CÂY RAU MÀU

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHOAI MÔN
CÂY RAU MÀU KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHOAI MÔN
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY KHOAI MÔN Colocasia esculenta 1. Chọn giống    Củ giống tốt là những củ con cấp 1 hoặc cấp 2 có khối lượng 20-30 g/củ, không bị thối, lớp vỏ ngoài có nhiều lông. Mảnh củ giống tốt khi mảnh củ có mầm to bằng hạt đậu đen kèm theo vài sợi rễ ngắn khoảng 0,5-1 cm. - Có 2 phương pháp nhân giống:   + Phương pháp 1: Phá tính ngủ nghỉ của đỉnh củ bằng cách cắt bỏ mầm ngọn, như vậy sẽ làm kích thích các lá mầm bên phát triển sớm. Trong thực tế người ta thường cắt củ cái thành những mảnh củ theo chiều ngang củ hoặc cắt thành mảnh nhỏ kích thước 2x2x2 cm khi đã có mầm bên, đem ủ hoặc giâm chúng riêng rẽ, khi lên cây chồi, ra rễ thì đem trồng.   + Phương pháp 2: Nhân giống bằng cấy mô. 2. Thời vụ - Khoai môn có thể trồng quanh năm, nhưng phổ biến trồng ở 3 vụ chính sau:   + Vụ Xuân Hè: trồng tháng 1-2 dương lịch, thu hoạch tháng 5-6 dương lịch.   + Vụ Hè Thu: trồng tháng 5-6 dương lịch, thu hoạch tháng 8-9 dương lịch.   + Vụ Thu Đông: trồng tháng 8-9 dương lịch, thu hoạch tháng 11-12 dương lịch. 3. Chuẩn bị đất    Khoai môn có bộ rễ ăn nông, thích hợp đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ ở ven sông. Đất phải được cày, bừa kỹ, san bằng phẳng mặt để tránh bị đọng nước. Lên liếp đôi để trồng 2 hàng, liếp rộng 1,8-2 m, xẻ mương giữa rộng khoảng 0,2 m. 4. Gieo trồng - Ươm cây   + Chọn củ con cấp 1 hoặc cấp 2 có khối lượng 20-30 g, không thối hoặc khô ở đít và lớp vỏ ngoài có nhiều lông.   + Ngâm củ giống trong lu có nước ngập xâm xấp, có xử lý thuốc trừ nấm trong vòng 12 giờ, sau đó rửa cho sạch, trải củ giống có lót bao bố nơi mát tránh bị mưa rồi trùm bao lên củ giống thời gian từ 1-3 ngày.   + Liếp ươm có đổ tro trấu, rải củ đều trên mặt liếp, sau đó phủ lớp tro trấu lên mặt có tủ 1 lớp rơm mỏng, sau 12-15 ngày lấy ra trồng, phân loại củ giống theo mầm dài trồng trước và mầm ngắn trồng sau để dễ chăm sóc. - Trồng cây   + Mật độ trồng: Lượng giống cần: 1.200-1.500 củ giống/1.000 m2.   + Khoảng cách trồng: Cây cách cây là 0,6 m và hàng cách hàng 1 m. Rạch hàng hoặc đào hốc để đặt củ, sau đó phủ 1 lớp đất mỏng lên củ, phủ 1 lớp rơm rạ lên để giữ ẩm.   + Xử lý đất: Tưới thuốc trừ nấm cộng với thuốc sâu dạng hạt, có mùi hôi để diệt kiến, dế có trong đất. 3. Chăm sóc - Lượng phân bón cho 1 ha như sau:   + Bón lót: Phân hữu cơ vi sinh: 2 tấn, phân lân (P2O5): 60kg   + Bón thúc      * Lần 1: Đạm (N): 48 kg, Kali (K2O): 32 kg, bón vào giai đoạn cây khoai được 4-5 lá. Bón đều cách gốc 15-20 cm, vun nhẹ và kết hợp lấp phân.      * Lần 2: Đạm (N): 32 kg, Kali (K2O): 48 kg, vào giai đoạn cây khoai 7-8 lá. - Vun xới đất nhẹ theo các lần bón thúc, tránh làm đứt rễ sẽ ảnh hưởng đến năng suất củ. Chỉ xới rảnh liếp và vun đất vào gốc khoai. - Tưới nước: Cần tưới nước giữ ẩm và tưới nước sau khi bón phân để phân dễ tan. 4. Phòng trừ sâu bệnh - Sâu hại    + Sâu xanh: Gây hại lá bằng cách ăn lủng lá làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.   + Rầy mềm: Chích hút dinh dưỡng thân lá và truyền bệnh virus. Chúng gây hại chủ yếu vào cuối vụ, sử dụng thuốc có hoạt chất Imidacloprid, Thiamethoxam, Etofenprox…    + Nhện đỏ: Gây hại chủ yếu vào cuối mùa khô, là lá héo rũ hoặc chết cây con. Phun thuốc có hoạt chất Propargite, Sulfur, Hexythiazox. - Bệnh hại    + Bệnh cháy lá: do nấm Phytophthora colocasiae. Chủ yếu gây hại vào mùa mưa, bệnh xuất hiện đầu tiên là các đốm lá tròn 1-2 cm, sủng nước, màu hơi tím, đốm nâu trên lá, đốm bệnh lớn dần làm cháy cả lá. Phòng bệnh như vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống kháng hoặc ít nhiễm, tránh lây lan cơ học và phun định kỳ 7-14 ngày/lần bằng các thuốc gốc đồng hoặc Ridomyl, Manzate, Dithan.    + Bệnh thối mềm củ: Do nấm Pythium spp. Mầm bệnh tấn công rễ và củ giống làm củ thối mềm và bốc mùi hôi, lá vàng úa, cây héo rồi chết. Phòng bệnh bằng cách luân canh, sử dụng củ giống không nhiễm bệnh, xử lý củ giống và xử lý đất bằng thuốc trừ nấm hoạt chất Carbendazin, Propineb, Bordeaux, Zineb, Chlorothalonil,…    + Bệnh thối củ: Do nấm Sclerothium rolfsii. Cây lùn, củ thối, quanh gốc cây và trên củ có nhiều tơ nấm trắng và hạch nấm trắng. Tưới thuốc trừ nấm khi bệnh xuất hiện như: Thiophanate-methyl, Metalaxyl, Mancozeb, Benomyl…    + Bệnh bướu rễ: Do tuyến trùng Meloidogyne spp. Rễ và củ nổi bướu, củ bị sần, méo mó, cây lùn và lá vàng như thiếu đạm. Phòng trị bệnh dùng giống sạch bệnh, diệt tuyến trùng trong củ bằng cách ngâm trong nước 54oC trong vòng 50 phút. 5. Thu hoạch    Sau trồng 4,5-5 tháng, lúc ruộng khoai có 70-80% lá chuyển sang màu vàng. Chọn ngày không mưa để thu hoạch, nếu thu hoạch khi lá vẫn còn xanh thì không cắt ngay lá mà để nguyên cả cây nơi râm mát trong 5-7 ngày để củ chín sinh lý thêm và đảm bảo chất lượng.     Công ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật Delta
CÂY KHOAI MÔN
CÂY RAU MÀU CÂY KHOAI MÔN
