng bằng, đất trồng nên đào mương, lên liếp cao. Khoảng cách trồng ở đồng bằng 10m x 10m, đất gò đồi: 8m x 8m. - Hố đào theo kích thước 1m x 1m, mỗi hố bón 30 – 50 kg phân chuồng hoai trước khi trồng 2 đến 3 tháng. 2. CHỌN GIỐNG - Các giống vải chủ yếu: + Vải chua: là loại vải chín sớm (cuối tháng 4 đầu tháng 5), ra hoa đậu quả nhiều, năng suất ổn định, quả vải có vị chua. + Vải nhỡ: chín vào giữa tháng 5 đầu tháng 6. Khi chín vỏ quả vẫn còn xanh, đỉnh quả màu tím đỏ, vị ngọt, ít chua. + Vải thiều: quả chín đầu tháng 6 đến đầu tháng 7, tỷ lệ thịt quả cao (70-80%). Hiên nay giống vải thiều có giá trị thương phẩm cao hơn nhiều so với các giống khác. - Ngoài các giống vải trên, còn một số giống vải lai như: Vải lai Bình Khê, vải lai Hưng Yên, vải Hùng Long. - Tiêu chuẩn chọn giống: phải chọn giống đúng quy định. Với các giống chín sớm phải có đường kính gốc là: 1-1,5 cm, đường kính cành ghép: 0,7 cm, chiều dài cành ghép trên 40 cm. Với các giống chính vụ, các chỉ tiêu tương ứng là: 0,8-1cm, 0,5-0,7 cm và 30-40 cm. Cây giống phải có 2 – 3 cành cấp 1 trở lên, không được nhiễm các loại sâu bệnh nguy hiểm. 3. PHƯƠNG PHÁP TRỒNG     Đào một lỗ nhỏ ở chính giữa hố, đặt bầu đất sao cho cổ rễ cao hơn mặt đất 3-5cm (ở vùng đồng bằng) và thấp hơn mặt đất 3-5 cm (ở vùng đồi), xé bỏ túi bầu, lấp đất, ấn nhẹ tay xung quanh bầu. Cắm cọc buộc dây giữ cây, tưới đẫm nước và tủ gốc giữ ẩm cho cây. 4. KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY VẢI - Bón phân cho cây: Tuổi cây Lượng phân bón cho 1 cây/năm (g) Đạm Lân super KCl 1 100 400 100 2 150 600 150 3 220 900 220   + Hàng năm chia đều làm 4 lần vào các tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11 để thúc cây ra lộc tạo bộ khung tán tốt. + Cách bón: Cuốc 3-4 hố, sâu 5-7 cm, cách gốc 30-40 cm bón phân rồi lấp đất. Có thể hòa với nước để tưới. + Mỗi năm bón bổ sung thêm phân chuồng 30 kg/cây và vôi bột 0,5 kg/cây vào tháng 8. - Cắt tỉa tạo tán: + Khi cây con đạt chiều cao 45-50 cm cần bấm ngọn để tạo cành cấp I. Chỉ để lại 3-4 cành cấp I khỏe và phân bố đồng đều về các hướng. Cành cấp I dài 25-30 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp II. Sau đó tạo cành cấp III, cấp IV bằng phương pháp tương tự. + Tỉa bỏ các cành trong tán, cành sâu bệnh và vặt bỏ quả ở 3 năm đầu để cây sinh trưởng tạo bộ khung tán tốt, thuận lợi cho ra hoa, đậu quả về sau. - Tưới nước: + Cần tưới nước sau khi trồng và tưới đủ ẩm cho cây khi cây lớn để cây có thể cho năng suất cao và phẩm chất tốt. 4. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI - Sâu hại     Sâu đục gân lá, sâu đục cuốn quả, nhện lông nhung, bọ xít, rệp sáp, rệp muội… sử dụng các loại thuốc như: Penalduc 145EC, Rồng Việt, Super King, Chet 700WG, Voiduc,… - Bệnh hại:             Bệnh sương mai, thán thư làm thối và rụng trái non, bệnh chết rũ, bệnh sùi cành,… sử dụng các loại thuốc như: Amity top 500SC, BioRosamil 72WP, Mancozeb, Aviando 50SC,… 5. THU HOẠCH - Thu hoạch khi quả vải chuyển từ màu xanh sang đỏ hồng. Gai quả nhọn chuyển sang thưa, quả mềm có vị thơm. - Thu hái tránh va chạm gây dập quả. Nếu có điều kiện cho phép, ngay sau khi thu hái nên nhúng quả trong nước lạnh tốt nhất là nước đá đang tan trong thời gian 1-3 phút. Sau khi vớt ra phải để ráo rồi mới được đóng gói. Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan Nhu cầu dinh dưỡng của cây vải Đặc điểm sinh trưởng của cây vải Cách xử lý cây Na ra quả trong thân  
