• 0
  • 0

Giỏ hàng

Cách khắc phục ngộ độc phèn trên ruộng lúa

CÁCH KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC PHÈN TRÊN RUỘNG LÚA

- Đất phèn là đất có chứa các vật liệu sinh phèn thành phần chủ yếu là sulphat sắt và nhôm (pH < 4). Khi quan sát màu nước trong ruộng, biểu hiện rõ là ở các gốc ruộng hoặc quanh bờ, mặt nước có váng màu đỏ thì có thể hiểu ngay ruộng đó do phèn sắt gây ra là chủ yếu, có nơi gọi là phèn nóng. Còn ở những ruộng mặt nước trong xanh, đất quanh bờ có màu xám ít thấy cỏ mọc hoặc chỉ thấy có cỏ năn mọc lác đác từng chòm thì ruộng đó nghiêng về phèn nhôm, có nơi gọi là phèn lạnh.

- Cây lúa rất mẫn cảm với phèn, nhất là cây lúa từ giai đoạn mạ đến 30 ngày sau khi sạ.

- Ở ĐBSCL, nhóm đất phèn phân bố tập trung chủ yếu thành các vùng: (1) vùng phèn Tứ Giác Long Xuyên – Hà Tiên, (2) Vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, (3) Vùng phèn phía Tây sông Hậu và khu vực trũng giữa sông Tiền và sông Hậu và (4) Vùng phèn mặn Bán Đảo Cà Mau và ven Vịnh Thái Lan.

1. Cách nhận diện lúa bị ngộ độc phèn

- Ruộng lúa bị xì phèn, lá lúa ngả màu vàng nhất là phần trên của lá và chót lá bị cháy khô. Bụi lúa lùn, đâm chồi kém.

Lá lúa bị ngộ độc phèn

Bụi lúa bị ngộ độc phèn

- Đặc biệt bệnh đốm nâu phát triển mạnh trên lá lúa của ruộng bị xì phèn. Bứng bụi lúa lên và rửa sạch rễ, rễ ngã màu vàng và xù xì, nếu vuốt dưới ngón tay sẽ cảm thấy nhám.

2. Nguyên nhân của ngộ độc phèn

- Phần lớn ở ĐBSCL có tầng phèn tiềm tàng hay gọi là tầng sinh phèn. Mức độ phèn nhiều hay ít tùy thuộc vào độ nông, sâu của tầng sinh phèn.

- Nếu tầng sinh phèn ở sâu, ví dụ, nằm dưới mặt đất 1-2m hoặc sâu hơn thì luôn được ém trong tầng thủy cấp (tầng nước trong đất) nên sẽ không có hiện tượng xì phèn.

- Còn những ruộng có tầng sinh phèn ở nông (cạn), ví dụ chỉ cách lớp đất mặt 20 - 30cm thì khi đất bị khô mực thủy cấp bị rút xuống sâu dưới tầng sinh phèn, không khí theo xuống đến tầng này làm cho chất sinh phèn hoạt động và theo đất khô xì lên mặt. Chất phèn hòa với nước (nước mưa hoặc nước bơm vào) thành nước phèn, rất chua và có độ pH<4 và khi rễ lúa gặp nước chua này sẽ không hấp thu được chất đạm.

3. Tác hại của phèn

- Khi ruộng lúa bị xì phèn, rễ lúa bị hại vì độ chua của phèn và các ion sắt và nhôm bao quanh rễ làm cho rễ không hấp thu được dinh dưỡng. Ruộng lúa bị èo ọt, lùn, đâm chồi kém và cuối cùng cho năng suất thấp. Nếu phèn nặng có thể gây chết lúa.

Ruộng lúa bị ngộ độc phèn

4. Cách khắc phục ngộ độc phèn

a/ Biện pháp ngừa xì phèn

- Rửa phèn trước khi vào vụ mới.Cài ải, đưa nước vào ruộng để yên một đêm, hôm sau tháo cạn nước rồi tiến hành làm đất.

- Đánh rảnh xả phèn trong ruộng.

Đánh rảnh xả nước

b/ Cách khắc phục khi bị ngộ độc phèn

- Bước 1: Cho nước vào ngập ruộng rồi tháo nước ra (đưa các chất độc ra ngoài). Sau đó đưa nước mới vào toàn ruộng.

- Bước 2: Bón phân lân (nên bón các loại phân lân nung chảy, lượng dùng từ 150-250 kg/ha tuỳ trường hợp bị nhiễm phèn nặng hay nhẹ). 

- Bước 3: Bón phân lân (vào đất) kết hợp Bio One cho lúa đủ sức hồi phục nhanh.

* Gợi ý các sản phẩm như: Saphire, Bio Delta phun với liều lượng 50ml/ bình 25 lít giúp giải độc phèn, ngộ độc hữu cơ, kích thích bộ rễ phát triển mạnh.

   

Phân bón : https://congtydelta.com/danh-muc/330/phan-bon

- Bước 4: Chờ đợi (3 - 5 ngày) cho đến khi nhổ cây lúa lên thấy rễ trắng ra là được (chứng tỏ cây lúa đã hồi phục).

- Bước 5: Bón phân, nếu bón DAP lượng dùng 50 - 100kg/ha. Có thể bón vôi cho ruộng lúa, nên bón vôi trước khi bón phân các đợt (bón vôi ngày hôm trước, hôm sau bón phân), khi bón ruộng phải có nước, lượng dùng từ 300 - 500kg/ha sẽ làm tăng hiệu quả của phân bón trên ruộng phèn nặng.

 

 

Công ty cổ phần BVTV Delta

Bài viết liên quan

Cách khắc phục ngộ độc hữu cơ trên lúa: https://congtydelta.com/bai-viet/92/cach-khac-phuc-ngo-doc-huu-co-tren-lua

Phòng trị bệnh lem lép hạt trên lúa: https://congtydelta.com/bai-viet/91/phong-tri-benh-lem-lep-hat-tren-lua

Bệnh đốm vằn: https://congtydelta.com/bai-viet/88/benh-dom-van

Bệnh đạo ôn: https://congtydelta.com/bai-viet/87/benh-dao-on

Bệnh cháy bìa lá: https://congtydelta.com/bai-viet/89/benh-chay-bia-la-lua