CÂY KHOAI MÔN Tên tiếng Anh: Elephant-ear, Taro, Cocoyam, Dasheen, Chembu, Eddoe. Tên khoa học: Colocasia esculenta (L.) Schott Họ: Araceae (họ Ráy) 1. Đặc điểm thực vật - Khoai môn sọ: Là loại cây thân thảo thường cao từ 0,5-2 m. Cây môn sọ gồm có 1 củ cái ở giữa thường nằm ở dưới đất, từ đó lá phát triển lên trên, rễ phát triển xuống dưới, trong khi củ con, củ nách và các dãi bò phát triển sang các bên.  + Rễ: Hệ thống rễ của loài môn sọ là rễ chùm mọc ở đốt mầm, ngắn và phát triển thành nhiều tầng. Rễ thường có màu trắng hoặc có chưa anthocianin.  + Thân: Cây môn sọ chỉ có thân giả trên mặt đất. Củ cái chính được coi là cấu trúc thân chính của cây (được gọi là thân củ). Trên thân củ có nhiều đốt, mỗi đốt có mầm phát triển thành nhánh.  + Lá: Là phần duy nhất nhìn thấy trên mặt đất, quyết định chiều cao của cây. Mỗi lá được cấu tạo bởi một dọc lá thẳng và một phiến lá.  + Dọc lá: Mập, có bẹ ôm chặt ở phía gốc tạo nên thân giả, bẹ của dọc thường là dạng ôm.  + Củ gồm 3 phần: Vỏ ngoài, vỏ áo và lõi củ (thịt củ). Vỏ ngoài có thể nhẵn, sần sùi hoặc được phủ bằng những lớp vảy thường có màu nâu đậm. Sắc tố trong củ có thể là trắng, trắng xơ vàng, vàng hoặc tắng xơ tím. Kích thước và hình dạng củ rất khác nhau tùy thuộc vào kiểu gen, loại củ giống và các yếu tố sinh thái. Tất cả củ cái, củ con và củ nách có cấu tạo bên ngoài gần như nhau đều có một mầm ở đỉnh và nhiều mầm nách của vô số các lá vảy trên thân củ. 2. Các thời kì sinh trưởng Cây khoai môn là cây thân thảo nhưng nó tồn tại từ năm này qua năm khác nhờ củ cái và củ con. Từ khi trồng đến thu hoạch trải qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn ra rễ mọc mầm    Xảy ra ngay sau khi trồng và tiếp theo là sự phát triển nhanh chóng của chồi (mầm) củ. Khi chồi mầm ra khỏi mặt đất đến khi phát triển lá thứ nhất mất khoảng 15-20 ngày, sau đó trung bình 10-12 ngày xòe 1 lá. Từ lúc lá nhú đến nở hoàn toàn mất 4-5 ngày. Tuổi thọ của lá khoảng 32-37 ngày. Khi ra lá thứ 4, thứ 5 thì lá thứ nhất bắt đầu héo, sau đó cứ được 2-3 lá thì có 1 lá héo. - Giai đoạn sinh trưởng thân lá    Đặc trưng bởi sự phát triển thân lá và thình thành củ cái. Khi tốc độ ra lá nhanh, cũng là lúc diên tích lá tăng nhanh nhất. Sự hình thành củ cái thường bắt đầu xảy ra sau trồng khoảng 3 tháng. Sự hình thành củ con được xảy ra sau đó một thời gian ngắn. Trong giai đoạn này, cây cũng bắt đầu đẻ nhánh phụ. Sự phát triển của chồi và lá sẽ chỉ giảm mạnh vào khoảng sau trồng 5-6 tháng. Vào thời điểm đó, số lá mọc chậm lại, chiều dài của dọc cũng giảm, giảm tổng diện tích lá trên cây và giảm cả chiều cao cây trung bình trên đồng ruộng. - Giai đoạn phình to của thân củ    Thời gian đầu củ cái và củ con phát triển chậm nhưng khoảng tháng thứ 4-6 ( phụ thuộc vào giống ngắn ngày hay dài ngày) khi sự phát triển của chồi giảm, củ cái và củ con phát triển rất nhanh. Cuối vụ, sự lụi đi của rễ và các chồi càng tăng nhanh cho đến khi chồi chính chết. Lúc này thu hoạch củ là thích hợp nhất. Nếu củ không được thu hoạch, chính củ cái và củ con cho phép cây tồn tại qua mùa khô và chúng sẽ nảy mầm, mọc thành cây mới vào thời vụ thích hợp tiếp theo. Những nơi không có mùa khô, sau khi thân tàn, củ lại mọc mầm mới tiếp tục phát triển thêm vài năm nữa.     Công ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật Delta  
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÀ CHUA
CÂY RAU MÀU PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÀ CHUA
  PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÀ CHUA 1. Rầy phấn trắng (Bemisia tobaci):     Thành trùng màu trắng, dài khoảng 2 mm, bay chậm. Ấu trùng rất giống rệp dính, màu trắng trong, được phủ một lớp sáp, ít bò, thường cố định một chỗ chích hút mô cây. Ấu trùng và thành trùng đều chích hút làm lá biến vàng, cây mau suy yếu, giảm năng suất và truyền bệnh khảm do virus. 2. Bọ trĩ, bù lạch (Thrips palmi):     Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại.    Cả 2 đối tượng trên đều phát triển nhanh trong điều kiện nóng và khô, rất nhanh quen thuốc khi phun ở nồng độ cao, hoặc phun thường xuyên định kỳ mà ít thay đổi nhóm thuốc. Chúng truyền bệnh virus làm cây bị ngù đọt, trái bị sượng. Phun mặt dưới lá, mỗi lần một trong các nhóm hoạt chất Emamectin, Abamectin, Imidacloprid, Pymetrozine. Mỗi lần phun kết hợp với dầu khoáng (1-2 ml/L). 3. Dòi đục lòn:     Ấu trùng sống trong lá, đục thành những đường ngoằn ngoèo, dòi đẩy sức dài 3,3 mm. Thành trùng là loài ruồi đen nhỏ, có điểm vàng trên lưng ngực, bay kém nên di chuyển trên ruộng theo hướng gió. Ấu trùng dòi đục lá đục vào trong lá ăn mô lá, chừa lại biểu bì tạo ra những đường ngoằn ngoèo trên lá. Thành trùng - Ấu trùng 4. Sâu xanh đục trái (Heliothis armigera):     Thành trùng là bướm đêm, kích thước to. Trứng đẻ thành ổ có phủ lông vàng, một bướm cái đẻ 200-2000 trứng. Sâu ở phía ngoài thò đầu vào bên trong phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đục thủng trái từ khi còn xanh cho đến lúc gần chín làm thối trái. 5. Sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn (Spodoptera litura):     Sâu non lúc nhỏ sống tập trung ở mặt dưới phiến lá nên gọi là sâu ổ, khi lớn lên phân tán dần, mình có màu xám với khoan đen lớn ở trên phía lưng sau đầu, ăn lủng lá có hình dạng bất định, hoặc cắn đứt ngang thân cây con. Sau đó sâu thường chui vào xống trong đất, ẩn dưới các khe nứt hay rơm rạ phủ trên mặt đất, nhộng ở trong đất. Nên làm đất kỹ trước khi trồng vụ sau để diệt sâu và nhộng còn sống trong đất. Có thể ngắt bỏ ổ trứng hay bắt sâu non đang sống tập trung. 6. Bệnh héo rũ, héo xanh, chết nhát (vi khuẩn Ralstonia solanacearum):     Bệnh thường gây hại trên cây đã trưởng thành hoặc đang mang trái. Đầu tiên là các lá ngọn bị héo vào buổi trưa và tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn không còn khả năng hồi phục. Các lá già khi cây chết có màu vàng và khô. Nếu cây chết chậm hơn, quan sát phần gốc cây vẫn bình thường, nhổ cây lên tách phần võ ra ta thấy có những sọc đen chạy dọc theo thân là do vi khuẩn làm nghẽn mạch nhựa.    Phòng ngừa: Phun thuốc 7 ngày/lần với một số thuốc thuộc các nhóm Oxytetracyline Hrochloride + Streptomycine Sulfate, Protein Amylose, Streptomyces lydicus WYEC 108. 7. Bệnh héo vàng (nấm Fusarium oxyporum):     Cây chết, lá vàng từ gốc lên trên, phun thuốc vào gốc thân các loại thuốc trừ nấm có hoạt chất Mancozeb, Metalaxy, thuốc gốc đồng, … 8. Bệnh thán thư (nấm Colectotrichum phomoides): 9. Bệnh mốc đen lá (nấm Cladosporium fulvum): 10. Bệnh mốc sương, héo muộn (nấm Phytophthora ingestans):     Phun mặt dưới lá và trái luân phiên các loại thuốc trừ nấm có hoạt chất Mancozeb, Metalaxy, Propineb, Oxytetracyline Hrochloride, thuốc gốc đồng, …     Công ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật Delta  