Nhu cầu dinh dưỡng của cây vải
CÂY ĂN TRÁI Nhu cầu dinh dưỡng của cây vải
NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY VẢI - Cây vải cần nhiều kali và đạm, sau đó đến lân. Ở thời kỳ cây con cây cần nhiều đạm và lân còn ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển cây vải cần nhiều kali nhất đến đạm và lân. - Do đó, để giúp cây phát triển tốt cần phải hiểu rõ thời điểm cây cần loại dinh dưỡng nào và lượng bao nhiêu để bổ sung đầy đủ và kịp thời cho cây. 1. NHU CẦU DINH DƯỠNG VỀ ĐẠM (N) - Đạm có tác dụng rất lớn trong quá trình phát triển lá, thân, cành và tạo tán của cây vải nên có vai trò quyết định đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây. - Đạm còn có tác dụng lớn đến việc ra hoa, đậu quả, số lượng và trọng lượng quả nên có tác dụng quyết định đối với năng suất quả vải. - Trong một năm nhu cầu đạm của cây vải cao vào thời kỳ sau khi thu hoạch để phục hồi và phát triển cành thu cho việc ra quả ở năm sau (tháng 7-8), sau đó giảm mạnh khi chuẩn bị phân hóa mầm hoa (tháng 12), tiếp tục tăng mạnh vào đầu xuân (tháng 2-3) khi cây phát triển cành xuân, ra hoa đậu quả và giảm dần cho đến trước thu hoạch quả. 2. NHU CẦU DINH DƯỠNG VỀ LÂN (P2O5) - Lân có tác dụng lớn đối với sự phát triển của hệ rễ và khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây vải. Lân thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, hình thành quả, sự hoàn thiện của quả và hạt nên có tác dụng nâng cao năng suất và sớm cho thu hoạch. Lân cũng ảnh hưởng tới phẩm chất của quả vải và đặc biệt còn tăng khả năng chống hạn, chống rét và chống chịu sâu bệnh hại cho cây. - Cây vải thiếu lân có lá tối màu, thiếu nhiều thì ở ngọn lá và mép lá có màu vàng nâu cục bộ và lan dần ra đến gần gân chính. Thiếu lân không chỉ ảnh hưởng xấu đến khả năng hút dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển của cây vải mà còn ảnh hưởng xấu đến việc ra hoa, đậu quả. * Lưu ý: Không bón nhiều lân, vì khi cung cấp quá nhiều lân sẽ làm cho hàm lượng nitơ và kali trong cây giảm, có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. - Trong một năm nhu cầu lân của cây vải cao vào thời kỳ từ sau khi thu hoạch và chuẩn bị phân hóa mầm hoa (từ tháng 7-8 đến tháng 12) sau đó giảm dần cho đến trước thu hoạch. 3. NHU CẦU VỀ DINH DƯỠNG KALI (K2O) - Kali là yếu tố dinh dưỡng mà cây vải cần nhiều nhất. Kali có tác dụng trong việc tổng hợp các chất glucid, giúp cho cấu tạo các mô cứng cáp, vận chuyển sản phẩm quang hợp đến các cơ quan dự trữ của cây được thuận lợi. Kali còn cón tác dụng làm tăng độ ngọt và phẩm chất quả. Kali làm tăng khả năng chịu hạn, chịu lạnh, chịu nóng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, giúp cho quả nhanh lớn và hoàn thiện. - Thiếu kali màu sắc lá hơi nhạt ở ngọn lá có hiện tượng trắng màu tro, khô; mép lá có màu nâu lan dần xuống gốc lá. - Nhu cầu kali của cây vải cũng tăng hàng năm tương tự như đối với đạm. Nhu cầu kali hàng năm của cây vải tăng dần từ sau thu hoạch quả và đạt cao nhất ở thời kỳ cây ra hoa rồi giảm dần từ khi đậu quả cho đến lúc thu hoạch. Công ty cổ phần BVTV Delta Nguồn: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải_Nhà xuất bản Thời đại Bài viết liên quan Đặc điểm sinh trưởng của cây vải Cách xử lý cây na ra quả trong thân        
Đặc điểm sinh trưởng của Cây Vải
CÂY ĂN TRÁI Đặc điểm sinh trưởng của Cây Vải
ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÂY VẢI Tên khoa học: Litchi chinensis 1. NGUỒN GỐC - Vải là loại cây thân gỗ vùng nhiệt đới, có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, tại đó người ta gọi là Lệ Chi, phân bố trải dài về phía nam tới Indonesia và về  phía đông tới Philippines (tại đây người ta gọi nó là alupag). - Vải được trồng nhiều nhất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là Vải Thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, quả vải ở vùng này thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác. 2. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÂY VẢI - Rễ cây vải + Đa số vải trồng bằng cành chiết nên rễ ăn nông, tập trung ở độ sâu từ 0-60 cm . Nhưng cây trồng bằng hạt hoặc cây ghép trồng chỗ đất tốt tầng đất dày, rễ cọc ăn sâu đến 1,6 m, rễ tơ phát triển. + Thông thường, bộ rễ vãi ăn rộng hơn so với tán 1,5 – 2 lần, rễ tơ tập trung ở khu vực hình chiếu tán và ở tầng sâu 0-20 cm, rễ vải trong quá trình sống có nấm cộng sinh giúp cho rễ vải sinh trưởng và hút dinh dưỡng tốt hơn. Nhiệt độ thích hợp cho rễ phát triển 23-26oC, pH thích hợp 6,0-6,5. - Thân và tán cây Cây trưởng thành cao 10-15 m, vải chua, vải sớm tán hình cây rơm, vải thiều tán hình mâm xôi đường kính tán từ 8-10 m. - Sinh trưởng lộc Một năm vải ra được từ 3-5 đợt lộc (xuân 1 đợt, hè 2 đợt, thu 1 đợt và 1 đợt lộc đông) với những cây vải khi chưa cho quả hoặc cho quả không đều thì ra được 4-5 đợt lộc, cây cho quả đều thì một năm có 3 đợt lộc (xuân 1 đợt, hè 1 đợt, thu 1 đợt và không có đợt lộc đông). - Quá trình sinh trưởng và phân hóa mầm hoa của cây vải                 Cây vải trong quá trình sinh trưởng của mình, trước thời kỳ ra hoa đậu quả, có thời kỳ nghỉ sinh trưởng để phân hóa mầm hoa trong mùa đông (tháng 12 - tháng 1), để nghỉ sinh trưởng thực hiện phân hóa mầm hoa vải cần có 1 quỹ khô và lạnh trong thời gian 200 giờ, với nhiệt độ từ 13 độ trở xuống, nếu không có đủ quỹ khô lạnh này thì cây vải sẽ không nghỉ sinh trưởng, tức là tiếp tục ra lộc đông và không thực hiện được quá trình phân hóa mầm hoa dẫn đến vụ xuân của năm sau vải sẽ không ra hoa mà ra lộc. 3. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA CÂY VẢI - Ra hoa, đậu quả trên cây vải + Vải là cây ăn quả ra hoa ở đầu cành, từ khi ra hoa - đậu quả đến quả lớn không có khả năng ra lộc trên cành mang quả, dẫn đến tính ra quả cách năm khá rõ rệt. + Quá trình ra hoa của vải có thể chia thành các thời kỳ: * Thời kỳ xuất hiện mầm hoa * Thời kỳ xuất hiện hoa * Thời kỳ nở hoa và thụ phấn * Thời kỳ tàn hoa và đậu quả + Hoa vải ra ở dạng chùm và thực hiện thụ phấn chéo (giao phấn), có cả 3 loại hoa (hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính) số lượng hoa đực thường lớn hơn rất nhiều so với hoa cái và hoa lưỡng tính, hoa đực nở trước hoa cái nở sau và kết thúc nở là hoa đực, do sự nở lệch pha của hoa đực và hoa cái hoặc hoa đực và hoa lưỡng tính nên quá trình thụ phấn thụ tinh gặp khó khăn, làm cho tỷ lệ đậu quả ở các năm khác nhau, năm đậu nhiều quả, năm đậu ít quả.   - Sinh trưởng của quả Sau khi thụ phấn thụ tinh quả bắt đầu phát triển và chín vào mùa hè cho đến mùa thu. Quá trình lớn của quả có đặc điểm rụng quả vào các thời kỳ sau tàn hoa từ 10-20 ngày, khi quả lớn và khi quả sắp được thu hoạch, đặc điểm này làm hạn chế đến năng suất quả khi thu hoạch, cần có biện pháp kỹ thuật thích hợp với từng loại cây ăn quả để khắc phục hiện tượng rụng quả. 4. YÊU CẦU VỀ SINH THÁI - Yêu cầu về khí hậu + Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng của vải từ 16-28oC thích hợp nhất là từ 24-29oC. Vải chịu lạnh giỏi hơn một số cây ăn quả Á nhiệt đới khác. Cây chiết cành chịu lạnh kém hơn cây ghép trong những năm đầu. + Cây vải không bị ảnh hưởng khi nhiệt độ tới 40oC, dưới 20oC thì cây vải sinh trưởng chậm, dưới 15-16oC thì cây vải ngừng tăng trưởng. Biên độ nhiệt ngày đêm càng lớn thì sự sinh trưởng của vải càng tốt. + Cây vải yêu cầu nhiệt độ tháng 12 đến tháng 1 dưới 13oC để phân hóa mầm hoa.  Năm có mùa đông ít lạnh thì vải ra hoa kém. Nhiệt độ thích hợp cho vải ra hoa thụ phấn thụ tinh là 18-24oC. + Lượng mưa tốt nhất cho cây vải từ 1250-1700 mm mỗi năm. Vải là cây chịu khô hạn giỏi nhiệt độ không quá cao và ẩm độ không khí lớn là điều kiện thuận lợi cho quả vải phát triển. - Ánh sáng: Nắng càng nhiều càng thuận lợi cho sự hình thành hoa vào tháng 2-3 có nắng thì thụ phấn rất tốt. 5. YÊU CẦU VỀ ĐẤT ĐAI - Cây vải không kén đất, thích hợp nhất đất phù sa, có tầng canh tác dày. - Vải trồng bằng cành chiết, bộ phận rễ phát triển kém, nếu trồng trên đồi phải giữ ẩm tốt và cắm cọc buộc cành giữ cho cây khỏi lay gốc để đảm bảo tỷ lệ sống sau trồng cao. Công ty cổ phần BVTV Delta Nguồn: Cẩm nang cây trồng Bài viết liên quan Đặc tính thực vật của cây Điều Kỹ thuật thâm canh cây Điều Cách xử lý cây Na ra hoa trong thân  
Cách thụ phấn bổ sung cho Cây Na sai quả
CÂY ĂN TRÁI Cách thụ phấn bổ sung cho Cây Na sai quả