KỸ THUẬT CANH TÁC CÀ CHUA
CÂY RAU MÀU KỸ THUẬT CANH TÁC CÀ CHUA
KỸ THUẬT CANH TÁC CÀ CHUA 1. Chọn giống Savior: Thân sinh trưởng hữu hạn cao 0.81 m, kháng bệnh khảm khá, thịt trái dầy và chắc, trọng lượng trái 60-80 g/trái, trồng được quanh năm, cho thu hoạch 60-65 ngày sau khi trồng, thời gian thu hoạch khoảng 30-40 ngày, năng suất trung bình 3.5-3.5 tấn/1000m2. Red Crow 250, TN148: Thân sinh trưởng bán hữu hạn, cao 1.52 m, cần làm giàn chắc chắn, cây tăng trưởng mạnh, trồng quanh năm, trái phát triển đều, trái tròn, hơi có khía, rất cứng và ít nứt trái trong mùa mưa, trọng lượng trái 70-100 g/trái. Giống cho thu hoạch 65-70 ngày sau khi trồng, thời gian thu hoạch dài, năng suất 3-4 tấn/1000m2. TN 84: Cà chery, khả năng cho trái tốt trong vụ Đông Xuân, dạng cây trung bình, cao khoảng 1.5 m, đậu trái nhiều, cho thu hoạch 65-70 ngày sau khi cấy cây con, dạng trái elip dài, thon, màu đỏ tươi, nặng khoảng 8-12 g/trái, ngon, độ đường 8.5%, trái cứng dễ vận chuyển và bảo quản, cuống trái khó rụng, năng suất 1.5-2 tấn/1000 m2. 2. Thời vụ     Trồng quanh năm Vụ Động Xuân (vụ thuận): Trồng từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, thời tiết mát, đậu trái nhiều, năng suất cao nhất. Vụ Xuân Hè: Trồng từ tháng 1 đến tháng 4, đậu trái kém hơn vụ Đông Xuân, chú ý phòng trị rầy phấn trắng và bù lạch gây bệnh khảm (ngù đọt). Vụ Thu Đông (vụ nghịch): Trồng từ tháng 7 đến tháng 11, mưa dầm dễ bị úng ngập và bị bệnh héo xanh, năng suất thấp nhưng giá cao. 3. Chuẩn bị đất - Lên liếp + Liếp đôi: mặt liếp rộng 1-1.3 m, trồng 2 hàng, lối đi 0.5 m, khoảng cách cây 0.35 m (giống thấp cây) đến 0.5 m (giống cao cây), mật độ 2500-3000 cây/1000 m2, phù hợp trồng trong mùa nắng và loại hình sinh trưởng thấp như cây cà chua F1 giống Savior. + Liếp đơn: Mặt liếp rộng 0.6 m, trồng 1 hàng, lối đi 0.6 m, khoảng cách cây 0.5 m, mật độ 1.600 cây/1000 m2. Thích hợp trồng mùa mưa hoặc loại cây sinh trưởng cao như cà TN 148, Red Crown 250. Sử dụng màng phủ nông nghiệp: Tưới thật đẫm nước trước khi đậy màng phủ, trên 1000 m2 dùng 1.5-2 cuồn màng phủ, chiều dài mỗi cuồn 400 m, khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống. Nếu liếp trồng một hàng dùng màng phủ khổ rộng 1-1.2 m, liếp trồng 2 hàng dùng màng phủ khổ 1.2-1.6 m, nên phủ kín chân liếp thì hiệu quả càng cao, dùng que ghim mé màng phủ tránh gió tốc. 4. Gieo trồng - Lượng hạt gieo cho 1000 m2 là 7-10 gram (330-350 hạt/gram). Hạt gieo trong khay ươm chuyên dùng 15-20 ngày đem trồng, cây con để trễ hơn sẽ dễ đỗ ngã trong mùa mưa. Làm mái che cho cây con khi mưa. - Trồng cây vào buổi chiều mát, nhẹ nhàng để tránh vỡ đất xung quanh rễ, lắp đất vừa ngang miệng bầu đất. Rãi các loại thuốc có mùi hôi (1-2 kg/1000 m2) ngay lỗ trống, tránh dế hay sâu ăn tạp hại cây con. 5. Chăm sóc - Bón phân: Tùy theo loại đất, loại và lượng phân bón trung bình toàn vụ cho 1 ha với công thức nguyên là 215 kg N – 200 kg P2O5 – 210 kg K2O. Bón phân thúc bằng cách vén màng phủ, rãi mỗi lần một bên. - Lượng phân bón cho 1 ha như sau: + Bón lót: Vôi bột 1500 kg + Phân hữu cơ vi sinh 2000 kg + NPK (20-20-15) 300kg. + Bón thúc ngày sau khi trồng (NSKT): 17-20 NSKT: NPK (20-20-15) 150kg + KCl 20 kg + Ca(NO3)2 20 kg. 35-40 NSKT: NPK (20-20-15) 150kg + KCl 30 kg. 55-60 NSKT: NPK (20-20-15) 250kg + KCl 30 kg + Ca(NO3)2 30 kg. 75 NSKT: NPK (20-20-15) 150kg + KCl 20 kg + Ca(NO3)2 20 kg. Cà chua thường bị thối đít trái như mày ốc do thiếu canxi, nếu thấy trái non bị thối nên phun trên lá bằng Canxi Clorua (CaCl2), nồng độ 2-4‰ định kỳ 7-10 ngày/lần từ lúc trái non phát triển. + Tưới nước: Ngay sau khi trồng, gặp nắng mạnh dùng vòi sen tưới 2-3 lần/ngày, vào khoảng 3-5 ngày đầu. Nếu trồng trên nền đất lúa thì áp dụng biện pháp tưới thấm vào buổi chiều mát, cho nước vào rãnh khoảng 1 giờ rút cạn, 3-4 ngày tưới một lần, lúc cây mới trồng mực nước cao cách đỉnh liếp 10 cm, cây càng lớn mực nước càng thấp dần, khi cây mang trái không giữ nước trong rãnh, chỉ giữ cho đất ráo, vừa đủ ẩm để hạn chế bệnh héo xanh. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt. + Làm giàn: Khi cây cao 30-40 cm, cắm cây trụ (cao 1.5 m) dọc theo hàng cà, dạng thẳng đứng như hàng rào hoặc chữ A, khoảng cách giữa 2 cây trụ 3-4 m, giăng dây chì hoặc ni lông, giữ cho cây cà đứng vững. + Tỉa chồi và lá chân: Tỉa bỏ tất cả chồi dại ở dưới vết ghép và tỉa bỏ các chồi gốc khi vừa nhú ra. Nếu cà chua thuộc loại sinh trưởng vô hạn (cây cao hơn 1 m) thì chừa 1-2 nhánh/cây, nếu thuộc loại sinh trưởng hữu hạn (thấp hơn 1 m) thì giữ hết nhánh. Nên tỉa bỏ các lá chân đã già hoặc chuyển sang màu vàng giúp tập trung dinh dưỡng nuôi trái, cây thông thoáng, ít bị sâu bệnh. + Phòng trừ sâu bệnh hại chính: Rầy phấn trắng (Bemisia tobaci), Bọ trĩ, bù lạch (Thrips palmi), Dòi đục lòn, Sâu xanh đục trái (Heliothis armigera), Sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn (Spodoptera litura), …. Đặt bẫy dính màu vàng ngay sau khi trồng để bắt các loại côn trùng có cánh, làm giảm số cây bị ngù đọt, số lượng khoảng 30-40 bẫy/1000 m2. Bệnh héo rũ, héo xanh, chết nhát (vi khuẩn Ralstonia solanacearum), Bệnh héo vàng (nấm Fusarium oxyporum), Bệnh thán thư (nấm Colectotrichum phomoides), Bệnh mốc đen lá (nấm Cladosporium fulvum), Bệnh mốc sương, héo muộn (nấm Phytophthora ingestans): Phun mặt dưới lá và trái luân phiên các loại thuốc trừ nấm có hoạt chất Mancozeb, Metalaxy, Propineb, Oxytetracyline Hrochloride, thuốc gốc đồng, … 6. Thu hoạch     Cà bắt đầu cho thu hoạch 75-80 NSKT (30-35 ngày sau khi trổ hoa) và thu hoạch kéo dài 30-35 ngày, từ 4-7 lứa. Thời điểm thu hái cà tùy mục đích sử dụng, cung cấp cho thị trường gần nên thu khi trái chín đỏ. Nếu phải chuyên chở đi xa nên thu hoạch cà vào giai đoạn trái chín xanh.   Công ty cổ phần Bảo Vệ thực vật Delta
Kỹ thuật trồng hành lá
CÂY RAU MÀU Kỹ thuật trồng hành lá