CÁCH THỤ PHẤN BỔ SUNG CHO CÂY NA SAI QUẢ       Cây Na rất nhiều hoa nhưng tỉ lệ đậu quả thấp, do nhị đực và nhụy cái thường nở lệch pha nhau. Do nhị đực nở trước, phấn tung rất lâu sau đó nhụy cái mới nở quả do đó quả đậu ít, thường nhờ côn trùng thụ phấn. Muốn cho Na sai quả, quả to không bị lép, chất lượng tốt thì cần phải thụ phấn bổ sung bang tay cho Na. 1. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ THỤ PHẤN CHO HOA CÂY NA - “Ống nhựa lấy phấn hoa” có đường kính khoảng 3,5 mm. Có thể sử dụng ống hút uống sữa có kích thước đường kính tương đương. Cắt ống có chiều dài 6-8 cm, tiến hành cắt răng cưa ở 2 đầu ống nhựa, chiều sâu răng cưa khoảng 1 mm, để thuận tiện cho việc lấy phấn hoa. - “Ống nhựa đựng phấn hoa mang đi thụ”: Chọn ống nhựa có đường kính khoảng 4,5 mm. Chiều dài ống khoảng 8 cm. - “Ống tre đẩy hạt phấn hoa” thụ phấn cho cây Na: Vót ống tre thành 2 phần, một phần là tay cầm và một phần có kích thước nhỏ hơn ống nhựa đựng phấn hoa. Sao cho phần ống tre có kích thước vừa lòng trong của ống đựng phấn hoa mang đi thụ và cho chiều dài ngắn hơn khoảng 1,5 mm. 2. CÁCH LẤY PHẤN HOA CHUẨN KỸ THUẬT - Việc lấy phấn hoa tốt nhất vào chiều mát 16 - 17 giờ hoặc sáng sớm từ  6 – 8 giờ sáng. - Nếu cần thụ phấn với lượng hoa nhiều để tăng hiệu suất thụ phấn cho hoa, có thể tập trung lấy hoa Na vào ngày hôm trước rồi lấy phấn hoa tập trung thụ phấn vào hôm sau. Hoặc có thể lấy phấn xong tiến hành thụ phấn luôn, phương pháp này hiệu quả thụ phấn cao, nhưng hiệu suât thụ phấn kém hơn (không thụ phấn được nhiều hoa). - Cách lấy phấn hoa tập trung: Vào thời điểm lấy phấn hoa tốt nhất tiến hành hái các hoa hé nở (3 cánh chuyển sang màu trắng ngà vàng và tách khỏi nhau), hoa mọc ở đầu cành, nên chọn hoa to để chất lượng hạt phấn và số lượng hạt phấn nhiều. Sau khi lấy hoa xong đem gói vào giấy báo đậy kín để qua một đêm. Sáng hôm sau tháo ra lấy hết cuống cánh hoa, còn phần nhị phấn rơi trên mặt báo. Dồn phấn hoa vào ống nhựa đã chuẩn bị ở trên (1) và có thể đem đi thụ phấn cho cây Na. - Cách lấy phấn hoa đơn lẻ: hái các hoa hé nở ở đầu cành, hoa to. Tiến hành hái hết cánh hoa, để lộ phần nhị hoa. Lấy ống nhựa lấy phấn, đưa phần răng cưa vừa vào vị trí phấn hoa xoay nhẹ nhàng, phấn hoa rơi trên mặt báo. Dồn phấn hoa có thể mang mang đi thụ phấn ngay là tốt nhất. 3. CÁCH THỤ PHẤN CHO CÂY NA ĐẬU QUẢ - Thời điểm thụ phấn tốt nhất từ 18h hôm trước đến 9h sáng hôm sau. - Cách thụ phấn: Lấy “ống nhựa đựng phấn hoa mang đi thụ”, cho hạt phấn vào đầy ống nhựa (chuẩn bị ở mục 2). Chọn thụ phấn các hoa bên trong thân là chất lượng quả đậu sau này có giá trị năng suất nhất. Tiến hành thụ khi hoa bắt đầu hé nở, đưa ống nhựa đựng hạt phấn vào bên trong phần nhụy hoa đẩy nhẹ ống tre lên phía trên, phấn hoa nhẹ bám dính vào phần nhụy rồi rút ống nhựa ra khỏi hoa. Sau khi thụ phấn xong có thể bấm cánh hoa để đánh dấu hoa đã được thụ phấn, tránh nhầm lẫn hoa chưa được thụ phấn. Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan Cách xử lý cây Na ra quả trong thân và Na gối Cách tỉa cành – tạo tán cho cây Na    
Cách xử lý cây Na ra quả trong thân
CÂY ĂN TRÁI Cách xử lý cây Na ra quả trong thân