KỸ THUẬT TRỒNG HÀNH LÁ 1. Thời vụ    Hành lá có thể được trồng quanh năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn mùa mưa. 2. Chuẩn bị đất - Yêu cầu: đất nhiều mùn, thoát nước tốt, ít chua, pH thích hợp từ 6-6,5, nếu pH thấp hơn 5 cần bón thêm vôi và tro bếp. - Đất trồng hành cần được phơi ải, kỹ thuật lên liếp hành thay đổi tùy vào chân đất và tập quán canh tác. Lên liếp vồng cao 35-45 cm, chân liếp rộng 1m. Khoảng cách giữ 2 liếp là 30cm để thoát nước và đi lại chăm sóc. - Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng x cây cách cây: 20 cm x 10 cm 3. Giống hành - Sử dụng giống địa phương, có hai loại gốc thân trắng và gốc thân đỏ có đặc điểm sinh trưởng tương đương nhau, thời gian sinh trưởng 42-50 ngày. + Hành Hương: lá nhỏ, bụi nhỏ, có mùi thơm, năng suất 1 tấn/1000 m2, dễ nhiễm bệnh vàng lá. + Hành Trâu: lá to, bụi lớn, năng suất 1-1,5 tấn/1000 m2, thị trường rất ưa chuộng. + Hành Đá: lá, bụi thuộc dạng trung gian, năng suất 1-1,5 tấn/1000 m2, trồng phổ biến, thị trường rất ưa chuộng, thích hợp trồng dày. - Chọn những bụi hành đồng đều, đúng tuổi, sinh trưởng tốt, không nhiễm sâu bệnh. - Lượng giống: tùy chất lượng cây giống, thường cần khoảng 180-240 kg hành giống/1000 m2. 4. Phân bón - Tổng lượng phân dùng cho 1000 m2: phân chuồng 1-2 tấn + 30 kg tro + 12,5 kg urea + 17,3 kg lân + 8 kg kali. + Bón lót: 1-2 tấn phân chuồng hoai + 30 kg tro + 5 kg kali + Bón thúc * Nguyên tác bón phân thúc: hòa nước, tưới bằng thùng vòi sen. Tưới phân lần đầu tiên khi hành hồi xanh (khoảng 7 ngày sau trồng), 7 ngày tưới phân 1 lần (khoảng 4-5 lần/vụ) tùy theo sinh trưởng của củ hành và tùy theo vụ. Thời gian cách ly  là 10 ngày trước khih thu hoạch. * Có thể sử dụng phân bón theo khuyến cáo  theo bảng 1. Bảng 1: Lượng phân bón cho hành lá theo ngày sinh trưởng Lần bón Ngày sinh trưởng Lượng phân bón (kg/1000m2) 1 7 2,07 kg N 2 14 2,52 kg N + 6,44 kg P2O5 + 0,9 K2O 3 21 3,04 kg N + 3,04 kg P2O5 + 0,9 K2O 4 28 3,06 kg N + 7,82 kg P2O5 + 1,5 kg K2O 5 35 2,07 kg N - Chăm sóc: + Chú ý làm cỏ kịp thời, không để cỏ che phủ hành. + Tưới đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt + Có thể sử dụng thêm một số loại phân bón lá để bổ sung vi lượng và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây hành lá như: Canxi-Bo giúp tăng độ cứng cho lá giảm sâu hại tấn công, trường hợp hành sinh trưởng kém có thể bổ sung Bio Delta chuyên dùng cho rau màu để kích thích sinh trưởng rễ, Tonic-Gold giúp tăng trưởng thân lá cây phát triển mạnh hơn. 5. Phòng trừ sâu bệnh - Các đối tượng sâu hại chính: sâu xanh da láng (xuất hiện sớm và gậy hại đến cuối vụ), dòi đục lá (xuất hiện muộn), sâu ăn tạp, bù lạch,… sử dụng các loại thuốc như  VOIDUC 42EC, RỒNG VIỆT 100WG, B52 DUC 40EC, VDC PENALDUC 145EC,…cần sử dụng thay đổi nhiều loại thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc đặc biệt là sâu xanh da láng và sâu ăn tạp. - Bệnh cháy đầu lá, bệnh đốm tím Alternaria pori,…Sử dụng các loại thuốc như BioRosamil, AMITY TOP 500SC, AVIANDO 50SC,… Bệnh thối nhũn do vi khuẩn sử dụng PYRAMOS 40SL, KASUDUC 3SL 6. Thu hoạch - Tiến hành thu hoạch khi hành lá đủ tuổi (42-45 ngày sau trồng) tùy tình hình sinh trưởng và sâu bệnh.   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan SÂU XANH DA LÁNG RUỒI ĐỤC LÒN (DÒI ĐỤC LÁ, SÂU VẼ BÙA HẠI RAU) SÂU XANH 2 SỌC TRẮNG (SÂU XANH ĂN LÁ) KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA LEO KỸ THUẬT TRỒNG ỚT    
Kỹ thuật trồng rau muống
CÂY RAU MÀU Kỹ thuật trồng rau muống
KỸ THUẬT TRỒNG RAU MUỐNG - Tên khoa học: Ipomoea aquatica thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae). - Giá trị dinh dưỡng: rau muống được biết đến như là rau của chất sắt. Trong 100g phần ăn được của rau muống có đến: 23 Kcal, 3,2 g Protein, 5,6 g Cacbonhydrat tổng kể cả cellulose, 23 mg vitamin C, 380 µg vitamin A. - Sinh thái: Rau muống thích hợp với đất có ẩm độ cao và phát triển tốt nhất ở đất có hàm lượng chất hữu cơ cao. Nhiệt độ thích hợp từ 25-30 0C, ở nhiệt độ dưới 23 0C rau muống phát triển kém và cho năng suất thấp. pH thích hợp cho sự phát triển của rau muống là 5,3-6. 1. Kỹ thuật trồng - Làm đất: cuốc đất chia thành luống rộng 1-1,2 m, đập đất nhỏ, san phẳng. - Mật độ: lượng hạt gieo cho 1000 m2 là 4,5-5 kg. Nếu gieo hàng thì hàng cách hàng 15 cm, nếu vãi  thì sau khi rắc hạt xong, dùng cào trang hạt cào nhẹ để hạt rau lẫn vào đất, sau đó phủ rơm lên rồi tưới ẩm. - Bón phân: + Khối lượng phân các loại bón cho 1000 m2 đất trồng rau muống như sau: 1 tấn phân chuồng + 28,5 kg phân đạm + 30 kg phân lân + 11 kg phân kali. Thời điểm bón (NSKG) Cách bón Liều lượng (%) Đạm Lân Kali Phân hữu cơ 0 Rãi 0 100 100 100 10 Tưới 30 0 0 0 15 Tưới 40 0 0 0 20 Tưới 30 0 0 0 * Chú thích: NSKG: ngày sau khi gieo - Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + phân kali bằng cách rãi đều trên mặt luống, lắp đất trước khi gieo hoặc rắc phân theo hàng trước khi gieo trồng. - Chăm sóc: Khi gieo hạt mọc lên cao 2-3 cm và dùng đất nhỏ vào vun phủ gốc để cho cây con khỏi bị đỗ và ra rễ ở đốt trên cho cây bám chặt vào đất và hút được nhiều chất dinh dưỡng. Cây được 10 ngày thì bón thúc phân bón, sau đó mỗi 4-5 ngày thì bón thúc một lần. 2. Thu hoạch - Sau khi trồng được 20-25 ngày có thể thu hoạch lần đầu. Tùy kiểu thu hoạch, có thể nhổ cả rễ hoặc thu hoạch cắt ngang thân gần gốc cách mặt đất khoảng 2-3 cm để tiếp tục chăm sóc cho thu hoạch vụ sau. Thu hoạch cả rễ 3. Sâu và bệnh hại chính trên rau muống - Sâu hại: Các loại sâu hại chủ yếu là SÂU KHOANG (Spodoptera litura) và sâu baba (miễng kiến) (Taiwannia circumdata). Phòng trừ bằng các loại thuốc như VOIDUC 42EC, VDC PENALDUC 145EC, SUPER KING 500SL, Rồng Việt 100WG,… Sâu baba (miễng kiến) - Bệnh hại: Chủ yếu là bệnh gỉ trắng do nấm Albugo impomoea gây ra và bệnh thối gốc do nấm Rhizoctonia solani. Phòng trừ bằng các loại thuốc như AVIANDO 50SC, BioRosamil, Mancozeb,… Bệnh gỉ trắng   Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan SÂU XANH DA LÁNG RUỒI ĐỤC LÒN (DÒI ĐỤC LÁ, SÂU VẼ BÙA HẠI RAU) SÂU XANH 2 SỌC TRẮNG (SÂU XANH ĂN LÁ) KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA LEO KỸ THUẬT TRỒNG ỚT  
Kỹ thuật trồng rau xà lách xoong
CÂY RAU MÀU Kỹ thuật trồng rau xà lách xoong
KỸ THUẬT TRỒNG RAU XÀ LÁCH XOONG 1. Thời vụ    Xà lách xoong trồng được quanh năm, mùa thuận là trồng vào các tháng giáp tết 11-12 dương lịch, thời tiết mát mẻ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và cho năng suất cao. 2. Chuẩn bị đất - Đất trồng rau cần được cày ải cho đất được tơi xốp và phơi đất 1-2 tuần để diệt mầm bệnh. - Làm luống chìm, rộng 1,2-1,5 m, lối đi giữa luống rộng 20-30 cm, cao hơn mặt luống 10-20 cm xung quanh luống có rãnh thoát nước rộng 10 cm, sâu 15 cm, giúp thoát nước tốt trong mùa mưa. - Trước khi trồng cho nước vào ngập ruộng, làm cho đất tơi lên bùn, sau đó cấy cải hoặc rãi đều lên liếp, đè nhẹ cho ngập nước, ngày hôm sau rút cạn nước cho rau phát triển. 3. Cách trồng - Trồng bằng cây con    Chuẩn bị cây con: hạt sau khi được thu hái xử lý qua nước ấm hoặc ngâm trong nước lã 6-8 giờ rồi tiến hành gieo vào các luống gieo, khi cây con phát triển có chiều cao 5-6 cm thì nhổ cấy vào ruộng trồng. - Trồng từ các đoạn thân    Cắt các đoạn thân trên cây có mang các nốt rễ, thân ở giai đoạn già, dài 8-5 cm sau đó trực tiếp cấy vào các luống trồng. Cần lưu ý các luống này luôn có nước lấp xấp khoảng 1-2 cm. - Mật độ và khoảng cách trồng    Lượng giống cần khoảng 3,5-4 tấn/ha. Khoảng cách giữa hàng cách hàng 5 cm và cây cách cây 5 cm. 4. Bón phân   Lượng phân cần thiết sử dụng cho 1 ha xà lách xoong như sau: - Trồng mới: Super lân (lót): 500 kg, vôi bột: 500 kg, phân chuồng hoai: 5 tấn. - Cải tạo sau thu hoạch: lân vi sinh 200 kg, phân chuồng hoai 2 tấn, NPK 16-16-8: 300-400 kg, phân urea: 40-50 kg. + Cách bón: bón phân lân vi sinh khi vừa thu hoạch xong lứa trước. + Lần 1 (10-15 ngày):  phân chuồng. + Lần 2 (17-20 ngày): phân NPK 16-16-8 bón 100 kg. + Lần 3 (24-28 ngày):  phân chuồng. + Lần 4 (30-35 ngày): phân NPK 16-16-8 bón từ 120-150 kg. + Lần 5 (37-40 ngày): phân chuồng. + Lần 6 (44-47 ngày): phân NPK 16-16-8 bón 150 kg. - Giữa 2 lần thúc phân có thể bổ sung phân bón lá Tonic-Gold, SUPER - RAU, MIX 4.0 và 10 kg Urea. - Tưới nước cho xà lách xoong: cần tưới đủ ẩm cho xà lách xoong, tưới sương trên lá nhiều lần trong ngày, tưới bình quân 30 phút/lần, tưới 10-12 lần/ngày. 5. Phòng trừ sâu bệnh - Sâu tơ (Plutella xylostella Linaeus), SÂU ĂN TẠP (Spodoptera litura Fab.), SÂU XANH DA LÁNG (Spodoptera exigua Hubn). Sử dụng các loại thuốc như: Rồng Việt 100WG, VDC PENALDUC 145EC, VOIDUC 42EC, B52 DUC 40EC. - Bệnh thối nhũn (do vi khuẩn Erwinia carotovora), bệnh thán thư, nổ lá gốc (nấm Colletotrichum sp), bệnh đốm vằn (nấm Rhizoctonia solani). Sử dụng các loại thuốc như: PYRAMOS 70SL, KASUDUC 3SL, AVIANDO 50SC, Amity top 500SC. - Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc của sâu bệnh hại 6. Thu hoạch - Rau cải xà lách xoong sau khi trồng khoảng 30 - 45 ngày sẽ cho thu hoạch lứa đầu. Sau đó cứ 25 ngày thu hoạch cải một lần. Sau khi thu hoạch được khoảng 3 - 4 lứa, nên dùng dao hay kéo cắt trụi gần sát gốc 1 lần và bón phân. Làm theo cách này cây sẽ lên ngọn mới và khỏe mạnh hơn. Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA RAU XÀ LÁCH XOONG KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA LEO KỸ THUẬT TRỒNG ỚT        
Đặc điểm thực vật của rau xà lách xoong
CÂY RAU MÀU Đặc điểm thực vật của rau xà lách xoong
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY RAU XÀ LÁCH XOONG Nasturtium officinale 1. Rễ    Xà lách xoong thuộc loại rễ chùm, đốt thân có mọc rễ phụ để hút nước và chất dinh dưỡng. Nếu đem cây riêng từng đoạn có rễ phụ có thể phát triển thành cây mới. 2. Thân - Xà lách xoong có thân nổi, kéo dài và có thể dài đến 1 m, nhưng thường chỉ có thể nhìn thấy trên 100-150 mm trên mặt nước. Thân cây mọng nước, rỗng và phân nhánh nhiều. - Thân non mềm, xốp dài 20-60 cm, mỗi lóng thân dài 1-5 cm tùy thuộc rất lớn vào thời tiết và sự chăm sóc. Trên thân mỗi mắt có thể mọc một chồi, chồi thân là bộ phân tái sinh cây hay sinh sản dinh dưỡng ở các loài cây thân thảo có sinh sản vô tính, phát triển mạnh về thân, lá khi chồi ngọn bị tổn thương. Chồi xà lách xoong là bộ phận quan trọng quyết định đến năng suất của cây. 3. Lá    Xà lách xoong dạng lá kép có 3-9 lá phụ, lá đỉnh to nhất, lá cải hình tròn nhỏ màu xanh đậm, rìa lá răng cưa. Hai mặt đều nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt. Số lá trên cây cũng góp phần gia tăng năng suất. 4. Hoa    Xà lách xoong là một loại ngây ngày dài, ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng trong ngày dài, người trồng đã chọn các giống ra hoa muộn để giảm thiểu ra hoa trong quá trình sản xuất cây trồng. Hoa mọc thành chùm ngắn ở ngọn thân, màu trắng có 4 lá đài và 4 cánh hoa. Cánh hoa cao 5-7 mm, tiểu nhụy 4 lá đài, 2 lá ngắn. Hoa tự thụ hoặc thụ phấn chéo nhờ côn trùng. 5. Quả    Quả xà lách xoong hình trụ, chứa nhiều hạt màu đỏ. Quả giác cao 2 cm, có 15-20 hạt trên mỗi hàng. Quả giác khi chín nứt theo bốn đường dọc thành hai mảnh vỏ, để giác củ của bầu mang hạt ở lại giữa quả. Giác có cuống ngắn, trong giác có nhiều hạt.   6. Hạt    Hạt xà lách xoong tương đối nhỏ (khoảng 3500 hạt/mỗi gram). Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA LEO QUY TRÌNH CHĂM SÓC CÂY DƯA HẤU KỸ THUẬT TRỒNG DƯA HẤU
Kỹ thuật trồng đậu cove
CÂY RAU MÀU Kỹ thuật trồng đậu cove
KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU COVE Phaseolis vulgaris L. I. GIỐNG - Phân biệt theo dạng hình của cây có 2 loại: + Đậu cove lùn (sinh trưởng hữu hạn): Cây cao trung bình 50cm, năng suất thấp. Nhóm này không có giống địa phương, có một số giống nhập nội thích hợp với vùng ĐBSCL có thể canh tác để phục vụ cho công nghiệp đóng hộp trái tươi. Giống đậu rất thuận lợi cho việc canh tác bằng cơ giới (vì có thể thu hoạch một lần) và dễ trồng xen với hoa màu khác để tăng thu hoạch trên diện tích hoặc trồng ở những nơi khó khăn về cây làm giàn. + Đậu cove leo (sinh trưởng vô hạn): Thân dài 2,5–3 m, trong canh tác phải làm giàn, thời gian sinh trưởng 90-100 ngày, năng suất từ 15-20 tấn/ha. Đậu cove leo được trồng phổ biến ở ĐBSCL từ trước đến nay. Các giống hiện đang được ưa chuộng: * Giống đậu của công ty cây giống Miền Nam, chịu nóng tốt, kháng bệnh tốt, hạt to, đen, hoa màu tím, phát hoa dài, hoa nở 40 ngày sau khi gieo, hoa ít rụng và đậu trái tốt. Trái thẳng, dài trung bình 14-16cm, màu xanh nhạt, phẩm chất ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bắt đầu cho thu trái 50-55 ngày sau khi trồng. * Giống Sư Tử (Lion Seed) của công ty Trang Nông đang được trồng phổ biến ở Cần Thơ, hoa màu tím, trái màu xanh trung bình, chiều dài trái 14-16 cm, đường kính trái 0,7-0,8 cm, hạt già màu đen, trọng lượng trái 15-18 g, chất lượng trái ngon ngọt, có thể trồng quanh năm. - Phân biệt theo màu sắc hạt có 3 loại: + Giống hạt đen: có giống địa phương, Công ty giống Miền Nam, Hai Mũi Tên Đỏ, Trang Nông. Hoa màu tím, thân và cọng lá có vệt tím, lá xanh đậm, tăng trưởng mạnh, đâm chồi tốt, ra hoa nhiều, dễ đậu trái, trái dài màu xanh nhạt và đậm, hạt chậm to nên năng suất cao và phẩm chất tốt, tính chịu nóng cao và kháng bệnh tốt hơn, dễ dàng trồng trong mùa mưa. + Giống hạt trắng: Có giống địa phương, giống Đài Loan, hoa màu trắng, lá xanh trung bình, tăng trưởng yếu, ra hoa đậu trái kém và năng suất kém hơn giống hoa tím. + Giống hạt nâu vàng: Nhập từ Nhật của hãng Takii, hoa trắng, trái xanh nhạt, phẩm chất ngon và rất được ưa chuộng. II. KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU COVE LEO 1. CHỌN GIỐNG + Giống đậu cove của công ty cây giống Miền Nam + Giống Sư Tử (Lion Seed) của công ty Trang Nông 2. THỜI VỤ Vùng ĐBSCL có thể trồng đậu cove quanh năm trên đất chuyên rẫy, nhưng thời vụ chính là Đông Xuân, gieo vào tháng 11-12 dl. 3. CHUẨN BỊ ĐẤT - Chọn đất cao, thoát nước tốt, cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, những nơi đất thấp phải lên liếp cao 15-20 cm, nếu trồng mùa mưa nên lên liếp cao 40-50 cm để dễ thoát nước, đất không bị úng. Nên trồng hàng đơn trên liếp, hàng cách hàng 1,2-1,4 m. Trồng hàng đơn, đậu cho thời gian thu hoạch trái kéo dài hơn so với trồng hàng đôi và dễ dàng chăm sóc. 4. GIEO TRỒNG Lượng hạt giống gieo 30-40 kg/ha, gieo khoảng cách trên hàng 20-30 cm, mỗi lỗ gieo 2-3 hạt. 5. CHĂM SÓC - Bóm phân: Lượng phân bón cho 1 ha Loại phân (kg/ha) Tổng số Bón lót Ngày sau khi gieo 5-10 20-25 45-55 Vôi 500 500 - - - Hữu cơ vi sinh 2000 2000 - - - 16-16-8 500 300 - 200 - Urea 100   20 - 80 DAP 100   30 - 70 KCl 100   - 50 50 - Có thể sử dụng phân bón lá Sapphire phun định kỳ 7-10 ngày/lần ở giai đoạn cây con giúp bộ rễ phát triển mạnh, sử dụng Ruby, Canxi bo phun định kỳ 7-10 ngày/lần vào giai đoạn chuẩn bị ra hoa và đậu trái giúp tăng khả năng đậu trái và dưỡng trái to, đẹp màu. - Tưới nước: Tưới mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc buổi chiều lúc cây còn nhỏ. Tưới thấm khi cây lớn vì lúc này cây phát triển tối đa, bộ lá lớn, phiến lá to, cây yêu cầu nhiều nước. Thiếu nước cây phát triển kém, trái nhỏ, mau già nhiều xơ, giảm năng suất và phẩm chất trái tươi. - Làm giàn: Khi cây bỏ vòi thì bắt đầu làm giàn (sau khi bón thúc lần 2) có thể dùng tre, trúc để cắm giàn, thân đậu bò dài hơn 3m. 6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH - Sâu hại + Dòi đục lòn (Liriomyza trifoli): Ấu trùng của ruồi nằm ở phần trên của vách tế bào và dưới lớp biểu bì của lá, chúng gây hại bằng cách đục những đường hầm kín màu trắng và nhỏ, những đường hầm này sẽ rộng ra khi ấu trùng lớn. Chúng có thể gây cho lá bị khô, làm giảm khả năng quang hợp, kết quả là ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của trái. Khi dịch hại nặng có thể gây chết dây, và mật số dòi thường phát triển mạnh theo sự tăng trưởng của dây và càng nghiêm trọng về cuối vụ. + Sâu đục trái (Maruca testulalis): Phá hại lúc trái non đang phát triển. Phòng trừ nên phun sớm thuốc Vua sâu ở giai đoạn trổ hoa. + Rầy mềm (Aphis spp.): Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ, dài khoảng 1-2 mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non, từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn dây đậu chùn đọt và lá bị vàng. Rầy truyền các loại bệnh do virus gây ra như khảm vàng. Phun thuốc trừ rầy Chet 555 để phòng trừ. - Bệnh hại + Bệnh héo cây con do nấm Rhizoctonia solani chủ yếu gây hại ở giai đoạn cây con. Gốc thân cây bệnh có sợi nấm màu trắng dễ nhận thấy vào buổi sáng, hạch nấm tròn đường kính 1-2 mm màu nâu. + Bệnh héo cây con do nấm Fusarium oxysporum f. sp. phaseoli gây ra, bệnh thường xuất hiện sớm khi cây mới mọc mầm. Rễ cái cây nhiễm bệnh bị mất màu, dần dần chuyển sang nâu, nứt nẽ, rễ nhánh mọc trên phần rễ bị mất màu và ăn lan trên mặt đất. Nấm tồn tại trong đất 5 năm, do đó nếu trồng liên tục đậu sẽ làm gia tăng mật số nấm mỗi năm. => Bón vôi trước khi gieo hạt. Phun Biorosamil khi vừa xuống giống cây con và 10 ngày sau phun lại lần nữa để phòng trừ 2 bệnh trên. + Bệnh đốm vi khuẩn (cammon blight) do vi khuẩn Xanthomonas phaseoli. Bệnh gây các đốm cháy rộng trên lá, trái đậu có những đốm nhỏ, xanh nhạt, nhũn nước, sau đó trở nên nâu và khô, trái có hình dạng bất thường. Trong điều kiện ẩm độ cao, đốm bệnh sinh sản nhiều bào tử. Sử dụng Pyramos 40SL hoặc Kasuduc 3SL phun khi cây vừa chớm bệnh, và vào đầu mùa mưa. + Bệnh đốm lá do nấm Cercospora canescens và C. cruenta. Đốm bệnh trên lá gây bởi C. canescens thì tròn đến hơi có góc cạnh với tâm màu nâu, viền xung quanh màu nâu đỏ. Đốm bệnh do C. cruenta gây trên thân trái chín, đốm có màu nâu đến màu rỉ sét, hình dạng kích thước không đều, nấm phát triển ở mặt dưới lá và nơi vết bệnh có thể rách. + Bệnh phấn trắng (Downy mildew) do nấm Erysiphe poligoli. Vết bệnh đầu tiên là đốm mất màu, dần biến thành trắng xám, lá non cuốn lại, chuyển sang vàng và rụng, trái còi cọc. Bệnh thường phát triển vào giai đoạn cuối thu hoạch. =>Phòng trị: Phun Aviando 50SC hoặc BioRosamil khi cây vừa chớm bệnh.  * Sử dụng Amity Top 500SC phun định kỳ 10 ngày 1 lần ở giai đoạn cây trưởng thành đến khi cho trái để phòng ngừa các dịch bệnh gây hại trên đậu cove. Ngưng sử dung thuốc trước khi thu hoạch từ 15-20 ngày. 7. THU HOẠCH Sau khi trồng 50-55 ngày bắt đầu thu hoạch, có thể thu hơn 10 lứa tùy theo cách chăm sóc. Nên thu đúng lúc, khi vỏ trái có màu xanh mượt và hạt mới tượng, nếu để trái già sẽ cứng, có nhiều xơ, phẩm chất kém. Công ty cổ phần BVTV Delta
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa leo
CÂY RAU MÀU Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa leo
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA LEO 1. Chọn giống Giống dưa leo TN123, TN456, HS636, CN527, Galaxy…sinh trưởng khá, ra nhánh mạnh, bắt đầu cho thu hoạch 33 – 35 ngày sau khi gieo, trái suông đẹp, trung bình dài 14 – 18 cm, nặng 80 – 100 g, vỏ màu xanh trung bình, thịt chắc, phẩm chất ngon, dòn và năng suất trung bình 3 – 5 tấn/ 1000m2. 2. Thời vụ - Có thể trồng quanh năm, tốt nhất là trồng vào vụ Đông Xuân (từ cuối tháng 10-2 dl) hoặc đầu mùa mưa (tháng 5-7 dl). Tuy nhiên, ở ĐBSCL hình thành 3 mùa như sau: + Vụ Hè Thu: Gieo tháng 5-6, thu hoạch tháng 7-8 dl. + Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10-11, thu hoạch tháng 12-1 dl. + Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 1-2, thu hoạch tháng 3-4 dl. 3. Chuẩn bị đất - Liếp cao trung bình 15-25 cm, rộng 1m và lối đi 0,5 m, mùa mưa lên liếp cao hơn mùa nắng, sử dụng màng phủ nông nghiệp khổ rộng 1,4 m, phủ kín chân liếp. Bón phân lót và tưới thật ướt mặt liếp trước khi đậy màn phủ. - Rãi phân lót rộng khoảng 50 cm tập trung ở giữa liếp. 4. Gieo trồng a/ Chuẩn bị cây con - Hạt dưa leo nảy mầm rất nhanh, mùa nắng có thể gieo hạt thẳng ngoài đồng, mùa mưa nên gieo cây con trong bầu 5 – 7 ngày đem trồng để hạn chế hao hụt cây con. - Khoảng cách cây trên hàng 0,3-0,4 m, mật độ khoảng 1800 – 2500 cây/ 1000 m2, lượng giống 80-100 g. b/ Trồng cây - Rải một ít đất mịn hoặc tro trấu hoặc trấu mục vào trong lỗ (Không nên dùng nhiều tro trấu, nhất là trong mùa nắng vì sức nóng của màng phủ và của tro làm cây con sinh trưởng yếu). - Xử lý côn trùng (dế, sâu ăn tạp…) bằng thuốc hạt có mùi hôi xung quanh gốc sau khi trồng cây. Phun Unizebando (hoạt chất Mancozeb và Metalaxyl) ngừa bệnh chết gục cây con. c/ Chăm sóc - Bón phân: Tổng lượng phân bón cho 1 ha dưa leo là: 800 kg hỗn hợp (16-16-8), 50kg Urê, 50kg Kali, 1000-2000 kg phân hữu cơ vi sinh và 500 kg vôi. Bảng: Lượng phân bón và thời điểm bón cho dưa leo vùng ĐBSCL. Loại phân (kg/1000m2) Tổng lượng bón Bón lót Bón thúc (18-20 NSKG) Bón nuôi trái (35-40 NSKG) Vôi 50 50 - - Phân hữu cơ vi sinh 200 200 - - 16-16-8 80 30 20 30 KCl 5 - 2 3 Urê 5 - Chia nhiều lần tưới NSKG: Ngày sau khi gieo - Bón lót: Rãi vôi bột trước khi lên liếp 5-7 ngày, sau đó rãi toàn bộ phân hữu cơ vi sinh hoặc trộn Humic 9999 với 300kg NPK 16-16-8 rãi đều lên liếp theo hàng, nơi đặt cây con. Humic giúp đất tơi xốp, giảm thất thoát phân. - Lượng phân còn lại (ngoài 2 lần bón thúc) chia ra làm nhiều lần tưới, số lượng tăng dần theo nhu cầu của cây. - Phân Urea tưới trước và sau khi bón thúc lần I, kích thích sinh trưởng thân lá. - Phun phân vi lượng Sapphire hoặc Bio Delta trước bón thúc lần 1 kích thích phát triển bộ rễ khỏe, tăng khả năng hút nước và chất dinh dưỡng. Phun phân vi lượng Ruby sau khi bón thúc nuôi trái lần 2 dưỡng trái đẹp màu, tăng năng suất. - Tỉa chồi, lá: Tỉa bỏ chồi yếu, bỏ lá chân, lá già và lá bị sâu bệnh cách ly khỏi ruộng sản xuất. - Làm giàn: khi cây bắt đầu có tua cuốn (15-20 ngày sau khi gieo) cắm giàn hình chữ A, hoặc giàn bằng cao khoảng 2m, giăng lưới hoặc dây gân cho tua cuống của dưa leo dễ bám. 5. Phòng trừ sâu bệnh chính - Bọ dưa, bù lạch, rầy mềm, rầy phấn trắng, dòi đục lòn: Nên trồng đồng loạt, kiểm tra ruộng dưa thường xuyên để phát hiện sớm, luân phiên thay đổi thuốc trừ sâu thế hệ mới nhóm Abamectin, Emamectin như Rồng việt kết hợp Penalduc 145EC, Anh hung diệt sâu,... - Bệnh héo cây con, thán thư bệnh bã trầu, nứt thân chảy nhựa héo rũ: Phun Nhóm Mancozeb, Metalaxyl như: BioRosamil, Mancozeb, Manco Nhật, …   - Bệnh đốm do vi khuẩn trên lá và trái dùng Pyramos 40SL, Kasuduc 3SL. Thuốc trừ nấm bệnh, vi khuẩn: https://congtydelta.com/danh-muc/329/thuoc-tru-benh 6. Thu hoạch Dưa leo ăn trái tươi, thu hoạch lúc trái trông ngon nhất. Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan Đặc điểm thực vật của cây dưa leo: https://congtydelta.com/bai-viet/101/dac-diem-thuc-vat-cua-cay-dua-leo Kỹ thuật trồng dưa hấu: https://congtydelta.com/bai-viet/61/ky-thuat-trong-dua-hau    
Đặc điểm thực vật của cây dưa leo
CÂY RAU MÀU Đặc điểm thực vật của cây dưa leo
CÂY DƯA LEO Tên tiếng Anh: Cucumber Tên khoa học: Cucumis sativus L. Họ bầu bí: Cucurbitaceae 1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT - Dưa leo là cây thân thảo hằng niên. Bộ rễ phát triển yếu nhất so với các cây trong họ bầu bí, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30-40cm. Thân dài trung bình 1-3 m, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít hay nhiều tùy giống. Thân chính thường phân nhánh, cũng có nhiều dạng dưa leo hoàn toàn không thành lập nhánh ngang. Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống. Các giống canh tác ngoài đồng thường dài từ 0,5-2 m, giống trong nhà kính có thể dài 5m. Sự phân nhánh của dưa còn tùy thuộc nhiệt độ ban đêm. Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lập nhiều rễ bất định. - Lá đơn to, mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với cuốn lá rất dài 5 -15cm, rìa lá nguyên hay có răng cưa. Lá trên cùng cũng có kích thước và hình dáng thay đổi. - Hoa đơn tính đồng chu hay biệt chu. Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt, hoa đực mọc thành cụm từ 5 – 7 hoa, dưa leo cũng có hoa lưỡng tính. Có giống trên cây có cả 3 loại hoa và có giống chỉ có 1 loại hoa trên cây. Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở. Các giống dưa leo trồng ở vùng ĐBSCL thường ra hoa sớm, bắt đầu ở nách lá thứ 4-5 trên thân chính, sau đó sẽ nở liên tục trên thân chính và nhánh. Hoa đực và hoa cái - Trái lúc còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi. Trái từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hay không có hoa văn (sọc, vệt, chấm) khi chín trái chuyển sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh. Trái tăng trưởng rất nhanh, tùy theo giống, có thể thu trái từ 8 – 10 ngày sau khi hoa nở. Phẩm chất trái không chỉ tùy thuộc vào thành phần cấc chất dinh dưỡng trong trái mà còn tùy thuộc vào độ chặt của thịt trái, chiều dày vỏ, thịt trái và hương vị trái. - Hạt có màu trắng ngà, trọng lượng 1000 hạt từ 20-30g , trung bình có từ 200-500 hạt trên trái. 2. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH a/ Nhiệt độ - Dưa leo cũng giống như hầu hết các loại cây khác trong họ dưa bầu bí rất mẫn cảm với sương giá và đặc biệt là nhiệt độ thấp dưới 0oC. Dưa leo thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng là 30oC vào ban ngày và 18-21oC vào ban đêm. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm cây ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ 35-40oC cây sẽ chết. Khi nhiệt độ dưới 15 oC cây mất cân bằng giữa quá trình đồng hóa và dị hóa. Do nhiệt độ quá thấp phá vỡ quá trình trao đổi chất thông thường và một số quá trình sinh hóa bị ngừng trệ, toàn bộ chu trình sống bị đảo lộn dẫn đến cây tích lũy độc tố. Nhiệt độ thấp kéo dài số lượng độc tố sẽ tăng lên làm chết các tế bào. - Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng, ra hoa của cây dưa leo mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình thụ phấn, thụ tinh. Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt phấn là 17-24oC. b/ Ánh sáng - Dưa leo là cây ưa sáng ngày ngắn, cây thích hợp cho sinh trưởng và phát dục ở thời gian chiếu sáng từ 10-12 giờ/ ngày. Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, hoa cái xuất hiện muộn hơn. Ánh sáng thiếu và yếu cây sinh trưởng, phát triển kém, năng suất thấp và chất lượng giảm. c/ Nước - Dưa leo là cây chịu úng kém. Tuy nhiên, do có lá to, diện tích lá lớn thoát nhiều hơi nước đồng thời trái chứa nhiều nước nên cần lượng nước rất lớn đặc biệt trong giai đoạn ra trái và thu hoạch. Hàm lượng trong thân lá tươi của dưa leo là 93,1%, trong trái là 96,8% do đó, không thể xem nhẹ việc cung cấp nước cho loại cây trồng này vì nó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cũng như năng suất sau này. Đất khô hạn, hạt nảy mầm chậm, thân lá sinh trưởng kém. Đặc biệt thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện trái di dạng, trái bị đắng. Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viết liên quan Kỹ thuật trồng dưa hấu: https://congtydelta.com/bai-viet/61/ky-thuat-trong-dua-hau      
Bệnh chết gục cây con
CÂY RAU MÀU Bệnh chết gục cây con
BỆNH CHẾT GỤC CÂY CON Tác nhân: Rhizoctonia solani. Ký chủ: bệnh gây hại cho nhiều loại cây trồng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng như: Lúa, khoai lang, dưa leo, dưa hấu, cải ngọt, mè..... 1. TRIỆU CHỨNG - Một số hiện tượng khi cây bị nhiễm bệnh: chết gục cây con, thối rễ, thối gốc, thối thân, thối quả. + Chết gục cây con: Cây con có thể bị hại trước hoặc sau khi mọc khỏi mặt đất. Trước khi nẩy mầm, bệnh gây chết đỉnh sinh trưởng. Sau khi nẩy mầm, nấm gây ra các vết bệnh màu nâu đậm, nâu đỏ hoặc hơi đen ở gốc cây sát mặt đất, phần thân non bị thắt lại, trở nên mềm và cây con bị đổ gục và chết. Triệu chứng chết gục cây con + Bệnh có thể xuất hiện gây hại ở cả cây trưởng thành gây hiện tượng thối rễ hoặc thối gốc thân khi điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho nấm phát triển. + Ở gốcthân, triệu chứng ban đầu là vết lõm màu nâu hoặc hơi nâu đỏ sát mặt đất, vết bệnh có thể lan rộng quanh gốc thân và lan xuống rễ, gốc thân bị lở loét. Triệu chứng ở cổ rễ cây con + Khi vườn bị nhiễm bệnh, trong điều kiện nóng ẩm nấm cũng có thể xâm nhập vào quả gây thối quả. Các quả gần mặt đất dễ nhiễm bệnh hơn. 2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN - Bào tử nấm tồn tại lâu trong đất, các tàn dư cây bệnh và phát tán nhờ nước, động vật, con người. - Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa mưa trên các vùng đất thoát nước kém. - Nấm có thể lưu tồn trong đất dưới dạng hạch nấm. 3. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ - Cần có thời gian phơi đất giữa 2 vụ ít nhất 2 tuần. Làm đất kỹ, xử lý đất bằng vôi. - Bón phân hữu cơ hoai mục cho đất. - Sử dụng thuốc đặc trị với hoạt chất Hexaconazole như Aviando 50SC. Tốt nhất nên phun thuốc phòng bệnh ở giai đoạn cây con hay khi mới chớm bệnh. Công ty cổ phần BVTV Delta Bài viêt liên quan Bệnh héo muộn trên cà chua: https://congtydelta.com/bai-viet/84/benh-heo-muon-tren-ca-chua Bệnh héo rũ trên cà chua: https://congtydelta.com/bai-viet/85/benh-heo-ru-tren-ca-chua Bệnh héo rũ trên cây dưa hấu: https://congtydelta.com/bai-viet/62/benh-heo-ru-tren-cay-dua-hau Bệnh héo xanh trên cây ớt: https://congtydelta.com/bai-viet/67/benh-heo-xanh-tren-cay-ot  
Sản phẩm chất lượng
Sản phẩm chất lượng
Cam kết người tiêu dùng nhận được sản phẩm tốt nhất
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo nguồn cung
Đảm bảo cung cấp sản phẩm đầy đủ theo nhu cầu sử dụng của khách hàng
Miễn phí Vận chuyển
Miễn phí Vận chuyển
Cho các đơn hàng thuộc tỉnh miền Tây
Giao hàng siêu tốc
Giao hàng siêu tốc
Giao tận nhà hoặc nhận tại cửa hàng
Giỏ hàng
Giỏ hàng của bạn đang trống.
Zalo -  CÔNG TY CP BẢO VỆ THỰC VẬT DELTA