CÁCH XỬ LÝ CÂY NA RA QUẢ TRONG THÂN       Trong quá trình chăm sóc cây Na có rất nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng quả như: tỉa cành tuốt lá, thụ phấn bổ sung kết hợp chăm sóc bón phân hợp lý. Song song đó, kỹ thuật xử lý cho Na ra quả trong thân đang được nhiều nhà vườn áp dụng, bình thường những cây ra quả đầu cành khoảng 125 - 130 ngày cho thu hoạch thì những quả xử lý ra quả trong thân chỉ khoảng 90 - 95 ngày đã cho thu hoạch. Áp dụng kỹ thuật này cũng đã tăng tỷ lệ đậu quả, tăng trọng lượng mỗi quả na lên 300 - 400g  (so với trước đây 200g). Quả Na dai to, đẹp hơn, để được lâu hơn khi quả đã chín khoảng 5 – 7 ngày. QUY TRÌNH XỬ LÝ CÂY NA RA QUẢ TRONG THÂN - Bước 1: Tạo mầm chồi trong thân + Việc này được tiến hành sau khi thu hoạch cắt tỉa hết các cành, thu gọn tán cây Na. Thời điểm đốn cành vào khoảng tháng 9-10 dương lịch hàng năm. Tạo mầm chồi trong thân + Càng thu gọn tán thì tỷ lệ bật mầm trong thân càng nhiều. Sau khi cắt tỉa tán cây xong tiến hành thu dọn tàn dư trong vườn sạch và phun thuốc trừ nấm bệnh lên thân cây để giúp các mắt trên thân sạch bệnh, tạo điều kiện cho mắt bật chồi khỏe. - Bước 2: Tỉa cành mầm chồi trong thân + Thời gian trung tuần tháng 9 -10 dương lịch. Thời tiết thu, không mưa, khi cây Na bắt đầu vàng lá và rụng đi thì đây là thời điểm thích hợp nhất để tiến hành tỉa hết cành tăm, cành sâu bệnh và bấm cành trong thân. + Tất cả cành tăm, cành sâu bệnh, cành nhỏ được cắt tỉa hết tạo độ thông thoáng cho cây Na. Những cành có sức sống thì để lại để xử lý quả trong thân. Lưu ý, chia đều khoảng cách giữa các cành trong thân để khi xử lý ra quả, để khoảng cách quả trong thân đều. Tỉa các cành tăm, cành sâu bệnh - Bước 3: Bấm cành vượt và các cành trong thân xử lý ra chồi mang hoa + Thời điểm trước tết 10 ngày hoặc tết âm lịch xong. + Tiến hành bấm các cành sát với thân càng ngắn càng tốt. Khoảng cách để lại sát cành tầm 1cm. Bấm cành trong thân còn khoảng 1cm + Trường hợp muốn rãi vụ thì có thể tiến hành lựa chọn quả chính. Sau đó khi quả phát triển có kích thước bằng cái chén thì tiến hành bấm cành bên để tạo mầm chồi mới mang hoa, Xử lý thụ phấn để tạo quả vụ sau. Mầm trong thân mang hoa * Lưu ý: Việc tỉa hoa, thụ phấn, đậu quả cần thực hiện sao cho số lượng quả để lại phù hợp với sức sống của cây. Tránh tình trạng để cây mang nhiều quả. Nếu để nhiều quả thì cây dễ bị suy kiệt, thậm chí vụ sau cây không thể ra hoa đậu quả. Cần cung cấp dinh dưỡng cho cây kịp thời giúp cây nuôi quả. Công ty cổ phần BVTV Delta Nguồn: Cẩm nang cây trồng - Hoa quả sạch Hữu Lũng Bài viết liên quan Cách tỉa cành - tạo tán cho cây Na Đặc điểm thực vật Cây Na    
Sản phẩm chất lượng
Sản phẩm chất lượng
Cam kết người tiêu dùng nhận được sản phẩm tốt nhất
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo cung cấp sản phẩm đầy đủ theo nhu cầu sử dụng của khách hàng
Miễn phí Vận chuyển
Miễn phí Vận chuyển
Cho các đơn hàng thuộc tỉnh miền Tây
Giao hàng siêu tốc
Giao hàng siêu tốc
Giao tận nhà hoặc nhận tại cửa hàng
Giỏ hàng
Giỏ hàng của bạn đang trống.
Zalo -  CÔNG TY CP BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA